Nhà văn Cao Duy Thảo - Ảnh: Internet
Qua cánh cửa khép hờ cô bé nhìn thấy: Thằng cu con đỏ hỏn đang được tắm rửa ở buồng trong, khóc oa oa trên lòng bàn tay của một bà lão. Bên ngoài, phía gần cửa chính dùng làm nơi tiếp khách, có hai bác người lớn trạc tuổi ba nó đang ngồi uống trà. Một bác người xương xẩu, mắt to. Bác kia thì lại khá mập mạp, cằm đầy râu tua tủa. Hai bác cứ ngồi nói chuyện mãi miết như không hề hay biết lúc đó thằng cu con đang khóc và dãy đạp cật lực. Bác người mập mạp nói: - Xin chúc mừng anh. Con so mà ba cân hai là cứng cáp ra trò. tướng thằng này lớn lên cầm súng tốt. - Sao? Đến hai mươi năm nữa ấy à? - Bác người xương xẩu buông ngay cái ly khi tay vừa chạm tới - Thực sự là tôi muốn được thấy nó làm một công việc khác, một nghề thật có ích và lương thiện nào đó, có thể như một thợ quét sơn chẳng hạn… Cô bé thầm nghĩ: Thằng cu con thích thật. Còn lâu mới lớn, thế mà đã được hai bác hứa cho bao nhiêu thứ. Nhưng mà tụi con trai nghịch lắm bác ơi, chẳng thứ gì giữ cho được lâu!... Và ngoài những điều như thế, cô bé đã không sao hiểu hết những lời nói dài dòng của hai bác. Bác người mập mạp lại nói tiếp: - Chắc anh còn nhớ năm tụi mình xuống tàu tập kết ra Bắc, cả hai đều mới mười một tuổi. Hồi bấy giờ không ai nghĩ rằng ở vào lứa tuổi như tụi mình, nếu mười năm sau trở lại, thì không phải để làm cái việc như người ta thường gọi là xây dựng hòa bình, mà là để làm một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm thêm mười năm nữa? - Bất ngờ, hả? - Bác người xương xẩu nói - Không hoàn toàn hẳn như vậy. Ai mà tin được miệng lưỡi của thằng đế quốc. Chẳng qua chỉ là chuyện cực chẳng đã phải làm, và lớp tụi mình đã tự nguyện làm tốt. Còn như chuyện tương lai, tôi không thể hứa cho con tôi một đám cháy. Việc đó lại khác. Lớp chúng nó rồi sẽ biết xử sự đó, anh à. Chúng nó sẽ khỏe mạnh hơn, trong sáng và hiểu biết hơn lớp tụi mình bây giờ. Chẳng lẽ tụi mình lại không tin cậy ở chúng nó? - Ồ… - Bác người mập mạp cười lớn - Tôi thấy thằng cu con có thể được như thế lắm! Kìa, anh nghe nó khóc đấy! Hai người thốt nhiên im lặng. Trong khi đó tiếng khóc oa oa của thằng cu con tràn ngập khắp gian nhà. Cô bé mở to hai mắt và trở nên ngơ ngác thật sự. Không thể hiểu nổi hai bác người lớn ấy nói những gì, nhưng qua nét mặt nghe chừng rất nghiêm trọng. Ở nhà, nó đã được mẹ dặn rồi: “Cấm gái không được hóng chuyện của người lớn!” Còn bây giờ thì hai bác người lớn ấy lại ngồi im lặng. Dường như phải làm từng ấy chuyện là chán lắm, nên một lúc sau bác người xương xẩu đã đứng dậy, đi thẳng vào buồng trong. Thằng cu con lúc này được bà lão quấn tã, hơ trên trã lửa. Bác người xương xẩu cúi xuống vụng về bế nó lên tay, ấp mặt nó vào ngực mình, rồi dồi cao lên trước mặt. Thằng cu con nín thít mắt lim dim, hai cánh mũi lúc lúc chun lại. - Tôi xin đa tạ đất đai sông núi và những người mẹ, cái mà chúng ta thường gọi là Tổ quốc… Câu đó ở đâu, anh? - Bác người xương xẩu bỗng hỏi và trao thằng cu con lại cho bà lão. Rồi bác ấy quay ra, cười cười nơi miệng, nhưng lạ thay hai mắt bác lại đỏ hoe như khóc. Người lớn thì chẳng bao giờ khóc đâu. Có lẽ tại vì vô ý mà bác người lớn xương xẩu để cho khói trong trã lửa bay vào mắt đấy thôi. Rồi cô bé tự ngẫm nghĩ một cách vui thích: Bác người lớn mà khóc thật, chắc là phải ngộ nghĩnh lắm! 1983 (4/12-83) |
NHẬT HÀKhi đoàn thương nhân chúng tôi tới văn phòng tổng công ty K. thì bên đối tác gồm chục người tai to, mặt lớn đã tề tựu trong căn phòng rộng thênh thang, cửa kính sáng choang. Họ đứng dậy niềm nở bắt tay chúng tôi và ì xèo hỏi thăm sức khỏe chúng tôi sau gần một ngày bay từ Việt sang.
NGUYỄN QUỐC ANHÔng nội tôi là một nhà nho. Người xưa có học thì ai cũng hiền lành, thường vui thú điền viên chăm sóc con cháu. Ông nội tôi cũng vậy.
PHÙNG PHƯƠNG QUÝKhi tôi nói ý định viết lại chuyện này, có ít nhất ba người bạn đã mắng: “Đồ điên! Viết lách mãi rồi bị tẩu hỏa nhập ma. Nói khoác thì cũng khoác vừa thôi cho thiên hạ tin với chứ?” Nhưng mà tôi không nói khoác. Nói cách khác là bà nội tôi không bao giờ nói khoác.
ĐỖ XUÂN THU Truyện vui thành ngữ Chiều cuối năm. “Rét như cắt da cắt thịt”. Quán thịt chó bà Ba béo đông hơn mọi ngày. Bước vào quán, Chõe bò em gặp ngay một toán nhậu đã nhừa nhựa, mặt người nào người nấy “đỏ đinh căng”, ai cũng “hùng hùng hổ hổ” như muốn “ăn sống nuốt tươi” người khác.
HỒNG NHUMai Chi nữ cử nhân, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện đang theo dõi bệnh tôm sú nuôi trên cát của một doanh nghiệp tư nhân ở An Bằng thì được lệnh bằng điện thoại di động của trưởng phòng về cơ quan gấp. Cô vội vàng phóng xe máy qua cầu Trường Hà ra đường quốc lộ 1.
HỒNG NHUỞ vồng cau giữa của khu vườn nhà tôi cạnh gốc vả có một vũng nước nhỏ, rộng chỉ bằng cái mẹt, không biết có từ khi nào và do ai đào, gọi là cái "giếng loạn".
NGUYỄN ĐẶNG MỪNGChị Hà cùng tuổi với tôi, tuổi Thìn. Chị bảo nam Thìn nữ Tỵ nên đời chị sẽ lận đận long đong, đời tôi sẽ hanh thông. Mới mười hai tuổi mà chị như người lớn, lúc nào cũng gọi tôi bằng cậu, cậu em.
Thu TrangTâm ngồi thái hành, một đống hành tây, củ to màu vỏ vàng nhạt, mà bây giờ mỗi lần trông thấy là Tâm nhăn mặt. Bản thông tin 10 giờ đang nói về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống (1).
TRẦN CÔNG TẤNTôi có hai người bạn gái học cùng một trường, ngồi chung một bàn. Tôi ngồi giữa. Bên trái là Kim Mai, bên phải là Hồng Trinh. Tính nết hai cô khác nhau: Trinh luôn nói, cười. Mai thì lặng lẽ. Chỉ giống nhau ở chỗ cả hai cùng xinh đẹp và yêu mến tôi.
NGUYỄN AN CƯVừa mới ra giêng, bà Năm đã lăng xăng chuẩn bị đám giỗ cha chồng vào cuối tháng tư tới.
NGUYỄN NHÃ TIÊNQuyên ra phố một thời gian thì về. Hằng năm cứ vào đầu tháng tám là Quyên đinh ninh phải về. Quyên bảo với bọn trẻ nhỏ trong làng: “Chị đi đám giỗ ít bữa thì về”. Lũ trẻ nhỏ trong làng thì lại bảo là: “Chị Quyên đi đám giỗ chồng chị ấy”.
NGUYỄN VĂN CHƯƠNGÁnh nắng ban mai chiếu vào mắt làm chú mèo con mở choàng. Nó nhìn ra sân, thấy một bầy lóc nhóc gà, vịt, ngan, cún, ỉn đang cười đùa. Mèo con nhảy phóc ra, xù lông, giương mắt, "meo" một tiếng rồi gườm gườm nhìn lũ nhóc.
SƠN “Em có nhớ anh không?”“Em nhớ cả ngôi nhà nữa!”“Em sẽ trở về chứ?”“Em!… em!…”“Anh sẽ chờ.”***
LTS: Trong năm 2009, rải đều trong các số Sông Hương đã có khá nhiều truyện ngắn đạt chất lượng như: Lấm lem thanh xuân, Đêm của bướm, Làng thời mở cửa, Ba ngày ở thị trấn Cù Cưa, Duỗi thẳng chân ở thiên đường, Hoa gạo đỏ, Một bước sau quận công, Cái chết của Rối, Bến vạc, Một lát cắt... Nếu đứng chung, những tác phẩm kể trên sẽ là một tập truyện ngắn đầy ấn tượng với nhiều phong cách truyền thống có, huyền ảo có, triết luận có... “Mở hàng” cho năm mới, xin giới thiệu tới bạn đọc truyện ngắn Tiếng vọng làng Thòi, hy vọng sẽ có thêm một năm thành công ở thể loại truyện ngắn trên Sông Hương.S.H
DƯƠNG DUY NGỮỞ làng chúng tôi có lệ vào ngày ông Táo chầu trời, tức hăm ba tháng chạp hàng năm, con cháu các dòng họ ở xa, ở gần nô nức về làng đi tảo mộ.
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Tối rằm trăng sáng tịnh không một gợn mây. Hương ngọc lan dậy thơm một góc vườn. Theo chiều gió hương thơm lan tỏa khắp khoảng sân bày la liệt chậu cảnh tỉa uốn đủ hình dạng.
HỒNG HOANGBữa ăn sáng ở phòng chờ xuất viện đã đến hồi kết, mọi người dự cuộc vẫn lưu luyến.Trước khi vào điều trị ở bệnh viện tâm thần này họ đều là những thành viên tốt của xã hội.
ĐẶNG THIỀU QUANGĐó là một mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử, trong suốt nhiều năm trở về trước, cho đến tận sau này, bây giờ, khi cô đã trở thành một bà già ốm yếu, đó vẫn là một mùa đông lạnh giá nhất mà cô từng trải qua. Cô nhớ lại khi đó, nhiệt độ xuống đến không độ, máu đông lại trong huyết quản, đôi chân nặng như chì, còn những đầu ngón tay cô như thể đang bị hàng ngàn mũi kim đâm vào, xuyên qua đôi găng tay len, buốt giá.
VŨ ĐẢMChiếc xe trâu chở cát ì ạch đi trên con đường làng, con đường bị xuống cấp nghiêm trọng nên mỗi khi mưa xuống có nhiều đoạn lầy lội đến mắt cá chân. Ngồi trên xe, anh Chấn hò hét mãi mà con trâu sứt vẫn không vượt qua được đám sình lầy.
HOÀNG THÁI SƠN Đời bắt nguồn từ những hoàn cảnh không ngờ tới (LOUIS ARAGON)Từ bên này con lạch, Sung bước chậm rãi, thỉnh thoảng anh lại đưa mắt ngó qua bên kia. Nhiều lúc anh bước quá chậm, hay dừng hẳn lại khiến An phải kêu lên.