Bác người lớn ngộ nghĩnh

09:44 31/08/2010
CAO DUY THẢOThằng cu con chào đời vào buổi sáng. Buổi chiều, có một cô bé hàng xóm sáu tuổi lần theo tiếng trẻ khóc, tìm đến trước hiên nhà. Cô bé thận trọng bíu lấy bậu cửa sổ, cặp mắt đen tò mò và hai cái dảnh tóc bé xíu vinh lên như hai ngọn bút lông.

Nhà văn Cao Duy Thảo - Ảnh: Internet

Qua cánh cửa khép hờ cô bé nhìn thấy: Thằng cu con đỏ hỏn đang được tắm rửa ở buồng trong, khóc oa oa trên lòng bàn tay của một bà lão. Bên ngoài, phía gần cửa chính dùng làm nơi tiếp khách, có hai bác người lớn trạc tuổi ba nó đang ngồi uống trà. Một bác người xương xẩu, mắt to. Bác kia thì lại khá mập mạp, cằm đầy râu tua tủa. Hai bác cứ ngồi nói chuyện mãi miết như không hề hay biết lúc đó thằng cu con đang khóc và dãy đạp cật lực.

Bác người mập mạp nói:

- Xin chúc mừng anh. Con so mà ba cân hai là cứng cáp ra trò. tướng thằng này lớn lên cầm súng tốt.

- Sao? Đến hai mươi năm nữa ấy à? - Bác người xương xẩu buông ngay cái ly khi tay vừa chạm tới - Thực sự là tôi muốn được thấy nó làm một công việc khác, một nghề thật có ích và lương thiện nào đó, có thể như một thợ quét sơn chẳng hạn…

Cô bé thầm nghĩ: Thằng cu con thích thật. Còn lâu mới lớn, thế mà đã được hai bác hứa cho bao nhiêu thứ. Nhưng mà tụi con trai nghịch lắm bác ơi, chẳng thứ gì giữ cho được lâu!... Và ngoài những điều như thế, cô bé đã không sao hiểu hết những lời nói dài dòng của hai bác.

Bác người mập mạp lại nói tiếp:

- Chắc anh còn nhớ năm tụi mình xuống tàu tập kết ra Bắc, cả hai đều mới mười một tuổi. Hồi bấy giờ không ai nghĩ rằng ở vào lứa tuổi như tụi mình, nếu mười năm sau trở lại, thì không phải để làm cái việc như người ta thường gọi là xây dựng hòa bình, mà là để làm một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm thêm mười năm nữa?

- Bất ngờ, hả? - Bác người xương xẩu nói - Không hoàn toàn hẳn như vậy. Ai mà tin được miệng lưỡi của thằng đế quốc. Chẳng qua chỉ là chuyện cực chẳng đã phải làm, và lớp tụi mình đã tự nguyện làm tốt. Còn như chuyện tương lai, tôi không thể hứa cho con tôi một đám cháy. Việc đó lại khác. Lớp chúng nó rồi sẽ biết xử sự đó, anh à. Chúng nó sẽ khỏe mạnh hơn, trong sáng và hiểu biết hơn lớp tụi mình bây giờ. Chẳng lẽ tụi mình lại không tin cậy ở chúng nó?

- Ồ… - Bác người mập mạp cười lớn - Tôi thấy thằng cu con có thể được như thế lắm! Kìa, anh nghe nó khóc đấy!

Hai người thốt nhiên im lặng. Trong khi đó tiếng khóc oa oa của thằng cu con tràn ngập khắp gian nhà.

Cô bé mở to hai mắt và trở nên ngơ ngác thật sự. Không thể hiểu nổi hai bác người lớn ấy nói những gì, nhưng qua nét mặt nghe chừng rất nghiêm trọng. Ở nhà, nó đã được mẹ dặn rồi: “Cấm gái không được hóng chuyện của người lớn!”

Còn bây giờ thì hai bác người lớn ấy lại ngồi im lặng.

Dường như phải làm từng ấy chuyện là chán lắm, nên một lúc sau bác người xương xẩu đã đứng dậy, đi thẳng vào buồng trong. Thằng cu con lúc này được bà lão quấn tã, hơ trên trã lửa. Bác người xương xẩu cúi xuống vụng về bế nó lên tay, ấp mặt nó vào ngực mình, rồi dồi cao lên trước mặt. Thằng cu con nín thít mắt lim dim, hai cánh mũi lúc lúc chun lại.

- Tôi xin đa tạ đất đai sông núi và những người mẹ, cái mà chúng ta thường gọi là Tổ quốc… Câu đó ở đâu, anh? - Bác người xương xẩu bỗng hỏi và trao thằng cu con lại cho bà lão.

Rồi bác ấy quay ra, cười cười nơi miệng, nhưng lạ thay hai mắt bác lại đỏ hoe như khóc.

Người lớn thì chẳng bao giờ khóc đâu.

Có lẽ tại vì vô ý mà bác người lớn xương xẩu để cho khói trong trã lửa bay vào mắt đấy thôi. Rồi cô bé tự ngẫm nghĩ một cách vui thích: Bác người lớn mà khóc thật, chắc là phải ngộ nghĩnh lắm!

1983

(4/12-83)


Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NHẬT PHI  

    Dazai Osamu - đó luôn là câu trả lời của anh mỗi khi tôi hỏi về những nhà văn mà anh ngưỡng mộ nhất. Mặc dù tôi biết đối với những người khác, anh có thể nói đó là Hemingway, O’Henry, Mạc Ngôn, Lỗ Tấn, hay - với một vài cô gái đang khúc khích cười - Haruki Murakami - và thường thì họ sẽ tiếp tục che miệng khúc khích cười sau đó.

  • NGUYỄN VĂN TOAN  

    Tôi bắt đầu viết nhật ký khi vừa qua một đêm. Cuốn sổ của tôi, chép lại những giấc mơ sau mỗi giấc ngủ ám ảnh. Tôi bắt đầu làm việc này sau khi giải mã được giấc mơ cứ lặp đi lặp. Giấc mơ mà ông lão tôi đã vẽ ông luôn hiện về.

  • HỒ TRẦN

    Bàn thờ nhà anh được che tấm vải đỏ xẻ chính giữa. Tấm vải cũ mèm bụi bám, chuyển qua màu sậm. 

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Hắn câu cá bên bờ sông, trên một dải đất vươn ra lởm chởm đá, mọc vài cây bạch dương thưa thớt, có thể đứng vài người, nhưng lúc ấy chỉ có mình hắn.

  • ĐÀM QUỲNH NGỌC

    Y trở về làng sau hơn mười năm lang thang khắp nơi để tìm kế sinh nhai vào một buổi chiều mùa đông rét lắm. Nhiệt độ không khéo xuống 5oC cũng nên. Vậy mà y đi như không hề cảm thấy cái rét như kim châm đang đuổi hết dân làng vào ngồi bên bếp lửa.

  • TRẦN TRUNG CHÍNH

    Tại sao tôi lại không thể tự do làm việc theo ý mình, phiền đến ai đâu, có thể ích lợi là đằng khác!

  • PHẠM NGỌC TÚY

    1.
    Không biết từ lúc nào chị mất đi khuôn mặt thật của chính mình. Nó chỉ còn là chiếc bóng.

  • ĐỖ QUANG VINH

    Tôi đang ở trên một con thuyền nhỏ giữa đại dương với một cột buồm duy nhất. Cánh buồm rũ xuống một cách thảm hại vì không bắt được một cơn gió nào.

  • Lưu Hồng Cúc sinh năm 1955 tại Sài Gòn - Tham gia phong trào SVHS năm 1970. Học Trường kịch nghệ Sài Gòn năm 1971. Vào bưng và ra học tiếp Trường NTSK Hà Nội năm 1974. Đã công tác tại Báo Phụ nữ Thành phố HCM.

  • TẠ DUY ANH

    Một hôm viên chánh án của tòa án nọ nhận được lá đơn kiện kỳ lạ chưa từng có. Để độc giả đỡ sốt ruột, người kể xin miễn miêu tả nét mặt viên chánh án khi đọc xong đơn.

  • VŨ THANH LỊCH

    Tin thông báo, chuyến bay vê- nờ-hai-năm-tám của hãng hàng không... dự kiến khởi hành vào mười sáu giờ ba mươi phút sẽ khởi hành vào mười tám giờ năm lăm phút do thay đổi kế hoạch bay...”.

  • NGUYỆT CHU

    Chị gục xuống bên cạnh bàn tay nhỏ xíu của đứa con gái bé bỏng. Những ngón tay mảnh mai dường như vẫn đang run lên trong những cơn đau vô hình.

  • HOÀNG THỦY XUÂN

    Đó là một mảnh giấy nhỏ ông nhặt được. Một mảnh giấy cỡ bằng một bàn tay nhỏ, một mảnh giấy trắng nhưng đã bị nước mưa và bụi bẩn biến thành màu vàng nhạt. Một mảnh giấy chỉ bằng một bàn tay nhỏ và hoàn toàn trống trơn, không có bất cứ một chữ viết hay một hình vẽ nào trên đó.

  • NGUYÊN QUÂN  

    Quán cà phê nằm bạ dưới gầm cầu, một con đường nhỏ hẹp chạy ngang qua quán.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ

    1. Nàng quyết định không rời khỏi căn phòng hẹp của mình. Nàng chán cái cảm giác phải kéo tấm rèm mỗi ngày cạnh cửa sổ đầu giường, lúc mười hai giờ, khi nàng tỉnh giấc.

  • TRU SA

    Tặng Người Ăn Gió

    Sự ngon giấc, nguy hại hơn trái nổ trong túi ngực. Náu mình vào giấc ngủ, con người mất cảnh giác và đoạn tuyệt với mọi cảnh quan ngoài thế giới.

  • PHẠM THANH HÀ

    Mùa hè ập đến đột ngột và tỏ ra khắc nghiệt ngay từ những ngày đầu tiên. Mặt đường nhựa như bị đun cho đến nóng chảy dưới chân, nóng đến nỗi sự xuất hiện của những nụ hoa loa kèn trắng xanh và e ấp cũng chẳng đem lại được một ấn tượng gì đáng kể.

  • LÊ THỊ HOÀI NAM

       Tưởng nhớ Phan Quang Định

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH     
           
        (Tặng mùa Vu Lan hiếu hạnh)

  • TRẦN BẢO ĐỊNH   

    1.
    - Đại vương! Muốn làm chuyện lớn phải biết bỏ qua chuyện nhỏ!
    Giáo Phép dùng cách dạy học trò, cố thuyết phục đại vương làm theo ý tưởng của mình.