Azit Nêxin - Những người thích đùa

09:39 04/09/2008
HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.

Những người thích đùa phát hành lần đầu tại Việt , được in với số lượng lớn: 20.100 cuốn, khổ sách 13 x 19, in trong tháng 7/1982. Bìa do họa sĩ Lê Huy Văn (hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Việt ) trình bầy. Các dịch giả: Thái Hà, Đức Mẫn và Ngọc Bằng chọn dịch từ các bản tiếng Nga và tiếng Pháp. Trước khi "Những người thích đùa" sang Việt đã được xuất bản và tái xuất bản đến hàng trăm lần. Tính đến năm 1982 riêng ở nước Thổ đã có 87 lần tái xuất bản. Ở I.Răng: 38 lần, Ở Liên Xô: 10 lần... Không biết ai là người viết lời giới thiệu, thật ngắn mà hàm xúc; lại sớm có đầu óc "Makettinh" đến thế. Hơn hai vạn cuốn sách tung ra thị trường trong một thời gian ngắn mà đã bán hết veo! May mà tôi cũng nhanh tay "thủ" được một cuốn, hiện được lưu giữ trong Tủ sách gia đình. Thời điểm ấy tôi đang làm phóng viên, biên tập viên của Tuần báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), được Nhà xuất bản Tác phẩm mới mời sang chụp ảnh cho cuộc gặp gỡ giữa tác giả Nêxin với Nhà xuất bản. Hồi đó Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt "tầm cỡ" lắm, toàn là những bậc đại gia văn sĩ. Ông Nguyễn Đình Thi là Tổng Thư ký hội. Ban Thư ký, Ban Chấp hành như: Tô Hoài, Bùi Hiển, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Hữu Mai, Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Bổng, Nông Quốc Chấn, Vũ Tú ... Nhà văn Vũ Tú khi ấy được cử làm Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới, là người chủ trì trong cuộc tiếp hôm ấy (1). Cùng dự có các anh Nguyễn Kiêm (Nhà văn, Phó giám đốc), nhà thơ Ngô Văn Phú (sau này là Giám đốc NXB), các biên tập viên như Xuân Tùng, Lại Nguyên Ân, Xuân Quỳnh. Dịch giả có các anh Thái Hà và Đức Mẫn.
Theo suy nghĩ của tôi: Trong sự kiện này người chụp ảnh muốn có ảnh chân dung tốt, ảnh thời sự tốt là phải ngồi im, tập trung quan sát đối tượng, sự kiện; không được rời mắt từng cử chỉ của đôi tay, ánh mắt, cái đầu đối tượng đang hoạt động. Song, muốn "bắt" được "cái thần" vào khuôn hình, đích thực chân dung của đối tượng, tôi đã phải đọc đi đọc lại cuốn "Những người thích đùa" để tìm chi tiết; có thể qua cuộc tiếp xúc, dù chỉ là ngoại hình nhưng cũng phải biểu hiện được ngôn ngữ nội tâm. Với Nêxin, theo tôi đó là ánh mắt hóm hỉnh, cái chất hài hài nơi cửa miệng. Riêng điều này, nhà thơ Xuân Quỳnh là có khả năng và sở trường "móc" được "gan ruột" ông Nêxin biểu hiện ra bên ngoài để mà tôi có cơ hội "tóm" được vào khuôn hình máy ảnh. Tôi đã thoả thuận ngầm với Xuân Quỳnh từ trước khi diễn ra cuộc đón tiếp. Nhà thơ Xuân Quỳnh nhận lời nhưng với điều kiện: "Anh phải chụp cho Quỳnh một kiểu kỷ niệm với ông Nêxin đấy!". "Được lắm, điều này đâu có khó khăn gì!!
Có người nói với tôi "phong" cho ông Nêxin là nhà văn châm biếm cỡ hàng đầu thế giới là chủ quan và hơi quá! Xin thưa rằng: nhà văn, nhà thơ chấm biếm có biệt tài trên thế giới cũng nhiều và cũng có những quốc gia thường xuyên đứng ra tổ chức những cuộc thi tầm cỡ thế giới, tuyển chọn ra những tác phẩm tác giả ưu tú nhất để tặng giải. Tác phẩm của Nêxin dự thi thường đạt những giải cao. Năm 1956, tại Hội nghị quốc tế lần thứ 9 các nhà văn chấm biếm thế giới họp tại Ý, Nêxin được tặng giải thưởng "Cành cọ vàng" cho truyện ngắn "TÊN HĂM ĐI BIÊT HIÊU "CON VOI" ĐÃ BỊ BẮT NHƯ THẾ NÀO"? Năm sau, ông lại được tặng "Cành cọ vàng" cho truyện ngắn "BỮA TIÊC NHÂN DỊP ĐẶT CÁI CHẢO MỚI". Năm 1966, Hội nghị quốc tế các nhà văn châm biếm họp tại Bungari, ông cũng được tặng giải thưởng cao nhất - giải "Con nhím vàng" cho truyện ngắn "NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI TỔ QUỐC". Hai năm sau, trong cuộc thi "Nụ cười 68" tại Liên Xô cũ, AZít Nêxin lại được tặng giải thưởng quốc tế cao nhất của tạp chí "Cá sấu". Năm 1974, ông được tặng giải thưởng "Hoa sen" của Hội Nhà văn Á Phi...
Năng lực sáng tạo trong con người Nêxin thật kỳ lạ. Cần viết nghiêm túc là viết nghiêm túc. Ngồi vào bàn viết với ý định làm thơ là thơ tự nhiên tuôn trào ra; cần viết báo là lối văn viết báo tự nhiên hình thành trên trang viết. Đến năm ông bước vào tuổi "thất thập", A.Nêxin đã viết trên 70 cuốn sách, hơn hai nghìn truyện ngắn đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
A.Nêxin nuôi sống gia đình bằng con đường văn nghiệp, lại khá đông miệng ăn nên cuộc sống cũng không mấy khá giả. Để in được nhiều, tránh sự kiểm duyệt gắt gao, Nêxin đã dùng tới hơn 200 bút danh khác nhau. Tập truyện viết cho thiếu nhi, ông lấy bút danh Achiôsơ (2). Tập truyện này đã được đọc thường xuyên ở các trường tiểu học vào đầu giờ buổi sáng. Có truyện cười ông ký tên tác giả là người Pháp và Pháp đã tuyển chọn in trong "Tuyển tập truyện trào phúng thế giới", được xem như là "khuôn vàng thước ngọc" của văn chương châm biếm Pháp. Có truyện ông ký tên là tác giả Trung Quốc lại được các nhà xuất bản ở Thổ Nhĩ Kỳ cho in và kèm theo dòng chú thích "Bản dịch từ tiếng Trung Quốc"! Có truyện ông đặt tên tác giả là người Mỹ để dự thi cũng lọt vào "mắt xanh" Ban giám khảo cuộc thi ở Mỹ nhưng không được nhận giải với một lý do rất đơn giản: vì ông bị phát giác không phải là người Mỹ!
Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới tiếp nhà văn A.Nêxin chính xác là vào buổi sáng ngày 28 tháng 10 năm 1982. Trước khi kết thúc, Ban giám đốc có nhã ý mời ông dùng đặc sản "cơm tám giò chả" với rượu "quốc lủi" thượng hạng của Việt Nam tại phố Huế. Tôi tranh thủ mời ông chụp ảnh kỷ niệm với nhà xuất bản. Sau khi nghe tiếng bấm máy, nhà thơ Xuân Quỳnh chạy ra vẫy tay: "Anh Đáng, anh Đáng! Chỉ chụp em với ông Nêxin thôi đấy nhé". Tôi gật đầu. Chụp xong tôi nói luôn: "Xuân Quỳnh bấm hộ anh một kiểu với ông Nêxin với". Tôi trao máy cho Xuân Quỳnh và nói:
- Thưa ông A.Nêxin, ông là những người thích đùa; còn tôi tôi là những người không thích đùa! Tôi rất hân hạnh được chụp ảnh kỷ niệm với ông.
Ông A.Nêxin cười, đưa tay ra hiệu:
- Xin mời, xin mời, rất hân hạnh!
Với tôi, ngày 28.10.1982 là một kỷ niệm đẹp, khó quên với nhà văn trào phúng bậc thầy: AZit Nêxin. Ngày 6.7.1995, ông A,Nêxin đã vĩnh viễn ra đi và để lại một gia sản giàu có truyện cười mang tính dân gian ở nhiều nước trên thế giới. Thấm thoát tác giả "Những người thích đùa" đến Việt Nam đã tròn 20 năm và tác phẩm của ông vẫn sống mãi với độc giả Việt Nam, trên sân khấu Việt Nam.
Hà Nội, 20.6.2002
H.K.Đ
(nguồn: TCSH số 163 - 09 - 2002)
---------------------------
(1) Khóa sau (Đại hội IV) nhà văn Vũ Tú được bầu là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt .
(2) Tên tác giả, bà Oia Achiôsơ chính của A.Nêxin. Oia Achiôsơ là tên của con trai và con gái ông ghép lại thành "bà" tác giả Oia Achíôsơ.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có nhiều khi trong đời, “trôi theo cõi lòng cùng lang thang” như Thiền sư Saigyo (Nhật Bản), bất chợt thèm một ánh lửa, một vầng trăng. Soi qua hương đêm, soi qua dòng văn, soi qua từng địa chỉ... những ánh lửa nhỏ nhoi sẽ tổng hợp và trình diện hết thảy những vô biên của thế cuộc, lòng người. “Trong mắt tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã là ánh lửa ấy, địa chỉ ấy.

  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.