Anh hùng di hận

14:23 09/12/2008
NGUYỄN XUÂN HOÀNGĐêm dường như đã xuống từ lâu lắm. Chỉ nghe lao xao tiếng nước suối chảy như một khúc đàn cầm. Nguyễn ngồi một mình trong thư phòng. Đôi cánh tay dài quá gối để hờ hững lên thành ghế tựa được làm từ mây rừng Côn Sơn. Ông hướng đôi mắt sâu thẳm nhìn xoáy vào bóng rừng chập chùng một màu đen nhức mắt. Xa lắc trên cao vầng trăng thượng huyền nhỏ và mỏng như một nét mày duyên nợ.

Chỉ đến ngày lui về đây ẩn cư, xa lánh hẳn chốn phù hoa, không còn nữa gánh nặng công hầu khanh tướng, Nguyễn mới thấy mình được sống thỏa thích với hạc nội mây ngàn. Mùa thu, Nguyễn đi hái măng trúc. Trúc rừng Côn Sơn nhiều vô kể. Một chiếc giỏ mây và chú tiểu đồng, hai thầy trò lên đường vào núi từ sáng sớm. Rừng Côn Sơn mùa thu bàng bạc lá vàng, rơi dày như thảm nệm chốn nội cung. Hài cỏ đi trên thảm lá, lòng Nguyễn ngây ngất như ngày nhỏ được cùng ông ngoại đi xem lễ hội Đền Bà. Tiết lập đông, Nguyễn xắn tay cùng người nhà ủ giá. Những cọng giá trắng ngần trong bữa ăn đạm bạc làm Nguyễn nhớ quá chừng cái đận mười năm ở góc thành Đông Quan. Hồi ấy, Nguyễn rất nghèo nhưng chí lớn, đã trải qua nhiều ba đào, song vẫn còn một sức trẻ mạnh mẽ, cương liệt. Chính những năm tháng ấy đã hoài nuôi giấc mộng kinh bang tế thế, ấp ủ trong lòng Nguyễn một kế sách lớn long trời lở đất sau này. Đạt đến đỉnh cao của quyền lực, được vua ân sủng và bao kẻ ghen ghét tị hiềm, nhưng Nguyễn biết lòng mình không ưa phù hoa, chí hướng của Nguyễn không nhằm vào cái đích vinh thân phì gia như cách nghĩ của phường giá áo túi cơm. Ừ mà làm sao con chim sâu chim sẻ thấy được đường bay của chim hồng chim hộc. Vì trước sau, Nguyễn chỉ muốn là một kẻ sĩ bần hàn. Sinh ra có tài là để giúp đời và quyết không để cái mũ nhà nho đánh lừa mình. Mùa xuân, Nguyễn thường đi tắm hồ sen. Vùng vẫy như trẻ thơ giữa lòng hồ rộng thênh thang, sen trắng sen hồng tỏa hương ngan ngát, Nguyễn thấy lòng mình thơ thới.

Chỉ thỉnh thoảng lòng Nguyễn lại oặn lên một cơn đau. Nguyễn cố quên đi tất lòng ưu ái cũ, cố quên đi là con đỏ đang còn cần Nguyễn, là lẽ ra Nguyễn phải ở giữa dòng chính sự, không được từ bỏ con thuyền vận mệnh của dân tộc. Về Côn Sơn hưởng nhàn có phải là Nguyễn đã làm một cuộc chạy trốn mà không bao giờ Nguyễn tha thứ cho mình. Nhưng làm sao Nguyễn có thể sống giữa một đám quần thần gian xảo, lấy xu nịnh làm hoạn lộ, lấy tham tàn mưu xảo làm lẽ sống ở đời. Nguyễn khác họ nhiều quá, cái đám kênh kênh mũ mão cân đai ấy làm Nguyễn tởm lợm đến tận cổ. Thôi thì Nguyễn về đây tắm ao sen, âu cũng là để giữ mình tránh xa vòng gươm đao oan nghiệt. Sự thông tuệ đưa Nguyễn về Côn Sơn để sống nốt những ngày còn lại, nhưng tấc lòng son vẫn không thôi lên án, dày xéo, mỉa mai Nguyễn. Thảo bút hùng văn một thời, Nguyễn chưa bao giờ là kẻ hèn, nhưng người quân tử phải sống theo thời và vận, nếu muốn còn giữ mệnh để phụng sự. Như là thế giặc lớn thì phải tạm lui, muốn lấy ít mà địch nhiều thì phải rèn sâu thâm kế, bền lâu gốc rễ.

Từ ngày về Côn Sơn, Nguyễn bắt đầu hay rượu. Sở thích của Nguyễn là ẩm thứ rượu gạo ngâm với hoa cúc cuối mùa. Màu rượu khi rót ra cốc nhỏ sóng sánh vàng như màu mật ong rừng. Chiêu từng ngụm nhỏ, Nguyễn chơi cờ một mình, một mình đi cả hai phe, mồ hôi mướt vai áo Nguyễn. Mới ngày nào Nguyễn một mình tự thảo hùng thư, đánh giặc bằng ngòi bút, hùng tâm tráng khí ngất trời, khi dụ hàng Vương Thông, khi răn đe Phương Chính, trọng nhân nghĩa mà khinh quyền mưu. Thư viết gửi giặc ở thế yếu mà không bỉ, ở thế thắng mà không kiêu, khi mềm như nước, khi cứng như đá, trọng ý, trọng lời, bóc trần giã tâm của giặc, khiến giặc hoảng sợ thất bại từ trong tư tưởng. Ôi! những ngày tháng ấy, Nguyễn đã dốc hết tài trí giúp đời, thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Nguyễn không hề tiếc nuối một chút nào cái chốn phồn hoa mà Nguyễn đã quay lưng. Tài trí Nguyễn quá đủ để phiếm lượng cái hư vô bèo bọt của áo mão cân đai, lưng không uốn lộc nên từ. Nguyễn dứt áo từ quan sẽ rất nhẹ nhàng nếu như không có tấc lòng ưu ái cũ, và nếu như không có cuộc gặp gỡ định mệnh với người đẹp Thị Lộ.

Năm ấy. Nguyễn đã ngoài năm mươi, được vua ban cho quốc tính, ở đỉnh cao của danh vọng. Chiều ấy, làm việc ở tòa Tam tri quán sự, Nguyễn thấy ruột nóng như lửa đốt. Vốn giỏi Thái ất thần kinh, Nguyễn bấm độn thấy sao đào hoa chiếu mệnh mình đã lạc vào Cung Hằng. Nguyễn rùng mình sợ hãi lẽ nào có một nhân duyên đang được tiền định. Lòng rối bời, Nguyễn cởi chiếc áo tam phẩm nặng nề vắt lên ghế ngồi, đánh chiếc áo lụa trắng, ông đi về phía phố Dâm Đàm, nằm ven hồ. Và ở đây, ông đã gặp nàng.

Mười sáu tuổi, Thị Lộ đẹp rực rỡ, nàng như một bông hoa trắng muốt được ném xuống hạ giới này. Cố giữ vẻ mặt bình thản, nhưng Nguyễn biết trái tim mình đang đập mạnh, hơi thở gấp gáp, mạch máu ở thái dương ông dồn lên giần giật buốt nhức. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Nguyễn biết nàng đã là của ông, ông không thể thiếu nàng và nàng sẽ đi cùng ông trong cuộc tử sinh này. Nguyễn chưa từng biết ái tình, cả cuộc đời mình ông đã vắt kiệt cho vận mệnh dân tộc. Cái điều mà ông gọi rất giản dị rằng ăn lộc thì phải đền ơn kẻ cấy cày. Lần đầu tiên trái tim băng giá của Nguyễn tháo bỏ những hạt cườm lóng lánh đạo đức nho giáo. Ông đã qui hàng trước đôi mắt ngây thơ với ánh nhìn trong vắt của nàng, trước làn da trắng ngần và đôi môi đỏ như một nụ hồng mỏng manh. Rồi mái tóc đen như màu gỗ mun uy nghiêm. Chỉ có đôi bàn chân của nàng hơi to, nhưng với Nguyễn điều đó không hề gì. Ông thấy mình bị kích thích dữ dội bởi đôi bàn chân ấy. Nó vững chãi kỳ lạ như là không phải nàng đã đứng bằng đôi bàn chân thô kệch, đã đon đả chào mời ông mua một đôi chiếu gon với chút đùa cợt phạm thượng, và mùi mồ hôi con gái như tính hương làm lay động lòng ông.

Phút giây tiền định ấy đã gắn liền hai con người, hai thân mệnh mà về sau lịch sử không bao giờ phải hối tiếc.
Thị Lộ thông minh kỳ lạ, nàng hiểu ông như thể chính là ông vậy. Không bao giờ Nguyễn phải diễn đạt một điều gì đó bằng lời nói. Anh mắt của ông đã được nàng đón nhận và hiểu còn nhanh hơn. Ông hiểu không phải là cái đẹp đoan trinh của nàng đã quyến rũ ông mà điều gì đó rất u uẩn trong đôi mắt của nàng đã cuốn hút ông. Nó như một ma lực kéo ông run rẩy đi về phía nàng, buột môi ông phải nói với nàng những lời vô nghĩa, những lời nói mà khối óc uyên bác của ông chưa từng biết đến, chỉ có trái tim là hiểu vì sao như vậy. Nguyễn như trẻ ra từ khi ông gặp nàng. Ông bình tĩnh đón nhận hạnh phúc như là ông sẽ đón nhận sau đó một định mệnh oan nghiệt. Và chính trên chiếc chiếu gon của nàng, Nguyễn đã nếm trải một niềm hạnh phúc kỳ dị, những khoái cảm dâng trào xen lẫn một nỗi hiu quạnh, nó khiến ông ứa nước mắt, giọt nước mắt của khách anh hùng biết ơn nàng. Đó là giọt nước mắt dự cảm cho một biệt ly. Đắm đuối ngắm khuôn ngực trần của nàng trễ nãi lụa là giữa đám chăn gối bề bộn, Nguyễn mơ hồ nghe có tiếng trống trận ầm vang, người ông nóng rực như một khối than đỏ khao khát đốt cháy hình hài tuyệt diễm của nàng...

Đêm đã khuya.
Nguyễn mệt mỏi gạt bàn cờ sang một bên.
Ông uống thêm một chung lớn rượu cúc nữa. Tiếng vượn hú từ suối Côn Sơn vọng lại làm đau nhói lòng ông. Nguyễn nhớ nàng ray rứt. Có phải là đêm cuối cùng trước khi lai kinh vâng mệnh vua, nàng đã ngồi đây trên chiếc ghế mây nhỏ này, đối diện cùng ông. Nhỏ nhắn trong chiếc áo lụa mỏng để lồ lộ khuôn ngực trần, Thị Lộ vẫn đẹp như ngày họ gặp nhau ở phố Dâm Đàm. Duy có đôi mắt của nàng u uẩn hơn và trên mái tóc đen dày đã lớm chớm vài sợi bạc. Nguyễn im lặng. Nỗi buồn của ông đã đanh cứng, vón cục lại từ khi nàng vào cung. Ông mừng rỡ như con trẻ khi nàng trở về thăm ông, rồi ra đi nàng để lại cho ông một khối tương tư. Nguyễn buồn cười khi nhận ra tình yêu mà ông dành cho nàng quá ư sâu nặng. Mỗi bận nàng ra đi, ông quay quắt và trống rỗng nhiều tháng trời. Gió lay những tàu lá chuối xanh mướt dưới ánh trắng đêm Côn Sơn làm lòng ông chết điếng. Đêm nào, Nguyễn cũng ngồi đó uống rượu một mình, ngắm chiếc bóng gầy trên vách mà nhớ nàng khôn nguôi “Tình thư một bức phong còn kín. Gió đâu đây gượng mở xem”. Nguyễn làm bài thơ thất tình duy nhất trong cuộc đời mình rồi ông nhếch mép cười ngày sau hậu thế nếu còn đọc nó sẽ thấy rằng ông quá đa cảm nhưng sẽ hiểu ông nhiều hơn.

Và lúc này, Thị Lộ đang ở bên ông. Tính hương từ người nàng tỏa ra khêu gợi và ấm áp. Trực giác báo cho Nguyễn biết có thể đây là lần cuối cùng họ gặp nhau. Dường như Thị Lộ cũng linh cảm được điều ấy. Nàng im lặng như Nguyễn, chỉ có đôi mắt sâu vời vợi dấu kín một nỗi sầu thảm. Chưa bao giờ Nguyễn thấy Thị Lộ cuồng nhiệt đến như vậy. Nàng ập lên người ông, bất ngờ như một đợt triều dâng, cuốn ông xoáy vào mê lộ. Nguyễn nghe tiếng vải lụa sột soạt. Ông chậm rãi và cốt cách đi sâu vào người nàng. Nỗi cô độc đá núi gặp phút bừng dậy của đam mê đã làm sống lại trong Nguyễn cơn khát chiếm hữu mụ mị. Ông áp sát hơn nữa vào người nàng, đưa đôi bàn tay với những chiếc ngón tay dài kỳ dị ôm lấy gương mặt trái xoan ngại ngần. Nàng cười như khuyến khích ông, khuôn ngực trần với đôi nhũ hoa thơm màu mật ong lóe sáng trong đêm tối...

Họ còn gặp nhau một lần nữa.
Đó là ngày mười chín tháng chín năm một ngàn bốn trăm bốn mươi hai. Ngày kết thúc vụ án Lệ Chi Viên oan nghiệt. Nguyễn lúc này đã bước sang tuổi sáu hai. Mấy tháng cầm cố và tra khảo đã làm Nguyễn gầy đi rất nhiều. Duy vầng trán vẫn cứ rộng và vuông vức một cách ngạo nghễ. Phía dưới vầng trán đồ sộ xa thư ấy là một đôi mắt sáng quắc. Đám quan lại xu nịnh mà ngày thường Nguyễn vẫn xem là những con kênh kênh thối tha không bẻ gãy được ý chí của Nguyễn. Không ai có thể kết tội được Nguyễn. Vì đơn giản là Nguyễn vô tội. Và hơn nữa Nguyễn là một bậc kỳ tài mà mấy trăm năm mới có được một người.
Người ta kể rằng trước giờ chết, Nguyễn vẫn còn cười với nàng. Đôi mắt sáng nheo lại với ánh nhìn tràn ngập yêu thương. Đó là lần gặp nhau cuối cùng trước khi Nguyễn và nàng, cả hai cùng trở về cát bụi. Năm ấy, Nguyễn vừa bước sang tuổi sáu hai, còn nàng vừa tròn hai mươi tám...
 N.X.H

(nguồn: TCSH số 208 - 06 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN TRỌNG HUẤNBạn tôi là nhà thơ. Thơ anh hay, rất nổi tiếng, nhiều người ái mộ.Năm 1975, anh cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào giải phóng Sài Gòn, trụ lại thành phố làm đại diện một tờ báo, chốt trực cơ quan. Ở rừng lâu, nằm lán, ngủ võng cũng quen, nay về phố thị, căn hộ hai ba phòng, tự nhiên thấy trống trải, trằn trọc. Hoà bình rồi, cần ổn định cuộc sống, việc đầu tiên là đón mẹ con nó vào.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNấn ná mãi tôi mới quyết định đi thăm Hiền. Quãng đường hơn trăm cây số, vượt qua đèo Cả không có gì đáng ngại. Chỉ hơn ba giờ đồng hồ ngồi xe đò và hơn một giờ nữa trên chếc xe ngựa của ông Sáu cụt chân là tôi đã có thể tới làng Vĩnh Hiệp Nam, về ghềnh Đá Đỏ. Nhà cô giáo Hiền ở đó.

  • LÊ MAICơn mưa chiều sầm sập kéo tới, mưa đổ bì bộp xuống mái nhà; hạt mưa nặng đến nỗi Hoàng tưởng như những tấm tôn phải oằn rướn lên chống đỡ; nước từ các máng xối tuôn ra ào ạt kéo theo hàng đụn lá khô, cỏ rác tràn đầy cống ngoài đường. Mới có năm giờ chiều mà như tám giờ tối.

  • HƯỚNG DƯƠNGTruyện ngắnMùa đông năm ấy tôi phải đi công tác tại một thành phố nhỏ ven biển. Khách sạn tôi trú chân nằm trên một ngọn đồi, nó không sang trọng, bề thế như nhiều khách sạn khác. Nhưng bù lại, nó hướng mặt về phía đại dương. Địa điểm này thật sự lý tưởng cho khách du lịch vào mùa hè, còn mùa đông thì chỉ có những người đặc biệt hay những công việc đặc biệt người ta mới tìm đến đây nghỉ lại. Một người bạn thân đã cho tôi địa chỉ của nó. Tôi khá hài lòng nếu như bạn hàng của tôi không bắt tôi chờ bão tan rồi mới đáp máy bay đến ký hợp đồng.

  • TRẦN HẠ THÁP(thân tặng Ng.X.Hoàng)

  • TRẦN HẠ THÁP    (tiếp theo)

  • VÕ THỊ ÁNH HỒNGTôi vừa chạy vừa gọi chị trong tiếng sóng rì rào và tiếng lao xao của dãy phi lao. Như không nghe thấy tiếng tôi, chị vẫn thẫn thờ nhìn về xa xăm, chờ đợi...

  • PHẠM NGỌC TÚYĐó là một cặp vợ chồng trông rất đẹp đôi và hạnh phúc. Chàng cao lớn, mặt vuông. Nàng mảnh khảnh, xinh xắn. Khi lấy nhau, họ ở nhà tập thể của cơ quan. Sau khi cơ quan dời đi chỗ khác, người được phân đất, kẻ được chia nhà, lần lượt dọn đi. Chỉ trừ chàng. Chàng vì cô mà ở lại.

  • PHẠM XUÂN PHỤNGXưa có một người nông dân chất phác cần cù, nhà ở gần bìa rừng, làm lụng đầu tắt mặt tối bao năm mới dựng được ngôi nhà tranh ba gian hai chái. Trước nhà có cái sân rộng dùng để phơi lạc, loại nông sản chuyên canh của dân trong vùng. Hai vợ chồng có mỗi mụn con trai nên thường chăm bẵm, những mong sau này có được dâu hiền, phúc nhà đến độ, may chăng cháu chắt đầy nhà là mãn nguyện.

  • NGUYỄN NGỌC LỢICây mai dáng trực đặt nơi khoảng sân lát gạch đỏ của toà nhà ấy đã làm xôn xao cả phố. Gốc cây mai to gộc, u bạnh của nó bám đầy địa y mốc xanh mốc trắng.

  • TRẦN THÙY MAIThấp thoáng trong văn Trần Thùy Mai là sự phô phang hình hài của linh tự. Những linh tự tủi buồn bởi hết thảy chúng đều được hoài thai từ “độ chênh” của những mối tình khó lần ra hồi kết. Điều đó khiến mỗi truyện ngắn của Mai như là một miếng hồng trần nhỏ nhắn - chị lặng lẽ vấy vá bằng sợi tầm ma trước mỗi rạng đông...

  • QUẾ HƯƠNGTôi băng qua đường để lên cầu Trường Tiền. Thằng Tí kéo tay tôi lại: “Cậu qua đường mần chi, xe cán chừ!”. Tôi cứ qua. Đám trẻ con đang chơi ở công viên trước mặt ném đá vào tôi. Tôi chạy lên cầu. Đám trẻ réo: “Ông điên! Ông điên!”. Tí chạy theo, vừa thở, vừa nắm tay tôi: “Ai bảo cậu qua bên ni, dắt cậu thiệt mệt!”.

  • NGUYỄN NGUYÊN PHƯỚC Vào một buổi tối mùa thu, Đinh Hoài Viễn, một nhà văn trẻ tuổi, một người hoàn toàn vô danh trong văn giới, trong khi bóc phong thư mới nhận được vào buổi sáng ngày hôm đó, đã phát hiện ra ở mặt sau cái phong bì rỗng ấy một văn bản kỳ lạ trong hình thức của một truyện ngắn không đề tên tác giả.

  • ĐỖ KIM CUÔNGQuán cà phê cây sứ của vợ chồng Tư Hiền nằm ngay mặt tiền con đường nhỏ dẫn ra biển. Quán không trang hoàng đèn xanh đèn đỏ, không quầy két, không người chạy bàn, chỉ dăm ba bộ bàn ghế nhựa rẻ tiền.

  • HƯƠNG LANNàng sống trong một ngôi nhà xưa, được xây cất từ đời ông cố của nàng, tính ngót nghét nó cũng hơn trăm tuổi. Ngôi nhà nằm giữa một khu vườn mênh mông.

  • LƯƠNG VĂN CHILGT: Nhà tù, nơi chưa mảy may cải hóa được người đàn ông từng trác táng trên nền đạo đức xã hội, nhưng... Truyện được thắt nút khi Thuần “lột trần” vẻ đẹp phồn sinh xuân thì để minh chứng cho những ham muốn nguyên khai của con người là có giới hạn. Không khiên cưỡng ở nhiều chi tiết nhạy cảm, không tục trần trên từng đường cong mỹ diệu... Kịch độc đã thật sự “tiêm” những rung cảm lạ lùng vào miền hoang mê của lương tri đồng loại.

  • GIAO CHỈ    Bão tố thường nổi dậy từ biển khơi hùng vĩ và kể cả. Những hút gió sấn sổ táp xuống mặt đất bao la quăng dội, tàn sát điên cuồng cho hả những cơn giận dồn góp lâu dài.

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con                                                     (Tục ngữ)

  • TRẦN THÙY MAIỞ tuổi bốn mươi da mặt nàng vẫn trắng hồng, chưa thoáng một nếp nhăn. Ai nhìn kỹ lắm mới thấy những vết hằn bắt đầu hiện ra quanh cổ, thường được che rất khéo bởi những chuỗi hạt trang nhã. Mà đâu ai nhìn kỹ làm gì. Đứng trước một người đàn bà, dại gì không dán mắt vào vẻ đẹp mà lại đi săm soi tìm khuyết điểm.