Anh hùng di hận

14:23 09/12/2008
NGUYỄN XUÂN HOÀNGĐêm dường như đã xuống từ lâu lắm. Chỉ nghe lao xao tiếng nước suối chảy như một khúc đàn cầm. Nguyễn ngồi một mình trong thư phòng. Đôi cánh tay dài quá gối để hờ hững lên thành ghế tựa được làm từ mây rừng Côn Sơn. Ông hướng đôi mắt sâu thẳm nhìn xoáy vào bóng rừng chập chùng một màu đen nhức mắt. Xa lắc trên cao vầng trăng thượng huyền nhỏ và mỏng như một nét mày duyên nợ.

Chỉ đến ngày lui về đây ẩn cư, xa lánh hẳn chốn phù hoa, không còn nữa gánh nặng công hầu khanh tướng, Nguyễn mới thấy mình được sống thỏa thích với hạc nội mây ngàn. Mùa thu, Nguyễn đi hái măng trúc. Trúc rừng Côn Sơn nhiều vô kể. Một chiếc giỏ mây và chú tiểu đồng, hai thầy trò lên đường vào núi từ sáng sớm. Rừng Côn Sơn mùa thu bàng bạc lá vàng, rơi dày như thảm nệm chốn nội cung. Hài cỏ đi trên thảm lá, lòng Nguyễn ngây ngất như ngày nhỏ được cùng ông ngoại đi xem lễ hội Đền Bà. Tiết lập đông, Nguyễn xắn tay cùng người nhà ủ giá. Những cọng giá trắng ngần trong bữa ăn đạm bạc làm Nguyễn nhớ quá chừng cái đận mười năm ở góc thành Đông Quan. Hồi ấy, Nguyễn rất nghèo nhưng chí lớn, đã trải qua nhiều ba đào, song vẫn còn một sức trẻ mạnh mẽ, cương liệt. Chính những năm tháng ấy đã hoài nuôi giấc mộng kinh bang tế thế, ấp ủ trong lòng Nguyễn một kế sách lớn long trời lở đất sau này. Đạt đến đỉnh cao của quyền lực, được vua ân sủng và bao kẻ ghen ghét tị hiềm, nhưng Nguyễn biết lòng mình không ưa phù hoa, chí hướng của Nguyễn không nhằm vào cái đích vinh thân phì gia như cách nghĩ của phường giá áo túi cơm. Ừ mà làm sao con chim sâu chim sẻ thấy được đường bay của chim hồng chim hộc. Vì trước sau, Nguyễn chỉ muốn là một kẻ sĩ bần hàn. Sinh ra có tài là để giúp đời và quyết không để cái mũ nhà nho đánh lừa mình. Mùa xuân, Nguyễn thường đi tắm hồ sen. Vùng vẫy như trẻ thơ giữa lòng hồ rộng thênh thang, sen trắng sen hồng tỏa hương ngan ngát, Nguyễn thấy lòng mình thơ thới.

Chỉ thỉnh thoảng lòng Nguyễn lại oặn lên một cơn đau. Nguyễn cố quên đi tất lòng ưu ái cũ, cố quên đi là con đỏ đang còn cần Nguyễn, là lẽ ra Nguyễn phải ở giữa dòng chính sự, không được từ bỏ con thuyền vận mệnh của dân tộc. Về Côn Sơn hưởng nhàn có phải là Nguyễn đã làm một cuộc chạy trốn mà không bao giờ Nguyễn tha thứ cho mình. Nhưng làm sao Nguyễn có thể sống giữa một đám quần thần gian xảo, lấy xu nịnh làm hoạn lộ, lấy tham tàn mưu xảo làm lẽ sống ở đời. Nguyễn khác họ nhiều quá, cái đám kênh kênh mũ mão cân đai ấy làm Nguyễn tởm lợm đến tận cổ. Thôi thì Nguyễn về đây tắm ao sen, âu cũng là để giữ mình tránh xa vòng gươm đao oan nghiệt. Sự thông tuệ đưa Nguyễn về Côn Sơn để sống nốt những ngày còn lại, nhưng tấc lòng son vẫn không thôi lên án, dày xéo, mỉa mai Nguyễn. Thảo bút hùng văn một thời, Nguyễn chưa bao giờ là kẻ hèn, nhưng người quân tử phải sống theo thời và vận, nếu muốn còn giữ mệnh để phụng sự. Như là thế giặc lớn thì phải tạm lui, muốn lấy ít mà địch nhiều thì phải rèn sâu thâm kế, bền lâu gốc rễ.

Từ ngày về Côn Sơn, Nguyễn bắt đầu hay rượu. Sở thích của Nguyễn là ẩm thứ rượu gạo ngâm với hoa cúc cuối mùa. Màu rượu khi rót ra cốc nhỏ sóng sánh vàng như màu mật ong rừng. Chiêu từng ngụm nhỏ, Nguyễn chơi cờ một mình, một mình đi cả hai phe, mồ hôi mướt vai áo Nguyễn. Mới ngày nào Nguyễn một mình tự thảo hùng thư, đánh giặc bằng ngòi bút, hùng tâm tráng khí ngất trời, khi dụ hàng Vương Thông, khi răn đe Phương Chính, trọng nhân nghĩa mà khinh quyền mưu. Thư viết gửi giặc ở thế yếu mà không bỉ, ở thế thắng mà không kiêu, khi mềm như nước, khi cứng như đá, trọng ý, trọng lời, bóc trần giã tâm của giặc, khiến giặc hoảng sợ thất bại từ trong tư tưởng. Ôi! những ngày tháng ấy, Nguyễn đã dốc hết tài trí giúp đời, thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Nguyễn không hề tiếc nuối một chút nào cái chốn phồn hoa mà Nguyễn đã quay lưng. Tài trí Nguyễn quá đủ để phiếm lượng cái hư vô bèo bọt của áo mão cân đai, lưng không uốn lộc nên từ. Nguyễn dứt áo từ quan sẽ rất nhẹ nhàng nếu như không có tấc lòng ưu ái cũ, và nếu như không có cuộc gặp gỡ định mệnh với người đẹp Thị Lộ.

Năm ấy. Nguyễn đã ngoài năm mươi, được vua ban cho quốc tính, ở đỉnh cao của danh vọng. Chiều ấy, làm việc ở tòa Tam tri quán sự, Nguyễn thấy ruột nóng như lửa đốt. Vốn giỏi Thái ất thần kinh, Nguyễn bấm độn thấy sao đào hoa chiếu mệnh mình đã lạc vào Cung Hằng. Nguyễn rùng mình sợ hãi lẽ nào có một nhân duyên đang được tiền định. Lòng rối bời, Nguyễn cởi chiếc áo tam phẩm nặng nề vắt lên ghế ngồi, đánh chiếc áo lụa trắng, ông đi về phía phố Dâm Đàm, nằm ven hồ. Và ở đây, ông đã gặp nàng.

Mười sáu tuổi, Thị Lộ đẹp rực rỡ, nàng như một bông hoa trắng muốt được ném xuống hạ giới này. Cố giữ vẻ mặt bình thản, nhưng Nguyễn biết trái tim mình đang đập mạnh, hơi thở gấp gáp, mạch máu ở thái dương ông dồn lên giần giật buốt nhức. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Nguyễn biết nàng đã là của ông, ông không thể thiếu nàng và nàng sẽ đi cùng ông trong cuộc tử sinh này. Nguyễn chưa từng biết ái tình, cả cuộc đời mình ông đã vắt kiệt cho vận mệnh dân tộc. Cái điều mà ông gọi rất giản dị rằng ăn lộc thì phải đền ơn kẻ cấy cày. Lần đầu tiên trái tim băng giá của Nguyễn tháo bỏ những hạt cườm lóng lánh đạo đức nho giáo. Ông đã qui hàng trước đôi mắt ngây thơ với ánh nhìn trong vắt của nàng, trước làn da trắng ngần và đôi môi đỏ như một nụ hồng mỏng manh. Rồi mái tóc đen như màu gỗ mun uy nghiêm. Chỉ có đôi bàn chân của nàng hơi to, nhưng với Nguyễn điều đó không hề gì. Ông thấy mình bị kích thích dữ dội bởi đôi bàn chân ấy. Nó vững chãi kỳ lạ như là không phải nàng đã đứng bằng đôi bàn chân thô kệch, đã đon đả chào mời ông mua một đôi chiếu gon với chút đùa cợt phạm thượng, và mùi mồ hôi con gái như tính hương làm lay động lòng ông.

Phút giây tiền định ấy đã gắn liền hai con người, hai thân mệnh mà về sau lịch sử không bao giờ phải hối tiếc.
Thị Lộ thông minh kỳ lạ, nàng hiểu ông như thể chính là ông vậy. Không bao giờ Nguyễn phải diễn đạt một điều gì đó bằng lời nói. Anh mắt của ông đã được nàng đón nhận và hiểu còn nhanh hơn. Ông hiểu không phải là cái đẹp đoan trinh của nàng đã quyến rũ ông mà điều gì đó rất u uẩn trong đôi mắt của nàng đã cuốn hút ông. Nó như một ma lực kéo ông run rẩy đi về phía nàng, buột môi ông phải nói với nàng những lời vô nghĩa, những lời nói mà khối óc uyên bác của ông chưa từng biết đến, chỉ có trái tim là hiểu vì sao như vậy. Nguyễn như trẻ ra từ khi ông gặp nàng. Ông bình tĩnh đón nhận hạnh phúc như là ông sẽ đón nhận sau đó một định mệnh oan nghiệt. Và chính trên chiếc chiếu gon của nàng, Nguyễn đã nếm trải một niềm hạnh phúc kỳ dị, những khoái cảm dâng trào xen lẫn một nỗi hiu quạnh, nó khiến ông ứa nước mắt, giọt nước mắt của khách anh hùng biết ơn nàng. Đó là giọt nước mắt dự cảm cho một biệt ly. Đắm đuối ngắm khuôn ngực trần của nàng trễ nãi lụa là giữa đám chăn gối bề bộn, Nguyễn mơ hồ nghe có tiếng trống trận ầm vang, người ông nóng rực như một khối than đỏ khao khát đốt cháy hình hài tuyệt diễm của nàng...

Đêm đã khuya.
Nguyễn mệt mỏi gạt bàn cờ sang một bên.
Ông uống thêm một chung lớn rượu cúc nữa. Tiếng vượn hú từ suối Côn Sơn vọng lại làm đau nhói lòng ông. Nguyễn nhớ nàng ray rứt. Có phải là đêm cuối cùng trước khi lai kinh vâng mệnh vua, nàng đã ngồi đây trên chiếc ghế mây nhỏ này, đối diện cùng ông. Nhỏ nhắn trong chiếc áo lụa mỏng để lồ lộ khuôn ngực trần, Thị Lộ vẫn đẹp như ngày họ gặp nhau ở phố Dâm Đàm. Duy có đôi mắt của nàng u uẩn hơn và trên mái tóc đen dày đã lớm chớm vài sợi bạc. Nguyễn im lặng. Nỗi buồn của ông đã đanh cứng, vón cục lại từ khi nàng vào cung. Ông mừng rỡ như con trẻ khi nàng trở về thăm ông, rồi ra đi nàng để lại cho ông một khối tương tư. Nguyễn buồn cười khi nhận ra tình yêu mà ông dành cho nàng quá ư sâu nặng. Mỗi bận nàng ra đi, ông quay quắt và trống rỗng nhiều tháng trời. Gió lay những tàu lá chuối xanh mướt dưới ánh trắng đêm Côn Sơn làm lòng ông chết điếng. Đêm nào, Nguyễn cũng ngồi đó uống rượu một mình, ngắm chiếc bóng gầy trên vách mà nhớ nàng khôn nguôi “Tình thư một bức phong còn kín. Gió đâu đây gượng mở xem”. Nguyễn làm bài thơ thất tình duy nhất trong cuộc đời mình rồi ông nhếch mép cười ngày sau hậu thế nếu còn đọc nó sẽ thấy rằng ông quá đa cảm nhưng sẽ hiểu ông nhiều hơn.

Và lúc này, Thị Lộ đang ở bên ông. Tính hương từ người nàng tỏa ra khêu gợi và ấm áp. Trực giác báo cho Nguyễn biết có thể đây là lần cuối cùng họ gặp nhau. Dường như Thị Lộ cũng linh cảm được điều ấy. Nàng im lặng như Nguyễn, chỉ có đôi mắt sâu vời vợi dấu kín một nỗi sầu thảm. Chưa bao giờ Nguyễn thấy Thị Lộ cuồng nhiệt đến như vậy. Nàng ập lên người ông, bất ngờ như một đợt triều dâng, cuốn ông xoáy vào mê lộ. Nguyễn nghe tiếng vải lụa sột soạt. Ông chậm rãi và cốt cách đi sâu vào người nàng. Nỗi cô độc đá núi gặp phút bừng dậy của đam mê đã làm sống lại trong Nguyễn cơn khát chiếm hữu mụ mị. Ông áp sát hơn nữa vào người nàng, đưa đôi bàn tay với những chiếc ngón tay dài kỳ dị ôm lấy gương mặt trái xoan ngại ngần. Nàng cười như khuyến khích ông, khuôn ngực trần với đôi nhũ hoa thơm màu mật ong lóe sáng trong đêm tối...

Họ còn gặp nhau một lần nữa.
Đó là ngày mười chín tháng chín năm một ngàn bốn trăm bốn mươi hai. Ngày kết thúc vụ án Lệ Chi Viên oan nghiệt. Nguyễn lúc này đã bước sang tuổi sáu hai. Mấy tháng cầm cố và tra khảo đã làm Nguyễn gầy đi rất nhiều. Duy vầng trán vẫn cứ rộng và vuông vức một cách ngạo nghễ. Phía dưới vầng trán đồ sộ xa thư ấy là một đôi mắt sáng quắc. Đám quan lại xu nịnh mà ngày thường Nguyễn vẫn xem là những con kênh kênh thối tha không bẻ gãy được ý chí của Nguyễn. Không ai có thể kết tội được Nguyễn. Vì đơn giản là Nguyễn vô tội. Và hơn nữa Nguyễn là một bậc kỳ tài mà mấy trăm năm mới có được một người.
Người ta kể rằng trước giờ chết, Nguyễn vẫn còn cười với nàng. Đôi mắt sáng nheo lại với ánh nhìn tràn ngập yêu thương. Đó là lần gặp nhau cuối cùng trước khi Nguyễn và nàng, cả hai cùng trở về cát bụi. Năm ấy, Nguyễn vừa bước sang tuổi sáu hai, còn nàng vừa tròn hai mươi tám...
 N.X.H

(nguồn: TCSH số 208 - 06 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đàm quỲnh NgỌcChiều nay, tôi nhận được điện khẩn của Tâm, bức điện vỏn vẹn chỉ có dòng chữ: “Thứ bảy tới, tao đi Hoa Kỳ, mày tới gấp”. Tôi không ngạc nhiên khi biết Tâm đi Hoa Kỳ, với nó, đi nước ngoài đã trở thành bình thường như các bà đi chợ. Tôi chỉ ngạc nhiên khi Tâm đã điện khẩn cho tôi, điều mà từ trước đến nay chưa bao giờ có.

  • TRẦN NGUYỄN ANH Trong gia đình tôi, dì là người đến sau cùng. Dì thường bảo tôi: “Ô Mai à, hãy coi dì là bạn nhé”. Tôi thẳng thừng bảo: “Tôi chỉ có thể coi dì như kẻ thù”.

  • NHẬT HÀ      Lần đầu về thăm Đồng Tháp Mười, thú thật, tôi thấy có nhiều điều rất lạ, từ mảnh đất, sông nước, cây cối, chim muông tới các địa danh và nhất là con người.

  • CAO LINH QUÂN                Ăn mày là ai?                Ăn mày là...                                (Ca dao xưa)

  • LAM PHƯƠNGNàng không có sự lựa chọn nào khác. Cuộc đời không cho phép nàng lựa chọn. Ngôi nhà lá sùm sụp xám xịt như con ốc ma. Ba chị em không cùng cha và chưa bao giờ biết mặt cha. Và mẹ nàng, người đàn bà có khuôn mặt nhầu nhĩ như tấm lá mục úa, bươn bả mót máy làm thuê một ngày dẫn người đàn ông xa lạ về.

  • HÀ HUỆ CHI1. Mong đợi từ lâu lắm một tiếng cười sum họp. Tôi muốn khóc. Tôi muốn chết. Khi cuộc sống chẳng có gì giống một điệu múa. Khi trái tim chẳng buồn đốt pháo.

  • Phan HuyỀn ThưLam thấp thỏm nghe ngóng tiếng còi tàu từ xa vọng lại. Cứ khoảng hai phút một lần, tiếng còi hú dài xa xăm. Trời mưa to, chui tọt vào cái quán cà phê sát đường tàu, Lam ngồi gặm nhấm những thù hận của mình.

  • TRẦN HỒNG LONG“Tao cấm mầy nói nó chết! Nếu mầy còn nói nữa, tao sẽ đuổi mầy ra khỏi nhà tao ngay!”. Chỉ cần nghe cái “điệp khúc” ấy là dân xóm Vàm Đinh đủ biết bà Hoài chửi chị Ngọt ở trên tỉnh về thăm. Và, không cho chị nói chuyện anh Mặn hy sinh, mặc dù giải phóng đã hai mươi năm rồi vẫn không có một tin tức nào về anh.

  • ĐINH DUY TƯ         Truyện ngắn “Chỉ vì thằng Mỹ, tao mới đến nông nỗi này. Ví như không có hắn, tao thành trạng lâu rồi”.Đó là tuyên ngôn của một trạng lính. Vâng! Hắn tên là Nguyễn Đăng Lính ở cùng làng với tôi. Hai đứa nhập ngũ một ngày, nhưng ngành nghề có khác nhau.

  • NGUYỄN THỊ THÁIVào hội Văn học Nghệ thuật được gần năm, đây là lần thứ hai tôi được đi thực tế. Lần thứ nhất cách đây hai tháng.

  • HOÀNG BÌNH TRỌNGGập tấm bản đồ địa hình lại và vừa kịp đút vào xà cột, thì trung uý Trương Đình Hùng nghe có tiếng chân người lội bì bọp dưới suối. Lách mình ra phía sau cái trụ chằng phủ đầy dây hoa lạc tiên, anh thấy một người đàn ông trạc ngoại ngũ tuần, cao lớn, vẻ mặt thô tháp, cõng chiếc ba lô cóc phồng căng từ dưới dốc bươn bả trèo lên.

  • Y NGUYÊN     ... Những người muôn năm cũ         Hồn ở đâu bây giờ

  • GIẢN TƯ HẢIGã bước xuống xe ôm móc ví trả tiền rồi lững thững bước về con phố ven đê. Chiều thu ánh mặt trời vàng vọt trải dài lên cái thị xã vùng biên vốn dĩ đã buồn lại càng thêm vẻ mênh mang hiu quạnh. Giờ tan tầm đã qua, dãy phố ven đê hoặc có người còn gọi là cái chợ người vốn tập trung nhiều lao động chân tay cũng đã vãn dần. Thấp thoáng vài bóng chiếc ô tô qua lại. Gã chậm rãi vừa đi vừa nhìn trái ngó phải, chốc chốc quay lại nhìn như sợ bị ai đeo bám. Chân gã đi giày thể thao adidas mới cứng, vận chiếc quần bò cũ đã thủng lỗ chỗ như đạn bắn, phía trên khoác chiếc áo đại cán rộng thùng thình màu cứt ngựa, đầu đội mũ cối Hải Phòng kiêu hãnh một thời cũng đã sờn cũ và bong lớp vải để lộ cái lõi xám xịt.

  • NGÔ HỮU KHOADưới gốc cây Sau Sau, thứ cây có thân gỗ nhưng muốn mang đốt cũng không cháy, dùng làm gỗ thì nhanh mục nên mới được sống tươi tốt ở vùng rừng thường xuyên được dân sơn tràng lui tới. Dũng trong thế ngồi co quắp, hai bàn tay giấu dưới vạt áo mưa để vừa tự sưởi ấm cho cơ thể vừa giảm tiết diện để tránh những hạt mưa lạnh buốt lọt qua tán lá rậm rạp, những hạt mưa mùa không biết mệt mỏi cứ rơi và rơi…

  • NGUYỄN VIỆT HÀCó một ngày rất âu lo đã đến với thằng béo. Bụng bồn chồn tưng tức, giống như đang ngồi giữa một cuộc họp trang trọng bỗng mót tiểu tiện mà không thể đi. Trước đấy hình như duy nhất một lần cái cảm giác bất an này cũng đã đến. Láng máng không thể nhớ.

  • MA VĂN KHÁNGKhi những người U Ní ở vùng biên sau mấy tháng trời đông giá, ngồi trong nhà đánh cuốc, sửa dao, đan lát bước ra khỏi căn nhà đất dày kín như cái kén, đặt chiếc vai cày lên cổ con trâu, đi những đường cày đầu tiên, hoặc rủ nhau đi bán công khắp các nơi trong vùng thượng huyện Bát Xát, thì hoa gạo bắt đầu nở.

  • PHAN TUẤN ANH- Anh ơi lên xe đi, xe chạy suốt Bắc Nam đấy.- Có đi Vinh hả anh, bao nhiêu tiền vậy?- Ôi dào! mấy chục ngàn thôi, lên nhanh đi anh ơi.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUYĐiện thoại di động trong túi rung lên báo tin nhắn đến, Luân uể oải mở ra xem. Khuya rồi sao còn ai nhắn tin nhỉ? Một số máy lạ với một dòng tin lạ hiện ra: “Bạn ơi tôi không biết bạn là ai nhưng tôi muốn bạn biết tôi sắp lìa xa cuộc sống này. Tôi đang tuyệt vọng”.Đúng là đồ khùng! Đồ dở hơi!

  • HOÀNG TRỌNG ĐỊNHPhòng giam chật chội, tối tăm...  Gần trần có một lỗ thông hơi. Bên ngoài lỗ thông hơi là bức tường tôn xám xỉn. Khe hở dài chừng 10 mét, rộng chừng 3 tấc, nằm song song và gần sát với mặt đường bên ngoài. Đứng trong phòng giam, từ lỗ thông hơi nhìn qua khe hở của bức tường, chỉ có thể thấy những bước chân người đi.

  • NGUYỄN TRƯỜNGThấy tôi ngồi chăm chú đọc thư, miệng cứ tủm tỉm cười, vợ tôi mới giả giọng, hỏi đùa:- Có việc chi thích thú mà cười một chắc rứa?- Có chuyện vui bất ngờ đấy em ạ! - Tôi vừa trả lời vừa kéo tay vợ ngồi xuống, rồi đọc lại một mạch toàn văn bốn trang thư của ba tôi từ Huế mới gửi vào.