PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký
Ngày 14 tháng 02 năm 2012, đoàn du lịch chúng tôi từ khách sạn Ramayana ở thủ đô Vientiane của nước bạn Lào qua cửa khẩu Laosamay chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan.
Một show diễn của tập đoàn BD Alcazar ở Pattaya - Ảnh: internet
Sau khi xong thủ tục, chiếc xe du lịch 45 chỗ ngồi của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội chi nhánh Huế lướt êm ru trên đường xuyên biên giới qua cầu Hữu Nghị 1 (Friendship Bridge 1, Mittaphap 1, Mittaphap Nung, đọc là nưng hay nựng). Chính giữa cầu là mốc biên giới Lào - Thái. Giao thông qua cây cầu này tuân thủ Luật giao thông của Thái Lan.
Đúng 11 giờ trưa, xe đến tỉnh Khonkean, ghé vào nhà hàng Kaeninn là một nhà hàng Trung Hoa trên đất Thái, ăn cơm trưa tại đó rồi chạy một mạch đến tỉnh Pattaya, nơi có nhiều dịch vụ du lịch nổi tiếng. Dịch vụ nổi tiếng hạng nhất có lẽ là chương trình ca múa tạp kỹ của tập đoàn xuyên quốc gia BD Alcazar.
Nếu đi Thái Lan chỉ để thưởng thức món ăn thì đừng, vì không có gì khác lạ lắm. Vẫn là các món cay chua của Thái, kim chi và lẩu nướng của Hàn Quốc, các món ăn nhiều dầu của Trung Hoa, gỏi cá và đậu phụ của Nhật, chẳng khác mấy với các nhà hàng bán các món ăn này ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nếu đi Thái Lan để ngắm gái đẹp và thưởng thức sexshow thì hãy coi chừng. Bên trong những đôi môi ánh hồng mềm mại kia có thể cất giấu một giọng nói ồm ồm, hệ quả của kỹ thuật chuyển đổi giới tính và phẫu thuật thẩm mỹ mà cỡ tay chơi ngoại hạng như Wayner Rooney của đội M.U cũng còn bị mắc lừa, xem xong sẽ tiếc thời gian. Sẽ mất tiền oan mà trong lòng còn ôm mối hận mình… ngu.
Thái Lan có nhiều dịch vụ du lịch khiến du khách “bu kín”. Khách đủ năm châu. Nhưng bỏ qua tất cả, tôi cứ mãi thao thức không ngủ được sau khi xem xong chương trình tạp kỹ của tập đoàn BD Alcazar có chi nhánh lớn nhất Thái Lan ở Pattaya. Đây là một tập đoàn kinh doanh nghệ thuật do một người đàn ông đồng tính lập ra cho những người cùng cảnh ngộ có cơ hội làm ăn, giao lưu kết bạn, tự khẳng định mình, hòa nhập cùng xã hội. Tính nhân văn cao cả này là mục đích chính của ông chủ tập đoàn khiến cho ai nghe thấy cũng nao nức muốn đi xem.
Nói thật lòng, trước khi đi, tôi cứ thấy ghê ghê trong người khi biết rằng mình sẽ gặp, nhìn và có thể “sờ tận tay” những “cô gái” đẹp tuyệt trần mà trước đó họ đã từng là những chàng trai lực lưỡng rậm rạp râu ria. Một cảm giác rờn rợn tựa như khi xem phim Tiếu Ngạo Giang Hồ thấy gã “dẫn đao tự cung” Đông Phương Bất Bại tiếm ngôi Giáo chủ Nhật Nguyệt Thần giáo tay mềm mại đưa kim thêu, mắt đong đưa duyên tình với gã tình nhân Dương Vân Đình. Càng ớn lạnh hơn khi gã Đông Phương Bất Bại tự thiến ấy với bộ xiêm y màu hồng rực rỡ, đôi bông tai lấp lánh ngọc xanh, đôi môi mọng đỏ như ánh bình minh, đôi hài thêu hoa sặc sỡ, tay cầm chiếc kim thêu lấp lánh ung dung bay lượn giữa ba đối thủ là Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên và Lệnh Hồ Xung, hệt như một tiên nga tuyệt thế múa điệu Nghê thường giữa vòng vây của ba con hổ. Cái cảm giác rờn rợn ma quái ấy cứ ám ảnh tôi rất lâu sau khi xem phim. Vậy mà nay có thể thấy hàng chục “chàng hóa nàng” như vậy giữa chốn trần gian, trong cõi người trần mắt thịt thì ớn thật. Tôi vốn ghét những cái giả dối, càng ghét hơn những cái nửa thật nửa giả. Xã hội loài người cũng như muôn loài trong tự nhiên luôn có những điều kỳ diệu, kỳ lạ và kỳ quặc. Một trong những sự kỳ đó là tạo hóa đã ban cho các sinh vật đa bào hai giống chính là đực và cái để duy trì nòi giống thì vì lý do ngớ ngẩn nào đó, Ngài lại nặn ra giống thứ ba: nửa đực nửa cái (nói chữ là bán nam - bán nữ ở loài người). Dân ta có cách nói khá chính xác về mặt sinh lý và tâm lý con người: á nam - á nữ (không phải ái nam - ái nữ) vì á có nghĩa là gần đạt mức, chẳng hạn á hậu tức là suýt nữa thì đạt vương miện hoa hậu nhưng chưa đạt tới, tương tự ngôi vị á quân của một giải thể thao. Á nam - á nữ nghĩa là gần đạt tới cái hoàn toàn là con trai hoặc con gái nhưng vì thiếu cái gì đó, chút gì đó nên chỉ á thôi. Thiếu cái gì đó về sinh lý hay tâm lý đều không ổn, không bình thường. Những người chẳng may bị thân phận này ở thời phong kiến lại có cái lợi riêng: Được tuyển vào hoàng cung làm thái giám phục vụ các hoàng hậu, phi tần, có khi trở thành cận thần thân tín của nhà vua, thao túng triều cương, tham nhũng nhận hối lộ giàu đến mức phú gia địch quốc (nhà giàu có tài sản ngang với tài sản quốc gia), chẳng hạn thái giám Hòa Thân - Trung đường đại nhân thời Càn Long bên Tàu. Ở nước ta thời nhà Nguyễn, những người này được dân gian gọi là Ông Bộ, khi họ được tuyển vào hoàng cung làm thái giám thì cả làng được miễn sưu dịch mấy năm. Bởi vậy, ngạn ngữ dân gian có câu: “Đẻ ông Bộ cho làng nhờ”. Khi hết thời đại phong kiến, mấy ông Bộ không còn đất hành nghề phục vụ hoàng gia, nên họ cứ sống bình thường cùng xã hội, làm mọi nghề như người bình thường nếu có khả năng, có khi còn rất giỏi. Chỉ khác người thường ở chỗ họ không bao giờ lập gia đình. (Xin lưu ý: Những người không lập gia đình chưa hẳn là á nam - á nữ mà vì họ có lý do khác, chẳng hạn muốn đi tu. Xin đừng lẫn lộn). Nhưng thời nay, sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều người ra nước ngoài, tây tàu đủ cả, nên họ mang về cũng đủ cả rác rưởi lẫn tinh hoa. Dân ta vốn có thói quen sùng ngoại, nên chi giai đoạn này xuất hiện nhiều mốt thời thượng bắt chước nước ngoài, chẳng hạn mốt sùng bái thần tượng ca nhạc, mốt để đầu tóc như diễn viên Hàn Quốc v.v. Riêng chuyện đồng tính, bỗng dưng gần đây xuất hiện nhiều tin đồn và cả tin chính thức trên báo chí về chuyện ca sĩ nọ là gay, ca sĩ kia là đồng tính, là pê-đê. Không biết có ai đó làm vậy nhằm mục đích câu khách (một chiêu rẻ tiền nhưng hiệu quả… gần bằng chiêu lộ hàng), tạo scandal để nổi tiếng hay không, nhưng cứ thấy cái cảnh dân ta nhiều người hay đua đòi theo mốt nọ mai kia mà tôi đâm ra hoài nghi cái sự thật về tình trạng đồng tính đang gia tăng ở nước ta. Trước hết, những người tự xưng hoặc vờ hớ hênh để lộ ra rằng mình là người đồng tính phần lớn nằm trong giới ca sĩ giàu có và những người con nhà giàu ăn chơi phá của. Chẳng có anh nhà nghèo nào tự xưng mình là gay, là pê-đê cả, thế mới lạ chứ! Hầu hết những người đồng tính thật thường mặc cảm, che giấu thân phận nghiệt ngã mà trời bắt họ phải chịu, chẳng ai bô bô như vậy. Bởi dư luận cũng nhiều khi rất đáng sợ, hiếm người mở lòng chia sẻ với người chịu thân phận á nam - á nữ cả, có khi còn giở giọng mỉa mai, khinh bỉ, ghê sợ xa lánh. Bản thân tôi cũng từng có chút cảm giác không nhân văn đó. Vì thế khi đi xem, tôi thầm nghĩ phải xem tường tận để biết họ - những người pê- đê là người như thế nào, có chút mặc cảm nào không, có chút vấn vương “thân tằm trong xác bướm” như lâu nay mình vẫn nghĩ hay không? Hay là pê- đê giả cũng nên. Thời đại kinh tế thị trường, cái thật cái giả khó phân biệt lắm. Thà họ pê-đê thật thì còn có chỗ cảm thông chia sẻ, chứ giả nai không sừng, giả gừng không cay thì đáng ghét lắm, khác chi mình bị lừa. Vả lại, đã đọc Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng thì cũng nên một lần mục kích con tằm lột xác hóa thành con bướm ra sao chứ.
Tằm là một giai đoạn trong chu trình biến thái của loài bướm ngài, giai đoạn nhộng. Sau khi quấn kén, đến lúc nào đó, tằm cắn kén chui ra và từ từ hóa thành bướm. Quá trình biến thái hoàn thiện sẽ cho ra những con bướm bình thường, chớp cánh bay lên không trung chỉ sau vài phút chui ra khỏi kén. Nếu quá trình biến thái bị trắc trở, con bướm vừa chui ra được nửa thân hình đã phải dừng lại thì sinh vật được tạo ra sẽ nửa tằm nửa bướm, sẽ chịu chìm trong kiếp xác bướm thân tằm, sẽ không bay lên được. Nó suốt đời chịu nỗi khổ trầm luân của một cuộc hóa thân không trọn vẹn. Đã không có một xác thân trọn vẹn là bướm để cho linh hồn bướm cư ngụ thì làm sao có thể mơ tiên!
Đúng 20 giờ 30 phút, phiên biểu diễn đầu buổi tối kết thúc, hướng dẫn viên (HDV) du lịch Trần Vinh Hoài và HDV người Thái Lan - Chao Kenphone (Chiêu Cảnh Phương) báo ngay tin sốt dẻo cho đoàn chúng tôi: “Các cô gái ấy sắp ra. Mời các anh chị chạy ra sân bên trái sẽ gặp họ. Họ sẽ đứng cho chúng ta ngắm, và có thể mời ta chụp hình với giá 40 bath/ảnh, tương đương 35.000đ Việt Nam”. HDV cũng dặn kỹ: “Nếu các anh chị không muốn chụp hình với họ thì đừng đến đứng bên cạnh họ khi họ mời, cứ đối diện mà nhìn hoặc hỏi chuyện họ. Họ sẵn lòng trò chuyện và để cho ta chụp hình riêng họ thoải mái, không mất tiền - dutyfree”. Thế là cả đoàn chúng tôi lăm lăm máy ảnh ào tới sân chờ.
Chừng nửa phút sau, các “nàng tiên” xuất hiện. Cô nào cũng hóa trang thành chim công, chim trĩ, bướm, phượng, chim thiên đường với những bộ cánh gắn sau lưng, trên đầu cực kỳ công phu, vô cùng diễm lệ làm rực rỡ cả một khu sân. Nhưng với tôi, ác thay, nó lại làm tăng cảm giác ngại ngùng. Cố kìm cảm giác khó chịu, tôi chạy tới gần một cô đẹp nhất để soi cho kỹ. Dĩ nhiên tôi đủ tỉnh táo để khiến ánh mắt của mình không đến nỗi thô lỗ. Đó là cô mà tôi cho là con gái thật nhất. Khuôn mặt ngà trắng mịn hồng, hình trái xoan, mái tóc đen dài óng mượt buông xuống tận thắt lưng. Đôi môi trái tim mọng đỏ, hàm răng nhỏ trắng đều tăm tắp, ánh mắt ướt át đong đưa, bộ ngực tròn đầy bềnh bồng nổi trên chiếc váy hở ngực hồng tươi kim tuyến lấp lánh ngàn sao. Một đôi chân dài thon nhỏ, cẳng chân chẳng có sợi lông nào, không có chút gì báo hiệu cho ta biết đó là của giả... khiến tôi ngẩn ngơ tự hỏi: Chẳng lẽ chắc chắn đây là con gái 100%?.
Chụp ảnh xong cô này, tôi chạy tìm cô khác còn mỹ nhân tuyệt thế hơn. Cô ta cười rất duyên và đưa tay mời tôi chụp ảnh chung. Không có tiền đâu phải lúc nào cũng bị thiệt thòi, bởi nếu có tiền ắt tôi muốn thỏa trí tò mò khám phá, sẽ đồng ý đứng cạnh cô để chụp hình, cũng để tìm cách chạm nhẹ vào da thịt của cô xem có cảm xúc gì không. Ít nhất, như nhiều người khác, tôi sẽ nhẹ nhàng ôm lấy vòng eo thon nhỏ của cô xem có động đậy cái libido tí tẹo nào không. Nhưng bức hình ấy mà đem về nhà, cầm chắc giông bão nổi lên ầm ầm. Tôi lắc đầu cười từ chối và tiếp tục quan sát. Cô em xinh đẹp nguýt dài một cái rồi quay sang anh chàng châu Âu rậm râu sâu mắt, cao lừng lững. Anh chàng này xông vào ngay. Họ khoác tay nhau rất tình tứ rồi chụp hình. Xong xuôi, cô nàng cất giọng… ồm ồm: “Thank you!”. Hóa ra là cậu! May mà mình không chụp hình chung. HDV cho biết: “Tất cả đều là con trai được phẫu thuật chuyển đổi giới tính và phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa đường nét cơ thể biến trai thành gái”. Trước đó họ đều là những chàng trai đồng tính. Quay trở lại tìm cô gái ban nãy. Cô ta đang đứng nghiêng về phía khác mời chào khách. Có dịp thu- ận tiện, tôi táo bạo tới gần hơn và… nhìn kỹ. À! Cái đầu gối gồ ghề, cộng với cái mào xương chày khá rõ tố cáo phần nào giới tính gốc của nàng. Nhìn kỹ hơn, cái sụn giáp lộ hầu lồi to, càng khẳng định nàng chính là chàng trước đây. Tuy vậy, phải thành thật khâm phục trình độ tay nghề của các bác sĩ Thái Lan trong phẫu thuật chuyển đổi giới tính và thẩm mỹ. Nếu không soi kỹ như vậy bằng con mắt ít nhiều có nghề laser thẩm mỹ của mình, tôi cũng khó thể nhận ra thân tằm trong xác bướm.
Xong màn chụp ảnh các “giai nhân”, chúng tôi vội vã quay vào khán phòng chuẩn bị xem chương trình đợt 2. Khán phòng rộng chừng 500m2, có ba dãy ghế ngồi ở giữa và hai bên cánh. Chật ních người. Tôi tranh thủ đếm, ước chừng 1000 khách. Đoàn chúng tôi ngồi ở dãy ghế trên cùng, cao và xa nhất. Nhân viên trật tự soát vé, ai ngồi sai chỗ sẽ được họ lịch sự và kiên quyết mời đứng dậy rồi dẫn tới vị trí đúng như trong vé.
Chương trình bắt đầu bằng một tiết mục múa của dân tộc Thái (biết được nhờ xem dòng chữ giới thiệu bằng tiếng Anh bên dưới dòng chữ Thái trên phông nền sân khấu). Hơn 200 vũ nữ thướt tha yểu điệu, má hồng môi thắm như các cô ngoài sân nhưng không hóa trang chim công chim trĩ như họ, với bộ váy truyền thống dài gần kín gót, đôi chân uyển chuyển nhịp nhàng, đôi tay mềm mại múa trên nền nhạc réo rắt đến mê lòng. Ngay tiết mục đầu đã thấy độ hoành của họ.
Khi điệu múa này kết thúc, các cô lui vào trong, ánh đèn mờ dần rồi tắt. Sau đó chừng 30 giây, giàn đèn bật sáng, du khách ngỡ ngàng thấy một sân khấu khác hẳn với tấm phông nền phía sau miêu tả một kiểu kiến trúc đấu trường La Mã với những hàng ghế ngồi xếp vòng quanh cái lòng chảo đặc trưng của Colodium. Chắc hẳn là một tiết mục dân gian hoặc truyền thống của Italia rồi - tôi đoán thế. Quả nhiên, từ hai bên cánh gà, từng đoàn chiến binh La Mã cổ đại xuất hiện trong những chiếc áo choàng đỏ rực và chiếc giáo dài, cây gươm sắc mà ai đã từng xem phim Spartacus với chàng diễn viên Kirt Douglas điển trai đều dễ dàng nhận ra, bên cạnh những vũ nữ y trang Hy Lạp cổ đại mà ta hay gặp trong các bộ atlas về các nền văn minh thế giới.
Cứ thế, sau mỗi tiết mục, phông nền sân khấu lại thay đổi để giới thiệu một điệu múa lời ca của dân tộc khác. Hết Nhật Bản với núi Phú Sĩ và hoa anh đào, đến Trung Hoa với Vạn Lý Trường Thành và Tây Hồ lãng mạn mênh mang sóng nước, lại đến các chú lạc đà và những bãi cát sa mạc chạy dài ngút mắt và các điệu đàn réo rắt rộn ràng của người dân Tây Á, Tây Vực, các điệu múa bụng rừng rực lửa của các cô gái Ấn, Hồi… Tính ra, phải có chừng hơn mười lăm bộ phông nền chuẩn bị sẵn và treo lên trên trần sân khấu. Hết cỡ độ hoành! Hỏi anh bạn là nghệ sĩ sân khấu đi cùng, anh chàng lắc đầu: “Về kỹ thuật thiết kế, phục trang, đạo cụ sân khấu ta thua xa, may chăng chỉ có cấp nhà nước tập trung nhân tài vật lực lại mới làm được, còn cấp tỉnh hay một đoàn nghệ thuật tư nhân nào đó thì chào thua. Ấy là chưa nói đến nghệ thuật”. Thật sự có bi quan đến thế không? Chắc phải nhờ các nhà lý luận phê bình, nghiên cứu và các nhà quản lý nghệ thuật sân khấu Việt Nam lên tiếng.
Ngồi một chỗ nhưng chúng tôi rất dễ đoán biết đoàn khách nào của nước nào vì cứ đến tiết mục của dân tộc mình, khách của nước đó lại vỗ tay rầm rầm như khích lệ “quân ta” diễn cho hay. Đang ngóng cổ chờ xem phông nền sân khấu sẽ giới thiệu biểu tượng gì của Việt Nam thì bỗng dưng đèn tắt. Tạm thời giải lao và đoán mò xem: Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội hay cái gì?
Chừng 2 phút sau, sân khấu hiện lên toàn cảnh mặt tiền Nhà hát lớn Hà Nội. Chúng tôi hồ hởi chờ xem tiết mục của Việt Nam mình. Một đoàn hơn mười “cô gái Việt Nam” duyên dáng trong những tà áo dài rực rỡ sắc màu với những chiếc nón bài thơ xinh xinh trên tay. Rồi một điệu nhạc nhẹ nhàng, lời ca dìu dặt trầm buồn cất lên, bài “Tình xa vắng” của một nhạc sĩ Việt Nam. Chao ơi! Giữa xứ người, bỗng dưng được nghe những giọng ca “thuần Việt” da diết khiến lòng xao xuyến biết bao. Chúng tôi bảo nhau: “Vỗ tay mạnh lên để ủng hộ quân mình”, dù ai cũng biết đó là các “cô gái Thái Lan”, còn điệu nhạc và giọng ca đã được thu băng từ trước, họ chỉ hát nhép. Nhưng không thể chê tài hóa trang và nghệ thuật múa của họ. Vui đáo để cái màn tranh nhau vỗ tay rất ư “cục bộ dân tộc”. Mọi người đều vui.
Hai tiết mục cuối cùng là của Thái Lan. Đầu tiên là màn múa thoát y 50% của một vũ nữ Thái. Chỉ thấy những dải lụa mềm tung bay, đôi chân trần thoăn thoắt, đôi tay mềm mại, tấm lưng thon thả uốn cong theo từng tiết điệu khiến cả khán phòng im phăng phắc. Cái đẹp nhục thể được nghệ thuật hóa thân biến thành cái đẹp thánh thiện. Không có chút gì kích động lòng ham muốn dục tình. Chỉ thấy lâng lâng một niềm khoái cảm tựa như khi ta thưởng ngoạn một đóa hoa hồng hé nở còn đọng chút sương mai long lanh trong nắng xuân hay khi hồi hộp chờ xem bông hoa quỳnh từ từ hé nụ dưới sương khuya lành lạnh mỗi độ thu về.
Tiết mục cuối cùng đã làm tôi thao thức suốt đêm. Một bức màn đen trùm kín sân khấu, một ánh đèn lúc vàng vọt leo lét hy vọng, lúc đỏ nọc khát chờ. Rồi một chàng trai mặc áo vét đen xuất hiện trong một quầng sáng nhỏ. Chàng cất lời ca da diết như để bày tỏ nỗi lòng với ai đó, có thể là cô gái trong mộng tưởng của mình. Không cần biết lời ca, chỉ nghe tiếng nhạc và ngôn ngữ đôi tay, ánh mắt u buồn day dứt khát khao và những nét hằn khổ đau trên khuôn mặt chàng trai, ta cũng có thể đoán ra điều chàng muốn nói. Khi chàng trai khuất vào sân khấu, một cô gái trẻ đẹp hiện ra trong bộ váy hồng tươi thắm. Cô cất lời ca ai oán não nùng như muốn xé toang trái tim đang dồn dập nhịp đập ái tình. Rồi cô lại lui vào bóng tối. Chàng trai lại hiện ra trong nỗi khát khao dục tình cháy bỏng với đôi bàn tay như muốn bứt tung lồng ngực, cào xé toàn thân, xoắn nát cõi lòng. Đôi bàn tay ấy lúc đưa ra xa nửa như gọi mời, nửa muốn cầu xin, lúc lại thu vào như thể muốn ôm lấy một bóng hình, chàng là kẻ đang trào sôi tình yêu muốn dâng hiến cho nàng mà bị từ chối, phũ phàng từ chối. Đớn đau thay! Cứ thế, cứ thế từng đoạn diễn tả mối tình như thể phải lìa tan. Đã có những giọt nước mắt rơi trong khán phòng lặng phắc! Đã có những tiếng khóc âm thầm như sẻ chia!
Cuối cùng, dường như không còn chịu đựng nổi, cô gái vụt lao ra, chàng trai chồm tới như không muốn đánh mất nàng, chàng ôm chặt thân mình nàng trong vòng tay nóng bỏng khát khao, với trái tim hừng hực lửa tình yêu bao nhiêu ngày trông đợi. Đôi vòng tay, đôi thân hình run rẩy trong niềm xúc động tột cùng. Và đôi môi nàng hé nụ chờ mong, khuôn mặt nàng ngửa ra sau, mái tóc đen huyền tung xõa như đã sẵn sàng bước qua tất cả để đón nhận tình yêu. Bỗng dưng ta muốn thời khắc thiên nhiên dừng hẳn lại cho đôi tình nhân trọn niềm hạnh phúc vô biên.
Chợt ánh đèn bật sáng, sân khấu chói lòa gay gắt như sự thật khủng khiếp tột cùng. Trần trụi hiện ra một niềm đau nhân thế: Chàng và Nàng chỉ là hai nửa của một kiếp người. Bên này là gái, nửa kia là trai. Vòng tay mạnh mẽ của chàng đang mê cuồng ôm ấp xoắn siết như muốn cào nát thân hình nàng cũng chính là vòng tay của nàng siết miết đến tận đỉnh cơn đau khắc khoải cái thân hình ngồn ngộn sức xuân của chính mình. Đời có thấu hiểu cho chăng nỗi đau dằn xé tột cùng của một kiếp người phải sống trong hai thân phận, triền miên ray rứt hai niềm khát khao chẳng bao giờ đạt! Đời có thấu cảm cho chăng nỗi đau của một con người, một giới người phải chịu kiếp thân tằm trong xác bướm!
Pattaya - Thái Lan, ngày 15 tháng 02 năm 2012
P.X.P
(SH288/02-13)
VALENTIN HUSSON
Trước hết, ta phải hướng sự chú ý đến động từ “cách ly” khi mà với tư cách là một ngoại động từ, nó có nghĩa là sự vứt bỏ ra khỏi một giới hạn; trong khi với tư cách là một nội động từ, nó hướng đến sự ràng buộc để ở lại trong một vài giới hạn nhất định. Nó vừa nói lên cả sự vứt bỏ lẫn sự rút lui; vừa hiện diện vừa vắng mặt.
HIỀN LÊ
Hiroshi Sugimoto (sinh năm 1948 tại Tokyo) là nhà kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia người Nhật.
Palomar là tác phẩm hư cấu cuối cùng của Italo Calvino (1923 - 1985), một trong những nhà văn lớn nhất của Ý ở thế kỉ 20, xuất bản tháng 11 năm 1983.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương.
JEAN-CLET MARTIN
Trong thời điểm cách ly và tự cách ly này, thế giới tái khám phá ra chiều kích mang lại cho nó một phương hướng nhất định.
Slavoj Žižek, nhà triết học người Slovenia, được mệnh danh là “nhà triết học nguy hiểm nhất ở phương Tây” hiện nay. Ông nổi tiếng với tác phẩm Đối tượng trác tuyệt của ý thức hệ (The Sublime Object of Ideology, 1989), ở đó ông đã kết hợp quan niệm duy vật Marxist và phân tâm học Lacan để hướng đến một lý thuyết về ý thức hệ.
MARKUS GABRIEL
Trật tự thế giới bị lung lay. Một loại virus đang lây lan trên quy mô vô hình của vũ trụ mà ta không hề biết được những chiều kích thực sự của nó.
ĐỖ LAI THÚY
M. Bakhtin (1895 - 1975), nhà nghiên cứu văn học Nga - Xô viết có tầm ảnh hưởng bậc nhất ở Việt Nam. Ông là nhà lý luận tiểu thuyết. Người phát hiện/minh ra tiểu thuyết đa âm, tính đối thoại, nguyên tắc thời-không, tính nghịch dị và văn học carnaval hóa…
THÁI THU LAN
Émile Zola là một nhà văn hiện thực lớn nhất đồng thời cũng phức tạp nhất của nước Pháp ở cuối thế kỷ thứ 19, là người sáng lập lý luận về chủ nghĩa tự nhiên, là một tấm gương lao động không mệt mỏi, là một chiến sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm chống chiến tranh phi nghĩa, chống quyền lực tàn bạo và bênh vực quần chúng lao động nghèo khổ.
NGUYỄN TÚ ANH - TRẦN KỲ PHƯƠNG
Trong nghệ thuật Ấn Độ cũng như nghệ thuật Chàm, hình tượng con chuột luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, đó là con chuột nhà hay chuột nhắt (mouse), chứ không phải chuột cống.
ANĐRÂY GOCBUNỐP (Tiến sĩ ngôn ngữ học Liên Xô)
Gần đây đã có những khám phá rất có ý nghĩa ở Washington và London, trong những cuốn sách đã yên nghỉ trên các kệ sách thư viện trong cả bốn thế kỷ nay.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Jen học trước tôi hai năm, đàn chị. Cô là thường trú, PGY- 4, tôi là PGY- 2. Trong nghề chúng tôi, hơn nhau một năm đã là tình thầy trò, huống gì hơn hai.
LƯU TÂM VŨ
hồi ký
LTS : Nhà văn Lưu Tâm Vũ sinh năm 1942, tốt nghiệp sư phạm Bắc Kinh năm 1961, sau đó dạy học nhiều năm ở Bắc Kinh. Truyện ngắn đầu tay Chủ nhiệm lớp đoạt giải thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978, được coi là tác phẩm mở đầu cho văn học thời kỳ mới.
Cách đây 40 năm khi nhà xuất bản Morrow and Avon chi 5 triệu đô la cho James Clavell, tác giả những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Hồng Kông ngày ấy, Đại tướng quân, Whirlwind, giới xuất bản ở Mỹ choáng váng. Nhưng bây giờ tiền nhuận bút đã vượt xa kỷ lục ấy.
ALAN BURNS
William Carlos Williams cũng như bất cứ người nào, đến rất gần với việc nhận thức ra lý tưởng mới của chủ nghĩa hình tượng, nhất là trong những bài thơ như “The Great Figure” và “The Red Wheelbarrow”.
Đây là một câu chuyện về di dân được viết theo chương trình “Dự án chiếc giày” (The Shoe Project) được khởi xướng thành lập bởi tiểu thuyết gia Katherine Govier, Toronto, Canada. Chương trình này bao gồm việc giúp các phụ nữ di dân viết một câu chuyện 600 từ về kinh nghiệm di dân của mình và lên một sân khấu nhỏ để trình diễn (đọc) câu chuyện đó trước những khán giả trong vùng. “Dự án chiếc giày” được thực hiện ở Antigonish với sự giúp đỡ của tiểu thuyết gia Anne Simpson và nhà biên kịch Laura Teasdale.
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Tôi đã từng mơ ước về quê nhà để đọc thơ tiếng Việt, để thổn thức cùng thi ca tiếng Việt. Thế mà, ở nơi này, giữa trái tim châu Âu và trong lòng bạn bè quốc tế, tiếng Việt của tôi ngân lên giữa những nhịp điệu, những giọng nói hoàn toàn khác. Và tôi đi đọc thơ, tự bao giờ tôi cũng tự chuyển ngữ những bài thơ của chính mình với bạn đọc ở đây. Đi đọc thơ, bao điều thú vị và những mới mẻ.
HÂN QUY
(Phỏng vấn nhà báo lão thành LÉO FIGUÈRES)
PATRICIA HIGHSMITH
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Một người bạn cũ ở Mỹ kể với tôi rằng gần mười năm nay anh không đi du lịch xa, cũng không về Việt Nam, mặc dù nhớ. Tôi hỏi lý do, anh bảo vì sợ nỗi buồn chán khi phải ngồi trên máy bay mười mấy giờ.