Alcazar - Thân tằm trong xác bướm

08:30 22/02/2013

PHẠM XUÂN PHỤNG  
                          Bút ký 

Ngày 14 tháng 02 năm 2012, đoàn du lịch chúng tôi từ khách sạn Ramayana ở thủ đô Vientiane của nước bạn Lào qua cửa khẩu Laosamay chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan.

Một show diễn của tập đoàn BD Alcazar ở Pattaya - Ảnh: internet

Sau khi xong thủ tục, chiếc xe du lịch 45 chỗ ngồi của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội chi nhánh Huế lướt êm ru trên đường xuyên biên giới qua cầu Hữu Nghị 1 (Friendship Bridge 1, Mittaphap 1, Mittaphap Nung, đọc là nưng hay nựng). Chính giữa cầu là mốc biên giới Lào - Thái. Giao thông qua cây cầu này tuân thủ Luật giao thông của Thái Lan.

Đúng 11 giờ trưa, xe đến tỉnh Khonkean, ghé vào nhà hàng Kaeninn là một nhà hàng Trung Hoa trên đất Thái, ăn cơm trưa tại đó rồi chạy một mạch đến tỉnh Pattaya, nơi có nhiều dịch vụ du lịch nổi tiếng. Dịch vụ nổi tiếng hạng nhất có lẽ là chương trình ca múa tạp kỹ của tập đoàn xuyên quốc gia BD Alcazar.

Nếu đi Thái Lan chỉ để thưởng thức món ăn thì đừng, vì không có gì khác lạ lắm. Vẫn là các món cay chua của Thái, kim chi và lẩu nướng của Hàn Quốc, các món ăn nhiều dầu của Trung Hoa, gỏi cá và đậu phụ của Nhật, chẳng khác mấy với các nhà hàng bán các món ăn này ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nếu đi Thái Lan để ngắm gái đẹp và thưởng thức sexshow thì hãy coi chừng. Bên trong những đôi môi ánh hồng mềm mại kia có thể cất giấu một giọng nói ồm ồm, hệ quả của kỹ thuật chuyển đổi giới tính và phẫu thuật thẩm mỹ mà cỡ tay chơi ngoại hạng như Wayner Rooney của đội M.U cũng còn bị mắc lừa, xem xong sẽ tiếc thời gian. Sẽ mất tiền oan mà trong lòng còn ôm mối hận mình… ngu.

Thái Lan có nhiều dịch vụ du lịch khiến du khách “bu kín”. Khách đủ năm châu. Nhưng bỏ qua tất cả, tôi cứ mãi thao thức không ngủ được sau khi xem xong chương trình tạp kỹ của tập đoàn BD Alcazar có chi nhánh lớn nhất Thái Lan ở Pattaya. Đây là một tập đoàn kinh doanh nghệ thuật do một người đàn ông đồng tính lập ra cho những người cùng cảnh ngộ có cơ hội làm ăn, giao lưu kết bạn, tự khẳng định mình, hòa nhập cùng xã hội. Tính nhân văn cao cả này là mục đích chính của ông chủ tập đoàn khiến cho ai nghe thấy cũng nao nức muốn đi xem.

Nói thật lòng, trước khi đi, tôi cứ thấy ghê ghê trong người khi biết rằng mình sẽ gặp, nhìn và có thể “sờ tận tay” những “cô gái” đẹp tuyệt trần mà trước đó họ đã từng là những chàng trai lực lưỡng rậm rạp râu ria. Một cảm giác rờn rợn tựa như khi xem phim Tiếu Ngạo Giang Hồ thấy gã “dẫn đao tự cung” Đông Phương Bất Bại tiếm ngôi Giáo chủ Nhật Nguyệt Thần giáo tay mềm mại đưa kim thêu, mắt đong đưa duyên tình với gã tình nhân Dương Vân Đình. Càng ớn lạnh hơn khi gã Đông Phương Bất Bại tự thiến ấy với bộ xiêm y màu hồng rực rỡ, đôi bông tai lấp lánh ngọc xanh, đôi môi mọng đỏ như ánh bình minh, đôi hài thêu hoa sặc sỡ, tay cầm chiếc kim thêu lấp lánh ung dung bay lượn giữa ba đối thủ là Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên và Lệnh Hồ Xung, hệt như một tiên nga tuyệt thế múa điệu Nghê thường giữa vòng vây của ba con hổ. Cái cảm giác rờn rợn ma quái ấy cứ ám ảnh tôi rất lâu sau khi xem phim. Vậy mà nay có thể thấy hàng chục “chàng hóa nàng” như vậy giữa chốn trần gian, trong cõi người trần mắt thịt thì ớn thật. Tôi vốn ghét những cái giả dối, càng ghét hơn những cái nửa thật nửa giả. Xã hội loài người cũng như muôn loài trong tự nhiên luôn có những điều kỳ diệu, kỳ lạ và kỳ quặc. Một trong những sự kỳ đó là tạo hóa đã ban cho các sinh vật đa bào hai giống chính là đực và cái để duy trì nòi giống thì vì lý do ngớ ngẩn nào đó, Ngài lại nặn ra giống thứ ba: nửa đực nửa cái (nói chữ là bán nam - bán nữ ở loài người). Dân ta có cách nói khá chính xác về mặt sinh lý và tâm lý con người: á nam - á nữ (không phải ái nam - ái nữ) vì á có nghĩa là gần đạt mức, chẳng hạn á hậu tức là suýt nữa thì đạt vương miện hoa hậu nhưng chưa đạt tới, tương tự ngôi vị á quân của một giải thể thao. Á nam - á nữ nghĩa là gần đạt tới cái hoàn toàn là con trai hoặc con gái nhưng vì thiếu cái gì đó, chút gì đó nên chỉ á thôi. Thiếu cái gì đó về sinh lý hay tâm lý đều không ổn, không bình thường. Những người chẳng may bị thân phận này ở thời phong kiến lại có cái lợi riêng: Được tuyển vào hoàng cung làm thái giám phục vụ các hoàng hậu, phi tần, có khi trở thành cận thần thân tín của nhà vua, thao túng triều cương, tham nhũng nhận hối lộ giàu đến mức phú gia địch quốc (nhà giàu có tài sản ngang với tài sản quốc gia), chẳng hạn thái giám Hòa Thân - Trung đường đại nhân thời Càn Long bên Tàu. Ở nước ta thời nhà Nguyễn, những người này được dân gian gọi là Ông Bộ, khi họ được tuyển vào hoàng cung làm thái giám thì cả làng được miễn sưu dịch mấy năm. Bởi vậy, ngạn ngữ dân gian có câu: “Đẻ ông Bộ cho làng nhờ”. Khi hết thời đại phong kiến, mấy ông Bộ không còn đất hành nghề phục vụ hoàng gia, nên họ cứ sống bình thường cùng xã hội, làm mọi nghề như người bình thường nếu có khả năng, có khi còn rất giỏi. Chỉ khác người thường ở chỗ họ không bao giờ lập gia đình. (Xin lưu ý: Những người không lập gia đình chưa hẳn là á nam - á nữ mà vì họ có lý do khác, chẳng hạn muốn đi tu. Xin đừng lẫn lộn). Nhưng thời nay, sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều người ra nước ngoài, tây tàu đủ cả, nên họ mang về cũng đủ cả rác rưởi lẫn tinh hoa. Dân ta vốn có thói quen sùng ngoại, nên chi giai đoạn này xuất hiện nhiều mốt thời thượng bắt chước nước ngoài, chẳng hạn mốt sùng bái thần tượng ca nhạc, mốt để đầu tóc như diễn viên Hàn Quốc v.v. Riêng chuyện đồng tính, bỗng dưng gần đây xuất hiện nhiều tin đồn và cả tin chính thức trên báo chí về chuyện ca sĩ nọ là gay, ca sĩ kia là đồng tính, là pê-đê. Không biết có ai đó làm vậy nhằm mục đích câu khách (một chiêu rẻ tiền nhưng hiệu quả… gần bằng chiêu lộ hàng), tạo scandal để nổi tiếng hay không, nhưng cứ thấy cái cảnh dân ta nhiều người hay đua đòi theo mốt nọ mai kia mà tôi đâm ra hoài nghi cái sự thật về tình trạng đồng tính đang gia tăng ở nước ta. Trước hết, những người tự xưng hoặc vờ hớ hênh để lộ ra rằng mình là người đồng tính phần lớn nằm trong giới ca sĩ giàu có và những người con nhà giàu ăn chơi phá của. Chẳng có anh nhà nghèo nào tự xưng mình là gay, là pê-đê cả, thế mới lạ chứ! Hầu hết những người đồng tính thật thường mặc cảm, che giấu thân phận nghiệt ngã mà trời bắt họ phải chịu, chẳng ai bô bô như vậy. Bởi dư luận cũng nhiều khi rất đáng sợ, hiếm người mở lòng chia sẻ với người chịu thân phận á nam - á nữ cả, có khi còn giở giọng mỉa mai, khinh bỉ, ghê sợ xa lánh. Bản thân tôi cũng từng có chút cảm giác không nhân văn đó. Vì thế khi đi xem, tôi thầm nghĩ phải xem tường tận để biết họ - những người pê- đê là người như thế nào, có chút mặc cảm nào không, có chút vấn vương “thân tằm trong xác bướm” như lâu nay mình vẫn nghĩ hay không? Hay là pê- đê giả cũng nên. Thời đại kinh tế thị trường, cái thật cái giả khó phân biệt lắm. Thà họ pê-đê thật thì còn có chỗ cảm thông chia sẻ, chứ giả nai không sừng, giả gừng không cay thì đáng ghét lắm, khác chi mình bị lừa. Vả lại, đã đọc Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng thì cũng nên một lần mục kích con tằm lột xác hóa thành con bướm ra sao chứ.

Tằm là một giai đoạn trong chu trình biến thái của loài bướm ngài, giai đoạn nhộng. Sau khi quấn kén, đến lúc nào đó, tằm cắn kén chui ra và từ từ hóa thành bướm. Quá trình biến thái hoàn thiện sẽ cho ra những con bướm bình thường, chớp cánh bay lên không trung chỉ sau vài phút chui ra khỏi kén. Nếu quá trình biến thái bị trắc trở, con bướm vừa chui ra được nửa thân hình đã phải dừng lại thì sinh vật được tạo ra sẽ nửa tằm nửa bướm, sẽ chịu chìm trong kiếp xác bướm thân tằm, sẽ không bay lên được. Nó suốt đời chịu nỗi khổ trầm luân của một cuộc hóa thân không trọn vẹn. Đã không có một xác thân trọn vẹn là bướm để cho linh hồn bướm cư ngụ thì làm sao có thể mơ tiên!

Đúng 20 giờ 30 phút, phiên biểu diễn đầu buổi tối kết thúc, hướng dẫn viên (HDV) du lịch Trần Vinh Hoài và HDV người Thái Lan - Chao Kenphone (Chiêu Cảnh Phương) báo ngay tin sốt dẻo cho đoàn chúng tôi: “Các cô gái ấy sắp ra. Mời các anh chị chạy ra sân bên trái sẽ gặp họ. Họ sẽ đứng cho chúng ta ngắm, và có thể mời ta chụp hình với giá 40 bath/ảnh, tương đương 35.000đ Việt Nam”. HDV cũng dặn kỹ: “Nếu các anh chị không muốn chụp hình với họ thì đừng đến đứng bên cạnh họ khi họ mời, cứ đối diện mà nhìn hoặc hỏi chuyện họ. Họ sẵn lòng trò chuyện và để cho ta chụp hình riêng họ thoải mái, không mất tiền - dutyfree”. Thế là cả đoàn chúng tôi lăm lăm máy ảnh ào tới sân chờ.

Chừng nửa phút sau, các “nàng tiên” xuất hiện. nào cũng hóa trang thành chim công, chim trĩ, bướm, phượng, chim thiên đường với những bộ cánh gắn sau lưng, trên đầu cực kỳ công phu, vô cùng diễm lệ làm rực rỡ cả một khu sân. Nhưng với tôi, ác thay, nó lại làm tăng cảm giác ngại ngùng. Cố kìm cảm giác khó chịu, tôi chạy tới gần mộtđẹp nhất để soi cho kỹ. Dĩ nhiên tôi đủ tỉnh táo để khiến ánh mắt của mình không đến nỗi thô lỗ. Đó là mà tôi cho là con gái thật nhất. Khuôn mặt ngà trắng mịn hồng, hình trái xoan, mái tóc đen dài óng mượt buông xuống tận thắt lưng. Đôi môi trái tim mọng đỏ, hàm răng nhỏ trắng đều tăm tắp, ánh mắt ướt át đong đưa, bộ ngực tròn đầy bềnh bồng nổi trên chiếc váy hở ngực hồng tươi kim tuyến lấp lánh ngàn sao. Một đôi chân dài thon nhỏ, cẳng chân chẳng có sợi lông nào, không có chút gì báo hiệu cho ta biết đó là của giả... khiến tôi ngẩn ngơ tự hỏi: Chẳng lẽ chắc chắn đây là con gái 100%?.

Chụp ảnh xong này, tôi chạy tìm khác còn mỹ nhân tuyệt thế hơn. Cô ta cười rất duyên và đưa tay mời tôi chụp ảnh chung. Không có tiền đâu phải lúc nào cũng bị thiệt thòi, bởi nếu có tiền ắt tôi muốn thỏa trí tò mò khám phá, sẽ đồng ý đứng cạnh để chụp hình, cũng để tìm cách chạm nhẹ vào da thịt của xem có cảm xúc gì không. Ít nhất, như nhiều người khác, tôi sẽ nhẹ nhàng ôm lấy vòng eo thon nhỏ của xem có động đậy cái libido tí tẹo nào không. Nhưng bức hình ấy mà đem về nhà, cầm chắc giông bão nổi lên ầm ầm. Tôi lắc đầu cười từ chối và tiếp tục quan sát. Cô em xinh đẹp nguýt dài một cái rồi quay sang anh chàng châu Âu rậm râu sâu mắt, cao lừng lững. Anh chàng này xông vào ngay. Họ khoác tay nhau rất tình tứ rồi chụp hình. Xong xuôi, cô nàng cất giọng… ồm ồm: “Thank you!”. Hóa ra là cậu! May mà mình không chụp hình chung. HDV cho biết: “Tất cả đều là con trai được phẫu thuật chuyển đổi giới tính và phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa đường nét cơ thể biến trai thành gái”. Trước đó họ đều là những chàng trai đồng tính. Quay trở lại tìm cô gái ban nãy. Cô ta đang đứng nghiêng về phía khác mời chào khách. Có dịp thu- ận tiện, tôi táo bạo tới gần hơn và… nhìn kỹ. À! Cái đầu gối gồ ghề, cộng với cái mào xương chày khá rõ tố cáo phần nào giới tính gốc của nàng. Nhìn kỹ hơn, cái sụn giáp lộ hầu lồi to, càng khẳng định nàng chính là chàng trước đây. Tuy vậy, phải thành thật khâm phục trình độ tay nghề của các bác sĩ Thái Lan trong phẫu thuật chuyển đổi giới tính và thẩm mỹ. Nếu không soi kỹ như vậy bằng con mắt ít nhiều có nghề laser thẩm mỹ của mình, tôi cũng khó thể nhận ra thân tằm trong xác bướm.

Xong màn chụp ảnh các “giai nhân”, chúng tôi vội vã quay vào khán phòng chuẩn bị xem chương trình đợt 2. Khán phòng rộng chừng 500m2, có ba dãy ghế ngồi ở giữa và hai bên cánh. Chật ních người. Tôi tranh thủ đếm, ước chừng 1000 khách. Đoàn chúng tôi ngồi ở dãy ghế trên cùng, cao và xa nhất. Nhân viên trật tự soát vé, ai ngồi sai chỗ sẽ được họ lịch sự và kiên quyết mời đứng dậy rồi dẫn tới vị trí đúng như trong vé.

Chương trình bắt đầu bằng một tiết mục múa của dân tộc Thái (biết được nhờ xem dòng chữ giới thiệu bằng tiếng Anh bên dưới dòng chữ Thái trên phông nền sân khấu). Hơn 200 vũ nữ thướt tha yểu điệu, má hồng môi thắm như cácngoài sân nhưng không hóa trang chim công chim trĩ như họ, với bộ váy truyền thống dài gần kín gót, đôi chân uyển chuyển nhịp nhàng, đôi tay mềm mại múa trên nền nhạc réo rắt đến mê lòng. Ngay tiết mục đầu đã thấy độ hoành của họ.

Khi điệu múa này kết thúc, các cô lui vào trong, ánh đèn mờ dần rồi tắt. Sau đó chừng 30 giây, giàn đèn bật sáng, du khách ngỡ ngàng thấy một sân khấu khác hẳn với tấm phông nền phía sau miêu tả một kiểu kiến trúc đấu trường La Mã với những hàng ghế ngồi xếp vòng quanh cái lòng chảo đặc trưng của Colodium. Chắc hẳn là một tiết mục dân gian hoặc truyền thống của Italia rồi - tôi đoán thế. Quả nhiên, từ hai bên cánh gà, từng đoàn chiến binh La Mã cổ đại xuất hiện trong những chiếc áo choàng đỏ rực và chiếc giáo dài, cây gươm sắc mà ai đã từng xem phim Spartacus với chàng diễn viên Kirt Douglas điển trai đều dễ dàng nhận ra, bên cạnh những vũ nữ y trang Hy Lạp cổ đại mà ta hay gặp trong các bộ atlas về các nền văn minh thế giới.

Cứ thế, sau mỗi tiết mục, phông nền sân khấu lại thay đổi để giới thiệu một điệu múa lời ca của dân tộc khác. Hết Nhật Bản với núi Phú Sĩ và hoa anh đào, đến Trung Hoa với Vạn Lý Trường Thành và Tây Hồ lãng mạn mênh mang sóng nước, lại đến các chú lạc đà và những bãi cát sa mạc chạy dài ngút mắt và các điệu đàn réo rắt rộn ràng của người dân Tây Á, Tây Vực, các điệu múa bụng rừng rực lửa của các cô gái Ấn, Hồi… Tính ra, phải có chừng hơn mười lăm bộ phông nền chuẩn bị sẵn và treo lên trên trần sân khấu. Hết cỡ độ hoành! Hỏi anh bạn là nghệ sĩ sân khấu đi cùng, anh chàng lắc đầu: “Về kỹ thuật thiết kế, phục trang, đạo cụ sân khấu ta thua xa, may chăng chỉ có cấp nhà nước tập trung nhân tài vật lực lại mới làm được, còn cấp tỉnh hay một đoàn nghệ thuật tư nhân nào đó thì chào thua. Ấy là chưa nói đến nghệ thuật”. Thật sự có bi quan đến thế không? Chắc phải nhờ các nhà lý luận phê bình, nghiên cứu và các nhà quản lý nghệ thuật sân khấu Việt Nam lên tiếng.

Ngồi một chỗ nhưng chúng tôi rất dễ đoán biết đoàn khách nào của nước nào vì cứ đến tiết mục của dân tộc mình, khách của nước đó lại vỗ tay rầm rầm như khích lệ “quân ta” diễn cho hay. Đang ngóng cổ chờ xem phông nền sân khấu sẽ giới thiệu biểu tượng gì của Việt Nam thì bỗng dưng đèn tắt. Tạm thời giải lao và đoán mò xem: Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội hay cái gì?

Chừng 2 phút sau, sân khấu hiện lên toàn cảnh mặt tiền Nhà hát lớn Hà Nội. Chúng tôi hồ hởi chờ xem tiết mục của Việt Nam mình. Một đoàn hơn mười “cô gái Việt Nam” duyên dáng trong những tà áo dài rực rỡ sắc màu với những chiếc nón bài thơ xinh xinh trên tay. Rồi một điệu nhạc nhẹ nhàng, lời ca dìu dặt trầm buồn cất lên, bài “Tình xa vắng” của một nhạc sĩ Việt Nam. Chao ơi! Giữa xứ người, bỗng dưng được nghe những giọng ca “thuần Việt” da diết khiến lòng xao xuyến biết bao. Chúng tôi bảo nhau: “Vỗ tay mạnh lên để ủng hộ quân mình”, dù ai cũng biết đó là các “cô gái Thái Lan”, còn điệu nhạc và giọng ca đã được thu băng từ trước, họ chỉ hát nhép. Nhưng không thể chê tài hóa trang và nghệ thuật múa của họ. Vui đáo để cái màn tranh nhau vỗ tay rất ư “cục bộ dân tộc”. Mọi người đều vui.

Hai tiết mục cuối cùng là của Thái Lan. Đầu tiên là màn múa thoát y 50% của một vũ nữ Thái. Chỉ thấy những dải lụa mềm tung bay, đôi chân trần thoăn thoắt, đôi tay mềm mại, tấm lưng thon thả uốn cong theo từng tiết điệu khiến cả khán phòng im phăng phắc. Cái đẹp nhục thể được nghệ thuật hóa thân biến thành cái đẹp thánh thiện. Không có chút gì kích động lòng ham muốn dục tình. Chỉ thấy lâng lâng một niềm khoái cảm tựa như khi ta thưởng ngoạn một đóa hoa hồng hé nở còn đọng chút sương mai long lanh trong nắng xuân hay khi hồi hộp chờ xem bông hoa quỳnh từ từ hé nụ dưới sương khuya lành lạnh mỗi độ thu về.

Tiết mục cuối cùng đã làm tôi thao thức suốt đêm. Một bức màn đen trùm kín sân khấu, một ánh đèn lúc vàng vọt leo lét hy vọng, lúc đỏ nọc khát chờ. Rồi một chàng trai mặc áo vét đen xuất hiện trong một quầng sáng nhỏ. Chàng cất lời ca da diết như để bày tỏ nỗi lòng với ai đó, có thể là cô gái trong mộng tưởng của mình. Không cần biết lời ca, chỉ nghe tiếng nhạc và ngôn ngữ đôi tay, ánh mắt u buồn day dứt khát khao và những nét hằn khổ đau trên khuôn mặt chàng trai, ta cũng có thể đoán ra điều chàng muốn nói. Khi chàng trai khuất vào sân khấu, một cô gái trẻ đẹp hiện ra trong bộ váy hồng tươi thắm. Cô cất lời ca ai oán não nùng như muốn xé toang trái tim đang dồn dập nhịp đập ái tình. Rồi cô lại lui vào bóng tối. Chàng trai lại hiện ra trong nỗi khát khao dục tình cháy bỏng với đôi bàn tay như muốn bứt tung lồng ngực, cào xé toàn thân, xoắn nát cõi lòng. Đôi bàn tay ấy lúc đưa ra xa nửa như gọi mời, nửa muốn cầu xin, lúc lại thu vào như thể muốn ôm lấy một bóng hình, chàng là kẻ đang trào sôi tình yêu muốn dâng hiến cho nàng mà bị từ chối, phũ phàng từ chối. Đớn đau thay! Cứ thế, cứ thế từng đoạn diễn tả mối tình như thể phải lìa tan. Đã có những giọt nước mắt rơi trong khán phòng lặng phắc! Đã có những tiếng khóc âm thầm như sẻ chia!

Cuối cùng, dường như không còn chịu đựng nổi, cô gái vụt lao ra, chàng trai chồm tới như không muốn đánh mất nàng, chàng ôm chặt thân mình nàng trong vòng tay nóng bỏng khát khao, với trái tim hừng hực lửa tình yêu bao nhiêu ngày trông đợi. Đôi vòng tay, đôi thân hình run rẩy trong niềm xúc động tột cùng. Và đôi môi nàng hé nụ chờ mong, khuôn mặt nàng ngửa ra sau, mái tóc đen huyền tung xõa như đã sẵn sàng bước qua tất cả để đón nhận tình yêu. Bỗng dưng ta muốn thời khắc thiên nhiên dừng hẳn lại cho đôi tình nhân trọn niềm hạnh phúc vô biên.

Chợt ánh đèn bật sáng, sân khấu chói lòa gay gắt như sự thật khủng khiếp tột cùng. Trần trụi hiện ra một niềm đau nhân thế: Chàng và Nàng chỉ là hai nửa của một kiếp người. Bên này là gái, nửa kia là trai. Vòng tay mạnh mẽ của chàng đang mê cuồng ôm ấp xoắn siết như muốn cào nát thân hình nàng cũng chính là vòng tay của nàng siết miết đến tận đỉnh cơn đau khắc khoải cái thân hình ngồn ngộn sức xuân của chính mình. Đời có thấu hiểu cho chăng nỗi đau dằn xé tột cùng của một kiếp người phải sống trong hai thân phận, triền miên ray rứt hai niềm khát khao chẳng bao giờ đạt! Đời có thấu cảm cho chăng nỗi đau của một con người, một giới người phải chịu kiếp thân tằm trong xác bướm!

Pattaya - Thái Lan, ngày 15 tháng 02 năm 2012
P.X.P  
(SH288/02-13)









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN THÙY MAI.Năm giờ sáng, máy bay chở chúng tôi đáp xuống sân bay Incheon. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên vang lên với lời cảm ơn và câu chào tạm biệt, sau khi báo một thông tin làm chúng tôi ớn lạnh: Nhiệt độ bên ngoài là 4 độ C...

  • ĐẶNG NHẬT MINHLà một thương cảng của Nhật Bản, nhưng Fukuoka lại được nhiều người biết đến như một thành phố của nhiều hoạt động văn hoá mang tầm quốc tế. Tôi có duyên nợ với thành phố này từ năm 1991 khi được mời tham dự Liên hoan phim quốc tế Fukuoka lần thứ nhất với bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10.

  • PHẠM XUÂN PHỤNGChữ tea trong tiếng Anh là do dùng mẫu tự La -tinh để ký âm chữ trà (âm Hán Việt) mà người Trung Hoa nói rất rõ là chè. Lâu nay cứ tưởng chè là tiếng thuần Việt hoặc là biến âm của trà, hóa ra chè lại là từ gốc của trà. Mẹ mà nhầm là con, vui thật.

  • BÙI NGỌC TẤNLần đầu tiên đặt chân tới Châu Âu, có biết bao nhiêu ấn tượng. Ấn tượng về những nét mặt người, về những dáng người đi, về bầu trời không vẩn bụi trong veo, về những xa lộ, về những chiếc xe phóng với tốc độ 140 kilômét không một tiếng còi, nối nhau trên các con đường tám đến mười làn xe chạy không còn biên giới cách ngăn...

  • NGUYỄN VĂN DŨNGCó người nói Praha đẹp hơn Paris . Tôi không tin. Nhưng bây giờ thì tôi thấy nhận xét ấy không phải không có căn cứ. Praha là thành phố cổ kính nguyên vẹn nhất châu Âu, là “thành phố của trăm tháp vàng”, là “bài thơ bằng đá”, là khúc hát đắm say, là cốc rượu nồng nàn, là bức tranh tuyệt mĩ, là mảnh thời gian còn sót lại... Năm 1992, Praha được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

  • PHẠM THỊ CÚCCó người nghĩ rằng, ở các nước giàu, thì ít người thất nghiệp. Không đâu, ở Pháp, người thất nghiệp cũng khá nhiều, mà đâu phải vì không có bằng cấp mà thất nghiệp, đa số họ đều có bằng kĩ sư, cử nhân, cả thạc sĩ hẳn hoi.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGAmazon là tên khu rừng lớn nhất thế giới. Amazon cũng là tên con sông, theo khảo sát mới đây, là con sông dài nhất thế giới. Amazonas, quê hương của hai Amazon kia, là bang rộng nhất trong 26 tiểu bang của Brasil - rộng hơn cả diện tích của nước Anh, Đức, Pháp, Ý cộng lại. Còn Manaus, là kinh đô của Amazonas miên man núi rộng sông dài.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG    Tôi thật sự xúc động khi đứng trước ngôi mộ của Lý Tiểu Long. Trước đây tôi hình dung nơi an nghỉ cuối cùng của anh phải là một ngôi đền cực kỳ tráng lệ cho xứng với tên tuổi lẫy lừng của anh. Sau khi anh mất, một tờ báo ở Sài Gòn hồi đó viết đại loại trong thế kỷ XX, anh là một trong ba nhân vật nổi tiếng nhất châu Á.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGVới Phật giáo, Linh Thứu là ngọn núi thiêng. Sau khi thành đạo, một thời gian dài Linh Thứu là trú xứ của đức Phật và các đệ tử của Ngài. Tại đây Ngài đã giảng kinh Pháp Hoa và nhiều bộ kinh quan trọng khác. Linh Thứu còn là nơi khởi phát dòng Thiền Ấn Độ để rồi từ đây hạt giống Thiền được gieo trồng khắp nơi trên trái đất.

  • PHẠM PHÚ PHONGTrong lịch sử đất nứơc Trung Hoa có sáu nơi được chọn làm thủ đô, theo thứ tự Lạc Dương, Tây An, Nam Kinh, Khai Phong, Hàng Châu và Bắc Kinh là thủ đô thứ sáu, tồn tại cho đến ngày nay. Bắc Kinh đầu tiên là kinh đô của nước Yên, nên còn gọi là Yên Kinh, sau đó đến thời Minh Thành Tổ cho xây dựng trở thành Bắc Kinh ngày nay. Với diện tích 18.826 km2, Bắc Kinh rộng gấp 18 lần so với thủ đô Hà Nội, được mệnh danh là thành phố bốn nhiều: nhiều người, nhiều xe, nhiều cầu vượt, nhiều di tích...

  • Từ một trại lính đầy vết đạn ở vùng California (Hoa Kỳ) đã xuất hiện một tu viện Phật giáo - Tu viện Lộc Uyển - do nhà sư gốc Huế - Thiền sư Thích Nhất Hạnh - gầy dựng. Tại đây, ảnh hưởng của Thiền học Việt Nam đã tạo được một sự chuyển hóa đầy thử thách: biến trung tâm luyện tập bắn súng trở thành thiền đường đầy ánh sáng và tình thương, có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiếu người ở Hoa Kỳ.Sông Hương xin giới thiệu bài viết của Teresa Wattanabe đã đăng trên tờ Los Angeles Times, tờ nhật báo lớn hạng ba của Hoa Kỳ, với bản dịch của Làng Mai và ảnh của Nguyễn Đắc Xuân để giới thiệu với bạn đọc như một dòng chảy của văn hóa Phật giáo xứ Huế.

  • TRẦN THÙY MAICác quan chức ngành khí tượng Nhật Bản đã cúi gập mình xin lỗi toàn dân: Hoa anh đào sẽ nở ngày 23 thay vì 16 - 3 như dự báo. Đến sân bay Narita vào đúng sáng 24, tôi tự nghĩ mình đến rất kịp thời, nên khi cậu cảnh sát làm thủ tục nhập cảnh hỏi về mục đích đến Nhật, tôi đã không ngần ngại trả lời chắc nịch: “Ngắm hoa anh đào”. Cậu cảnh sát khoanh cái rụp vào lời khai của tôi và “OK” ngay với một nụ cười trên môi.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGNằm giữa trung tâm bán đảo Iberia, thủ đô Tây Ban Nha trải rộng trên các ngọn đồi dưới chân rặng Sierra de Guadarrama, ở độ cao 640m so với mặt nước biển - là thành phố cao nhất châu Âu. Diện tích 607 km2. Dân số gần 4 triệu người.

  • KEVIN BOWEN
    (Giám đốc WJC)

    LTS: Trong 25 năm qua tên tuổi nhiều nhà văn, nhà thơ của Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ) như Kevin Bowen, Fred Marchant, Nguyễn Bá Chung, Lady Borton, Martha Colline, Bruce Weigl, Lary Heinemann... đã xuất hiện trên Sông Hương cũng như trên nhiều báo chí văn nghệ, văn hoá trong nước với những tác phẩm tâm huyết, mến yêu đất nước Việt Nam cũng như những hoạt động trên các lãnh vực giao lưu văn hoá, giúp đỡ y tế, giáo dục cho Việt Nam sau chiến tranh, như những biểu hiện của sự ân hận, tủi hổ với những gì mà đất nước họ đã gây ra trên mảnh đất này.

  • NGUYỄN BÁ CHUNG

    Tháng 10 năm 2007 đánh dấu 25 năm thành lập trung tâm Joiner. Nhưng với tôi, nó đánh dấu một đoạn đường 20 năm nổi chìm với trung tâm, trong đó có 15 năm làm thiện nguyện và 10 năm cuối cùng làm việc chính thức. Hai mươi năm là một thời gian dài đủ để nhìn lại, ghi lại một số kỷ niệm và rút ra một số kinh nghiệm để nhìn tới đoạn đường phía trước.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNHoạt động yêu nước ở miền Nam từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, tôi không lạ gì nước Mỹ. Thuở ấy, Phan Ch. anh bạn vong niên của tôi làm phiên dịch ở cơ quan MACV ở Huế từng bảo tôi “Người Mỹ giống như một cậu bé con nhà giàu nhưng thiếu lễ độ”.

  • VÕ QUÊNhận lời mời của Hội đồng quốc gia vì nghệ thuật truyền thống Hoa Kỳ (National Council for the Traditional Arts), đoàn nghệ sĩ thuộc Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tham dự Festival dân ca dân nhạc tại thành phố Lowell, bang Massachusetts, Hoa Kỳ từ ngày 25-7-1995.

  • NGUYỄN XUÂN THÂMChúng tôi đến Aten vào cuối tháng chín, mà buổi trưa vẫn còn oi bức như bao trưa miền biển ở Việt . Thanh Tùng và tôi loay hoay mãi vẫn không bắt được taxi để chuyển tiếp đến sân bay nội địa.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGSau Cali tôi định đi Dallas, nhưng rồi chuyển hướng, tôi lên Seattle theo vẫy gọi của bạn bè. Ai ngờ cái thành phố nầy dịu dàng, xanh và đẹp đến vậy. Hèn chi người ta gọi nó là “Thành phố ngọc bích” ( Emerald City ), hay “Mãi mãi xanh tươi” ( Evergreen State ).

  • PHẠM THƯỜNG KHANHĐầu năm nay khi biết tôi chuẩn bị đi công tác Trung Hoa, em gái tôi, một người thơ gọi điện từ Huế ra bảo: “Anh cố gắng mà cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của văn minh Trung Hoa. Hình như với bệ phóng vững chắc của nền văn minh hàng ngàn năm ấy, người Trung Hoa đang có những cuộc bứt phá ngoạn mục và trong tương lai dân tộc này còn tiến xa hơn nữa”. Là một quân nhân, tôi đâu có được trí tưởng tượng phong phú và trái tim dễ rung động như em tôi, nhưng 10 ngày trên đất nước Trung Hoa đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu đậm.