Trang thơ Vinh Xuân

10:15 12/07/2024


Ngô Công Tấn - Đặng Văn Sử - Triệu Nguyên Phong - Đức Sơn - Trường Thắng - Nguyên Quân

Ảnh: tư liệu

N CÔNG TẤN

Giấc biển

Bánh xe trâu trắng bờ cát mới
Bãi biển bận rộn xâm thực
Còn lại một gam màu  đơn
Cong dấu chân sóng tìm bóng em về.

Bãi cát như anh xăm lên mình những
chữ thèm thuồng
Không còn  ngoài 
Ru nhau hết trọn giấc ngày.

Hoang tàn ngày đi lạ hoắc bước chân về
Tiếng chân vỡ ra rỗng rang
Rơi theo ánh mắt của người lái xe trâu
Lang thang cuộc ngày trên bờ biển vắng.

Em  anh không trở mặt với biển
 nắng vắt kiệt ngày về
Lặng thinh trong sâu thẳm giấc biển
Chúng ta hát bài hoang ca.



ĐẶNG VĂN SỬ

Ký ức xương rồng

em khảm vào tôi
những vết gai trên lối đi
nghe nhưng nhức  phía bàn chân;
bàn chân một thời qua độn
một thời nước mặn  ăn
một thời không bao giờ mỏi
chỉ cần chờ được em sang.

em khảm vào tôi một thời gai góc
một thời rực rỡ màu yêu
hoa xương rồng kết tinh - thi vị
thương ngặt nghèo
thương những gian lao
qua mùa đông lạnh lùng áo tơi sờn cổ
hạ rát bỏng - cát nổ bắp rang.

tôi mang theo những gai góc đường làng
những vết thương không nằm nơi da thịt
rất ngọt ngào, rất đắng cay
rất đời thường trả trả vay vay
nếm mật nằm gai
chờ được về cho xương rồng chích lại
được đau thêm lần để thấy mình trẻ mãi.

ngày trở về những lối  mở rộng thêm ra
bốn bánh ô  đi xuyên qua ngõ
bãi xương rồng khoanh vùng, thu nhỏ
cứ kiếm tìm, cứ  tưởng ngày thơ...
cứ chờ gai đâm đẫm bàn chân máu
giọt giọt thấm quê nồng hậu
bớt phần nhưng nhức... vết thương xưa.



TRIỆU NGUYÊN PHONG

Xanh trong màu nắng

Ta  làm ngọn sóng
Lướt qua nhau từng ngày
Vinh Xuân chiều gió lộng
Ánh hồng vuốt tóc mây

Ta như giọt nắng say
Em xanh trong mắt biếc
Nỗi lòng này ai biết
Từng giọt nhớ sủi tăm

Gập ghềnh những bước chân
Vấn vương ngày xưa 
Mây bay tìm bến đỗ
Ngược dốc tháng ngày dài

Tìm em giữa mưa bay
Giọt lăn dài trên 
Mắt sương vùi trong đá
Vấp giọt nắng mùa tan

Con thuyền gió ngợp ngang
Cắt ngang qua đầm phá
Giọt mưa hồng trên 
Vỡ nụ cười Vinh Xuân

Tình thắp sáng biển đông
Giữa muôn trùng lồng lộng
Sóng đội lên màu nắng
Diệu kỳ một niềm tin.



ĐỨC SƠN

Biển quê

Dưới chân những hạt cát,  trẻ vờn con sóng
thả hồn gió lộng
tiếng reo cười khó cưỡng

Cát reo trên màu ước vọng
rực rỡ tuổi thơ  đùa
biển phẳng như hồn thơ 
vụng về niềm vui khó chia

Ước nhỏ nhoi hạt cát
triều được dâng muôn thuở
làm sao tới chạm chân trời

Làng chài tuổi thơ nhịp sóng
thủ thỉ neo lời
giấc  xanh thẳm
biển  biết già đâu

 biết buồn vui
 trẻ hiển nhiên
mặn mòi chân sóng
mẹ cha vỗ về
muôn trùng yêu thương

Hiển nhiên như  trẻ ngày nào nghịch cát
ngàn năm reo về, chọn một biển quê.



TRƯỜNG THẮNG

Hoàng hôn trên biển

Chiều nay lang thang ven biển
Mặt trời phía tây tròn xoe
Vinh Xuân trời trong mây sáng
Ráng chiều dung dị đỏ hoe

Hoàng hôn buông dần chơi vơi
Đâu đây thơm lừng hương tóc
Bên đời bình yên trở giấc
Thương vương dáng em vai gầy

Sóng  vập vồ trắng xóa
Con còng xe cát biển đông
Xôn xao ru tình thầm lặng
Chiều rơi da diết cõi lòng

 thơ gió chiều nhè nhẹ
Bước theo nhịp thở thời gian
Gót mềm hằn in dấu vết
Cuốn đi theo sóng não nề

Đàn chim nương nhau về tổ
Líu lo ríu rít ru tình
Mình em bước đời nênh nổi

Chơi vơi bến lở chiều rơi…



NGUYÊN QUÂN

Ghé miếu khai canh

Ngôi miếu cổ  tấm bia khai canh
Cội cổ thụ hàng trăm năm tuổi
Cọng chân hương nguyên màu tươi đỏ
Vạch nối truyền tâm xuyên suốt thế hệ làng

Lẩn khuất sau màn khói trầm hương chiều muộn
Gương mặt sạm đen nắng gió trùng khơi
Người khẩn hoang đi tìm hơi thở sống
Dấu hằn đầu tiên một lối cát mòn

Câu hát ru kẽo kẹt tao nôi
Ngàn năm nằm lòng cánh chim hồng lạc
Nơi đất lành bờ xanh xây tổ ấm
Vòng cung bãi ngang biển nín lặng phong ba
Miếu khai canh bia đá dựng chữ nhân luân
Nếp sơn son thếp vàng chưa phai sắc
 trẻ thơ biết vòng tay cúi đầu chào khách lạ
Buổi chợ đông không lời mặc cả ngoa ngôn

Biển giờ ngọ còn một bóng ta
Hàng cây long nhãn rụng đầy xác 
Mảnh sành sứ cổ xưa vẽ lại chân dung
Thần tích khổ tận cam lai người mở cõi


(TCSH53SDB/06-2024)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ...Cuộc sống cứ mênh mông...Có cái gì yên lặng thế?Ngày mai là "Dâu bể"Con người biết lặn lội với "Bể dâu"...

  • Mai Văn Hoan - Lê Ngã Lễ - Đình Hy - Nguyễn Xuân Tư - Đồng Nguyệt Ái - Đặng Tiến - Sĩ Nhiếp - Lam Kiều - Lê Quốc Hán - Đường Thị Thương - Lê Viết Xuân - Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Thiền Nghi  - Quỳnh Như

  • LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.

  • Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha

  • Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn  - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế

  • Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in:                + Gửi con lời ru                + Em đi ngang chiều gió                + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng:                + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM                + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ

  • Trần Hoàng Phố  - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh

  • Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...

  • Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.

  • Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...

  • Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân

  • Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988)           + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)

  • CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.

  • Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh

  • Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.

  • NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".

  • Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn

  • Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy

  • Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái

  • LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.