Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

09:41 19/07/2024

Do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII, tháng 5/2024.

Ngày 18/7, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 10610-CV/VPTW gửi các cơ quan thông tấn, báo, đài và Ban Tuyên giáo Trung ương Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công văn nêu rõ: Thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư.

Đến nay, do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII, trước mắt Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.

Bộ Chính trị kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu quan trọng, toàn diện mà đất nước ta đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo tốt đời sống tinh thần, vật chất cho Nhân dân.


Nguồn: Báo Nhân Dân

















 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

  • Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng Ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7 và 26/7), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

  • Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban Tổ chức lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

  • Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.

  • Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Trong khuôn khổ của chủ đề “Bàn về địa danh hành chính khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, nhằm tìm ra một phương án tối ưu nhất để có cơ sở tham mưu cho việc đặt tên hành chính (quận, huyện và thành phố mới bao gồm cả tỉnh) được hợp lý nhất khi cả tỉnh được nâng lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/ TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

  • DƯƠNG HOÀNG

    Những quan điểm, tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều hoạt động cách mạng và tác phẩm của Người, trong đó có báo chí.

  • HOÀNG PHƯỚC

    Trước thực tiễn của cách mạng kháng chiến, lực lượng dân quân tự vệ không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt. Tháng 4/1949, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương trên cả nước.

  • LÊ QUANG MINH

    Thời điểm Trị - Thiên Huế đang gấp rút thực hiện kế hoạch giải phóng thì cục diện chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ. Tây Nguyên giành chiến thắng lớn, quân đội của chế độ Sài Gòn rút khỏi Tây Nguyên hoàn toàn. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc Tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975 - 1976) ngay trong năm 1975.

  • Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.

  • Kể từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (ký ngày 27/1/1973), ở chiến trường Trị Thiên nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, thế và lực của cách mạng đã có sự phát triển mạnh mẽ là nhân tố mới góp phần quan trọng tạo nên sự thay đổi cục diện chiến trường toàn miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng.

  • Kể từ tháng 8 năm 2008, có một đoạn đường rộng thênh dài một ngàn năm trăm mét mang tên nhân vật lịch sử Đặng Phúc Thông chạy qua xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội nối với đường Hà Huy Tập đến tận địa phận thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

  • Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có lưu giữ bản gốc bức tranh “Bình văn” của họa sĩ Lê Văn Miến. Đây là bức tranh vẽ theo kỹ thuật sơn dầu cổ điển của châu Âu đầu tiên ở Việt Nam.

  • Tọa đàm khoa học với chủ đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2023, tại thành phố Huế.

  • Ngày 25 tháng 7 năm 2023, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, nay là Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 - 25/7/2023). 

    Tại buổi lễ trọng thể này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự và phát biểu chỉ đạo quan trọng đối với giới văn học nghệ thuật. 

    Tạp chí Sông Hương xin đăng toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023).

  • LÊ QUANG MINH

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đập tan ách thống trị thực dân, chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến, đưa nước ta trở thành một nước độc lập là thắng lợi lịch sử vĩ đại.

  • HOÀNG LONG

    Song hành với văn hóa cung đình, mạch nguồn văn hóa dân gian đã hình thành và gắn bó lâu đời với người dân xứ Huế. Giá trị văn hóa dân gian đã phản ánh một cách sinh động đời sống tinh thần, tín ngưỡng của cộng đồng và được sáng tạo, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác.