Trần Ninh Hồ - Thảo Vi - Mai Ngọc Thanh - Ngàn Thương - Từ Quốc Hoài - Nguyễn Phước Hải Trung - Kiều Vượng
"Mùa xuân" - đồ họa của Hà Văn Chước
TRẦN NINH HỒ
Ngộ nhận
Những câu thơ muốn cháy đến chân trời
Nhưng khi gặp những chân trời không có gì để cháy
Nó trở về thiêu đốt chính tôi
Còn tôi thì lại nghĩ rằng tôi đã dám tự thiêu vì nó!
Cho đến khi
Tôi chẳng có điều gì đáng kể là buồn đâu
và cũng chẳng có kẻ điên rồ nào đến chúc tôi ngày Tết:
Từ nay anh sẽ được nhiều điều buồn!
Và cứ thế tôi tin tưởng sống
Cho đến khi nhận ra
Đời cần vui như đã cần... buồn!
THẢO VI
Đò ngang
Đã quen với tiếng gọi đò
Đẩy thuyền sang vẫn ngẩn ngơ giữa dòng
Quàng tay thắt giải lưng ong
Mái chèo khua vạch trên sông vệt buồn
Qua thì về sợ cô đơn
Mà không qua... lỡ người thương đợi đò
Đôi bờ day dứt gọi thưa
Bóng chim tăm cá, người chưa thấy người
Cũng vì một tiếng "Đò ơi!"
Một lần thảng thốt, một đời lênh đênh
Trời xe duyên bỏ quên mình
Nên đò ngang cứ nặng tình không vơi
Nhủ mình, thôi, cũng đành thôi
Mà bờ kia vẫn "Đò ơi!" cháy lòng.
MAI NGỌC THANH
Những khi ấy
Tôi từng theo bè xuôi với các bạn thợ rừng
Sông Mã hỗn sông Luồng thì dữ
Cả mảng bè nặng dài gỗ nứa
Thành trò chơi của nước phăng phăng
Phút thảnh thơi hiếm quá
Nào là trang Ma trước lúc vượt thường thắp hương cầu
Vẫn có lúc gãy sào và người không về với bến
Nào là thác Quỷ lố nhố đá đầu lâu
Đá tủa dựng những hàm răng quái dị
Một chút run tay là bè tan, người mất hút vực sâu
Những gian hiểm ngoái nhìn, còn dựng tóc
Một lần xuôi má hóp tựa ông già
Cũng từ đấy tôi không vô tâm nữa
Khi đứng trước cánh cửa tủ phòng mình
Trước mặt bàn vẫn thường ngày đặt trang giấy viết
Những vân gỗ
Hiện lại dáng dòng sông cuộn xiết
Và thác ghềnh
Và vực xoáy sâu
Những khi ấy lòng tôi lại áy náy
Các bạn thợ rừng giờ đang ở đâu
Sông Mã hỗn sông Luồng thì dữ...
NGÀN THƯƠNG
Mẹ
Mẹ biền biệt giữa hai đầu mưa nắng
Con rưng rưng tìm dáng mẹ bên trời
Nhưng bóng mẹ đã nhạt nhòa sương khói
Nẻo con về từ đó hóa mồ - côi...
Huế 13.10.92
TỪ QUỐC HOÀI
Du khách
Im lìm dưới khung trời nhiễm bụi
những cột đèn mất ngủ
thành phố bốn mùa hờn dỗi
kết hôn, ly hôn, tất bật sinh nở, đợi chờ...
anh hát bâng quơ
tóc em ngắn dài ngày tháng
gót mòn đường trăng
lướt qua hàng cây son phấn
bàn tay nụ hôn nước hoa
lướt qua, lướt qua...
giấc mơ rách bươm tiền bạc
cỏ hoa quen mùi thịt da
em không quen ngủ một mình
không quen cả nhịn đói
em không thể ngủ dậy mà không soi gương
anh bước nhanh khỏi hàng cây son phấn
vứt mẩu tàn thuốc vào đêm
rất lâu trong bóng tối lãng quên
còn lập lòe ngôi sao lạc.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Nơi gặp em
Nơi gặp em là đường rẽ về ngõ cụt
Ta vu vơ úp mặt với gió mềm
Tay quờ quạng tìm điều đã mất
Giấc mơ lăn long lóc trên thềm
Nơi ta đến giờ hoang vắng lạ
Cọng cỏ ngao du cuối phố mịt mờ
Em rong chơi trong tàng hình đêm tối
Mảnh áo mềm đẫm gió bạc phơ
Nơi ta đến định làm thơ tặng gió
Giờ đã thành chứng tích ngàn năm
Vầng trăng kia biết mờ hay tỏ
Cúi xuống đời hôn cõi ăn năn
Nơi ta đến dường như mông lung
Em đây rồi vẫn thấy nghìn trùng
Ta lại về ngõ hoang cụt lối
Trái tim đau vẫn thắp lửa bập bùng.
KIỀU VƯỢNG
Chia
Tôi sinh ra để sẻ chia
Trời xanh chim hót, rừng khuya nai đùa
Vào đêm trăng mới làm vua
Mặt trời chỉ sáng để vừa nhận nhau
Thân này chẳng thể chia đâu
Nhưng hình như cũng từ lâu chia mà
Lòng chia trăm nẻo đường xa
Vui buồn đắng ngọt chỉ là mình thôi
Một ngôi trường ở ven đồi
Một góc rừng ở chân trời mù sương
Lênh đênh sóng gió khôn lường
Nát tan từ một con đường xa xăm
Thân này còn được bao lăm
Mà định chia cả lỗi lầm cho nhau
Ước chi có phép nhiệm mầu
Để tôi chia mọi khổ đau thật đều
Em đừng trách nhé em yêu
Lòng tôi chẳng thể chia nhiều phần em.
(TCSH57/09&10-1993)
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường - Tuệ Lam - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
Hữu Thỉnh - Lưu Ly - Đặng Nguyệt Anh - Sơn Thu - Trịnh Thanh Sơn - Nguyễn Xuân Sang - Văn Công Toàn - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Mẫn Cán - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Xuân Tùng - Lê Thị Mây - Lê Viết Xuân - Ngô Minh - Quang Huy - Thái Doãn Long - Hà Minh Đức - Sơn Đức - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Lê Khánh Mai - Bùi Minh Quốc - Ngô Đức Tiến - Trương Quân - Trương Nam Hương - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Sĩ Cứ - Thuý Nga - Lê Huy Quang - Hồ Thế Hà - Phạm Đình Ân - Trần Tâm - Hoàng Xuân Thảo
Thục Linh - Ngân Vịnh - Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Bình Trọng - Tôn Phong
Sâu tưởngtrong sâu tưởng...ta có phải là mìnhhay tái bản cuộc đời nào đómà bằng lặng một đêm chưa thểphiên bản bốn mùa trong gió cơ man...
Thong thả cho quả chín câyCho mây ngũ sắc về đây hội mùa…
...Ngoài kia mưaThầm thĩ hát trên cây lan hồ điệpLoài hoa nở hai bông một lầnTôi khóc...