Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đức Bá - Trần Đình Ngôn - Từ Nguyên Tĩnh - Lê Điểm - Lê Viết Xuân - Nguyễn Văn Song
Tác phẩm "Nắng lụa vàng" (Acrylic, 130cm x 110cm, 2024) của họa sỹ Lê Bá Cang
HUỲNH THÚY KIỀU
Gởi người về bên bến gió
Người về bến gió ngày xưa
Mà sao day dứt như vừa hôm qua?
Cơn mơ chực khóc
vỡ òa
Mây giăng bến gió
Nhạt nhòa mưa bay
Hỏi người phiêu bạt tháng ngày
Ươm bao vốc nhớ vun dày miền thương?
Hoa sưa kịp rắc vàng đường
Ai về bến gió mùi hương còn đầy…
Cạn nguồn con sóng lắt lay
Hai bàn tay ấm hao gầy hơn không?
Ru chiều… bến gió mênh mông
Đò xưa lỡ nhịp bềnh bồng trôi xuôi
Vớt câu thơ cũ
ngậm ngùi
Hỡi người bến gió chơi vơi nỗi gì?
Cầm mùa dắt nhớ thiên di…
NGUYỄN ĐỨC BÁ
Có những hạt mây
Có những hạt mây
trôi qua miền sóng vỗ
qua bầu trời mênh mang gió hát
rót đầy chiếc ly mùa hạ vàng
treo trên sợi nắng tuổi thơ bay
Có những hạt mây
nghiêng xuống dòng sông
nỗi nhớ chơi vơi chùm xoan tím rụng
bóng con đò ru giấc mơ hoang
Có những hạt mây trôi qua miền trăng vỡ
lạc vào đôi mắt em
bâng khuâng giọt tơ lòng đêm khát đợi
uống chén mộng say
trên cánh đồng ký ức
Có những hạt mây thao thức phía chân trời
tím biếc một dòng thơ
chạm phía phai phôi
khâu vết rách thời gian trăn trở…
TRẦN ĐÌNH NGÔN
Ngày trở về
Ngày trở về
qua con ngõ ngày xưa
bình minh đánh thức khu vườn
tiếng chim ca vang trong nắng sớm
tấm áo bạc màu ký ức
những vệt tóc bay bay lưng trời
Đôi nạng gỗ in trên lối xóm
tròn như những nốt trăng Trường Sơn
ngời sáng lung linh
những đêm hành quân băng rừng
Người lính trở về
men theo con đường làng cất cao tiếng hát
bài ca cũ
bi bô thời chân sáo
trên cánh đồng rạ rơm
thơm hương mùa lúa mới
Ngày ấy
mắt em buồn
mái tóc thề
những giấc mơ khuya nồng nàn
đêm thao thức
một vầng trăng mười bảy
Mùa xuân còn trước cửa
những lá me xanh
những cánh bướm rập rờn
và đôi mắt lặng im giữa vườn hoa hé nở
Mặt trời đã hừng lên...
TỪ NGUYÊN TĨNH
Màu thời gian
Chiếc ấm màu da lươn
Pha trà
Tân Cương
Một mình khó uống
Buổi sáng
Tinh khôi
Đã bao lần định bỏ
Lại nhớ hoài vị chát
Uống vào gặp được đất
Có cả hương cây
Sao lại
Tiếng thở dài?
Chắc nhớ chuyện thuở xưa
Chạy bộ ra Quan Nội
Chạy vội ra Yên Vực
Quán gần cầu Hàm Rồng
Mua một vài điếu thuốc
Kèm gói chè ba hào
Pha đặc uống
Bụng sôi cồn cào
Thơ văn đâu chẳng thấy
Tiếng máy bay ào ào
Vội ra hầm trú ẩn
Xem bom bỏ nơi đâu
Thoắt năm sáu chục năm trời
Giờ không sao ngon giấc
Dậy pha trà thổn thức
Ấm đất
Màu khói bom
Ngồi một mình
Tiếng thở dài bất chợt
Tiếc phai màu
Thời gian
LÊ ĐIỂM
Mắc cạn giữa vàng sưa
Nữ Oa đội đá vá trời
còn tôi ngược dốc
tìm tôi một thời
thanh xuân như chiếc lá rơi
vèo
đuôi mắt nhớ cứ vời vợi đêm
mây thu ngơ ngác bên thềm
buồn tôi kết tủa giữa miền hoang liêu
những huyền ảo
những hắt hiu
rơi vu vơ
chạm
phiêu diêu trở mùa
gieo long lanh dát vàng sưa
Hương Trà thay áo như vừa biếc xanh
ký ức đêm
dạt bờ anh
hoàng hôn đắm bến trong ngần thanh xuân
tơ lòng vướng tiếng cười giòn
một tôi
mắc cạn giữa vàng hoa sưa
LÊ VIẾT XUÂN
Sương chiều
Giữa chiều cứ ngỡ sớm mai
Se se gió lạnh thấm vai trên đường
Nắng vàng bất chợt trắng sương
Bức tranh trời họa, tỏa hương mát lành
Thoảng như xa, thoáng lại gần
Tiếng reo con trẻ trong ngần, lạ chưa
Râm ran khúc nhạc giao mùa
Bản tình ca mới, ai vừa vút lên…
Lưng chừng phố núi gặp em
Mơ màng bên tấm vải dèng mềm sương...
NGUYỄN VĂN SONG
Trầu không của mẹ
Trầu không leo ngọn lên tường
Dệt xanh một khoảng yêu thương vườn nhà
Hằng ngày dáng mẹ vào ra
Dõi theo nắng đượm lá già vàng tươi
Trầu xanh thơm bén hơi người
Mỗi lần thấy mẹ lá cười gió reo
Một bầy chim sẻ ùa theo
Làm rơi muôn giọt sương treo trong ngần
Chõng tre thanh thản góc sân
Mẹ têm trầu đón bạn gần bạn xa
Hương trầu đằm vị quê nhà
Ấm như lòng mẹ ủ qua tháng ngày
Cuối năm sương muối phủ dầy
Mẹ ngồi nhìn khoảng sân đầy lá rơi
Mẹ thương trầu lắm trầu ơi
Xin đừng buốt xót khoảng trời tái tê
Đi xa còn một chốn quê
Chiều nay gió bấc con về nhà xưa
Lá trầu chợt rụng như mưa
Vườn không bóng mẹ nhà thừa bóng con.
(TCSH424/06-2024)
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo