Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.
Di tích Hải Vân Quan
Hải Vân Quan được xây dựng năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã-Hải Vân. Đây là một đồn lũy quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, nhà trú sở, pháo đài thần công; được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017.
![]() |
Hải Vân Quan nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc.
Di tích Hải Vân Quan là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân. Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương.
![]() |
Ở độ cao 490m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công… Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Chính vì vậy triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ. Theo Đại Nam Thực Lục, sau khi trùng tu Hải Vân Quan, triều đình đã “phái biền binh 4 đội Hữu Sai và 2 đội Ứng Sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, súng phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng) theo viên tấn thủ đóng giữ”.
Cuối năm 2021, di tích được trùng tu với tổng mức kinh phí hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của hai địa phương
![]() |
Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc trùng tu di tích đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên - Huế), nhà trú sở, hệ thống Trường Thành.
![]() |
Vật liệu ở đây chủ yếu là gạch đá. Trong quá trình trùng tu, tu bổ, lực lượng làm nhiệm vụ đã tích cực tìm kiếm những vật liệu này ở các địa phương lân cận để hài hòa đồng nhất về tổng thể, tuân thủ đảm bảo quy định, nguyên tắc bảo quản tu bổ di tích. Thời tiết khí hậu ở đây rất phức tạp nên hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng chưa được cung cấp. Lực lượng chức năng phải sử dụng nước suối để phục vụ hoạt động trùng tu. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân Quan, cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách tham quan.
![]() |
Được biết, di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đến khi hai địa phương thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
Chiều ngày 29/4, tại Hội trường Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Văn hóa ẩm thực tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2017.
Ban tổ chức Festival Huế 2022 cho biết, Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566 sẽ diễn ra từ ngày 8/5 – 15/5/2022 với nhiều hoạt động trải khắp các địa điểm trên TP Huế.
Tối ngày 28/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”.
Tối 28/4, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tổ chức khai mạc Festival Thuận An biển gọi năm 2022 với sự tham dự của hàng nghìn du khách và người dân địa phương.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Huế về việc bàn giao những hiện vật đồng thời vừa mới sưu tầm giúp Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để thực hiện công tác trưng bày trong thời gian tới.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế triển khai tổ chức Cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam và Ký họa kiến trúc chủ đề "Nam Kinh Thành Huế - Dấu ấn thời đại".
Thực hiện “Đề án Phát triển VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” của UBND tỉnh, chiều ngày 25/4 Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “ Thừa Thiên Huế trong tôi” năm 2022 dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), từ ngày 22 - 24/4, tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, UBND huyện A Lưới phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức hoạt động Tuần lễ sách và Văn hóa đọc năm 2022 và triển lãm Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa.
Tối 22/4/2022, tại quảng trường Ngọ Môn, UBND Thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ khai trương phố đêm Hoàng Thành Huế.
Sáng 23/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế" và cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV, năm 2022. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 22/4, tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm bản Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn.
Sáng 21/4, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh, niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế” nhân Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, kỷ niệm 3 năm ngày mất của Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh (22-4-2019 - 22-4-2022).
Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật của các văn nghệ sĩ Huế trao tặng cho phòng truyền thống của Liên hiệp Hội.
Chiều ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
Sáng ngày 20/4, tại di tích Lầu Tàng Thơ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức Trao giải cho cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế”.
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.