Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.
Di tích Hải Vân Quan
Hải Vân Quan được xây dựng năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã-Hải Vân. Đây là một đồn lũy quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, nhà trú sở, pháo đài thần công; được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017.
![]() |
Hải Vân Quan nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc.
Di tích Hải Vân Quan là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân. Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương.
![]() |
Ở độ cao 490m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công… Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Chính vì vậy triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ. Theo Đại Nam Thực Lục, sau khi trùng tu Hải Vân Quan, triều đình đã “phái biền binh 4 đội Hữu Sai và 2 đội Ứng Sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, súng phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng) theo viên tấn thủ đóng giữ”.
Cuối năm 2021, di tích được trùng tu với tổng mức kinh phí hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của hai địa phương
![]() |
Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc trùng tu di tích đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên - Huế), nhà trú sở, hệ thống Trường Thành.
![]() |
Vật liệu ở đây chủ yếu là gạch đá. Trong quá trình trùng tu, tu bổ, lực lượng làm nhiệm vụ đã tích cực tìm kiếm những vật liệu này ở các địa phương lân cận để hài hòa đồng nhất về tổng thể, tuân thủ đảm bảo quy định, nguyên tắc bảo quản tu bổ di tích. Thời tiết khí hậu ở đây rất phức tạp nên hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng chưa được cung cấp. Lực lượng chức năng phải sử dụng nước suối để phục vụ hoạt động trùng tu. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân Quan, cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách tham quan.
![]() |
Được biết, di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đến khi hai địa phương thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
Sáng ngày 26/5, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.
Sáng ngày 25/5, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2022.
Chiều ngày 24/5, Liên hiệp các Hội Văn học Nghê thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND Huyện Phú Vang đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”.
Ngày 23/5/2022, UBND thành phố Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hoá và du lịch thông minh”.
Sáng ngày 19/05, Nhân kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2022), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến dâng hoa, báo công lên Bác và khai mạc Triển lãm chuyên đề “Những tấm gương bình dị mà cao quý”.
Sáng 18/5, tại Nhà Gươl huyện Nam Đông đã diễn ra chương trình tái hiện lại lễ hội Mừng lúa mới. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022.
Festival Huế 2022 là Festival đầu tiên được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mà điểm nhấn là tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Tối ngày 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Lễ Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ VI, năm 2022.
Tối ngày 17/5, tại Thị trấn Khe Tre - huyện Nam Đông đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2022. Tham dự ngày hội có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng ngày 15/5, tại Tổ đình Từ Đàm, TP. Huế, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 với sự tham dự của đông đảo tăng, ni và đồng bào Phật tử. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành uỷ và đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các ban ngành, đoàn thể.
Chiều 14 tháng 4 năm Nhâm Dần (14/5/2022); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và Rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự lên Tổ đình Từ Đàm, nguyện cầu tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Tối ngày 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Nghinh Lương đình, thành phố Huế; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc và diễu hành xe hoa trên các trục đường của thành phố Huế đón mừng Phật đản.
Chiều 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Công viên Lý Tự Trọng, thành phố Huế; Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc không gian Ẩm thực chay với chủ đề “ Suối nguồn từ bi”.
Chiều 12/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phú Vang tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phú Vang ngày mới".
Ngày 11/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2022 - Phật lịch 2566.
Chủ tịch UBND tỉnh - ông Nguyễn Văn Phương vừa có cuộc họp rà soát các nội dung triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ khởi công dự án cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng vào tháng 9/2022.
Tối 08/5, tại Nghinh Lương đình, Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tổ chức lễ Thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương cầu quốc thái dân an.
Chiều 08/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, thành phố Huế); Ban Trị sự – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tại Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm văn hóa Phật giáo với chủ đề “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng”.
Chiều 29/4, tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức vừa khai mạc Triển lãm “Mỹ thuật và di sản”.