Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam trao tài trợ cho Ban tổ chức Festival Huế 2024
Theo đó, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam – Nhãn hàng Bia Huda tiến hành ký hợp đồng tài trợ với danh vị “Nhà tài trợ Bạch kim”, trị giá 8 tỷ đồng - danh vị cao nhất dành cho các Nhà tài trợ Festival Huế.
Festival Huế 2024 được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mở đầu bằng Lễ Ban Sóc vào 01/01/2024 và kết thúc bằng Chương trình Countdown vào 31/12/2024, trong đó điểm nhấn chính là Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 07 – 12/6/2024. Festival Huế năm nay tiếp tục khẳng định sức lan tỏa của một lễ hội văn hóa, quy tụ các đoàn nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của các vùng miền trong cả nước và 12 đoàn nghệ thuật quốc tế từ 7 quốc gia khắp các châu lục (châu Âu, châu Mỹ và châu Á) đến giao lưu, trình diễn, hứa hẹn thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước tham dự.
Góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của Festival Huế là sự hỗ trợ tài chính và hiện vật từ các nhà tài trợ. Ngược dòng về quá khứ, Festival Huế 2000 là cột mốc đánh dấu lần hợp tác đầu tiên giữa Carlsberg Việt Nam mà đại diện là thương hiệu bia Huda với Ban tổ chức Festival Huế. Tất cả đã chung tay tạo nên một sự kiện văn hoá nghệ thuật vô cùng đặc sắc và có ý nghĩa lớn với cố đô Huế, mang tầm quốc gia và có tính quốc tế, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng tham dự về một mảnh đất kinh kỳ trầm mặc nhưng tràn đầy sức sống.
Trải qua chặng đường hơn 2 thập kỷ đồng hành, Carlsberg Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của một đối tác truyền thống đáng tin cậy của Festival Huế, chung tay phát triển vững mạnh thương hiệu của nhau cũng như đóng góp cho sự phát triển về văn hoá Huế, tôn vinh những tinh hoa đáng tự hào của dải đất miền Trung thân thương.
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và cảm ơn sự đồng hành của Carlsberg Việt Nam trong các kỳ lễ hội Festival Huế. Đồng thời, chúc mừng Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường bia Việt Nam; ghi nhận sự đóng góp của Công ty đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, đồng hành trong các kỳ Festival, đặc biệt là đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, tiếp tục là nhà tài trợ Bạch Kim, sự đồng hành của Carlsberg Việt Nam sẽ tạo nên thành công cho Festival Huế 2024 gắn với định hướng Festival bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm, tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, du lịch, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, để Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Nguyên Phương
Khác với sư tử đá Trung Quốc, con nghê thuần Việt được tạo hình mềm mại hơn, có nhiều răng, đuôi xòe như ngọn lửa...
Xin những bậc chuộng sách vở từ chương đừng mất công dở sử sách Nhà Nguyễn để tìm địa danh này vì nó không phải là cái tên chính thức do vua đặt ra; may ra chỉ có cụ già Léopold Cadière nặng lòng với Huế nên đưa cái tên Nam Đài vào tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue) mà thôi...
Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.
Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.
Đây không phải là sản phẩm gì quá xa hoa mà chỉ là một vật dụng rất quen thuộc của người Việt xưa...
Trước khi có sự biến mất hoàn toàn các dấu tích cuối cùng của cửa “quan ải An-nam” trên đỉnh đèo Hải Vân, địa điểm cao nhất của đường cái quan nối liền Huế với Đà Nẵng, tôi thiết nghĩ cần hồi phục các kỷ niệm của nó bằng cách đưa ra các bức ảnh cho thấy tình trạng hiện nay, cũng như đưa ra một số lời giải thích ngắn gọn liên quan đến cửa ải xưa chưa đầy một thế kỷ này; nhưng hiện nay hoàn toàn bị phế bỏ và đang lần hồi mai một do ảnh hưởng tác hại của mưa nắng, của các loài cây cỏ bám cứng.
Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hơn một phần ba cuộc đời ông sống ở Sài Gòn, hơn một phần ba sống ở ngoại quốc. Ông đi nhiều, yêu và được yêu cũng nhiều, kể cả người Pháp. Nhưng rồi qua trải nghiệm ông thấy người con gái Huế ông yêu là đẹp nhất, sâu sắc nhất...
Huyền Không Sơn Thượng hay còn gọi là chùa Huyền Không 2 cách cố đô Huế chừng 14 km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.
“Tứ thú” xưa gồm ăn trầu, uống trà, hút thuốc, uống rượu được các bậc cha ông chơi và đạt đến một trình độ đẳng cấp.
Trải dòng lịch sử bi tráng của nước Việt, Hải Vân không chỉ là cung đèo kỳ vĩ mà còn đẫm máu xương vệ quốc.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát.
Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật, 1847 - 1883) là một trong những vị vua có số phận buồn nhất lịch sử Việt
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.