90 chân dung văn hóa qua “đôi mắt xanh” của GS Phong Lê

08:50 09/07/2021

Trong thời gian gần 60 năm nghiên cứu, bằng “đôi mắt xanh” của mình, GS Phong Lê đã dày công khắc họa 90 chân dung văn hóa - văn chương Việt Nam.

GS Phong Lê. Ảnh: IT.

90 chân dung nhân vật nổi tiếng được sắp xếp theo thứ tự năm sinh và thời đại, từ những tên tuổi lớn như Chu Văn An, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... đến những gương mặt văn hóa, văn chương nổi bật của thế kỷ 20.

Hành trình văn hóa trong 800 trang sách

GS Phong Lê (nguyên Viện trưởng Viện Văn học) là một tên tuổi lớn, tác giả của 15 cuốn sách in riêng và chủ biên trên 20 công trình tập thể về chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại. Ông được phong hàm giáo sư năm 1991, từng giữ chức Tổng Biên tập tạp chí Văn học. Ngoài ra, ông còn là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học xuất sắc, từng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005.

Ở vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng GS Phong Lê vẫn lao động miệt mài với niềm đam mê văn chương theo cách mãnh liệt. Ông cũng vừa cho ra mắt tuyển tập “90 chân dung văn hóa, văn chương Việt”. Cuốn sách có dung lượng lớn với hơn 800 trang viết, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.

Tác giả sắp xếp các chân dung với những tên tuổi làm nên bước chuyển lớn trong văn học trung đại và hiện đại như Chu Văn An, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát... Mỗi nhân vật được khắc họa không chỉ cho thấy phong cách riêng, đóng góp của mỗi cá nhân, mà còn tạo nên cái nhìn tổng thể về hành trình văn hóa dân tộc.

90 chân dung qua “đôi mắt xanh” của GS Phong Lê không đơn giản như lược tả, cũng không hoàn toàn là “tổng kết” lại cuộc đời họ bằng những tư liệu suông. Với kinh nghiệm qua gần 60 năm làm nghiên cứu, GS Phong Lê được ví như bậc trưởng thượng trong làng văn nhân.

Với lối viết như kể, mỗi chân dung hiện ra đầy kỳ thú. Do vậy, cho dù đã có nhiều người viết về Chu Văn An, nhưng qua ngòi bút của GS Phong Lê, người đọc thấy nổi bật ở khí phách và nhân cách của một nhà Nho điển hình. Qua nhân cách và khí phách ấy, chân dung một người thầy giản dị và vĩ đại hiện ra.

Thế nào là giản dị và vì sao lại trở nên vĩ đại? Đó là câu hỏi không dễ trả lời, nhất là với mỗi nhân vật. Nhưng sự giản dị - giống như một chân lý, trở thành nền tảng của sự vĩ đại, khi một con người bình thường bằng da bằng thịt biết đặt bản thân cùng nỗi thống khổ của người khác.

Hay như về Nguyễn Du, đến nay đã quá nhiều bài viết nhưng Phong Lê vẫn dành hẳn hai bài và cho rằng vậy là vừa đủ. “Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều” cùng “Một định vị về Nguyễn Du cho hôm nay và mãi mãi” chính là hai phương diện “chốt lại” giá trị của đại thi hào trong lòng lịch sử dân tộc.


Bìa sách vừa ra mắt về 90 chân dung văn hóa, văn chương Việt.


 

90 chân dung - mỗi người một vẻ

Các nhân vật, tác phẩm văn chương mà GS Phong Lê theo đuổi trong suốt hành trình nghiên cứu như Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Đoàn Phú Tứ… Ở đó, mỗi nhà văn được nhìn nhận thấu đáo, công tâm cho người đọc thấy tài năng, tầm vóc của các nhà văn lớn.

Đặc biệt, trên tinh thần “đem cái riêng của mình trình hiện nơi cái chung”, có thể còn những chỗ chưa đồng thuận, nhưng cứ xem những nhân vật mà tác giả đã chọn: Trương Vĩnh Ký – Cuốn sổ bình sanh công với tội, Nguyễn Văn Vĩnh trong buổi đầu nền văn chương quốc ngữ, Tản Đà với nhu cầu canh tân văn học, kịch tác gia và ông chủ xuất bản Vũ Đình Long, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam - người sáng lập và chủ soái Tự Lực văn đoàn, Nguyễn Tuân - người đến được cái đẹp và cái thật, Trần Dần trước và sau bài thơ Nhất Định Thắng... có thể thấy những gì tác giả trình bày có sức hấp dẫn kỳ lạ và chưa từng thấy ở đâu khác.

Với những hiện tượng văn chương nổi bật trên văn đàn hiện đại, GS Phong Lê luôn đưa ra những nhận xét kịp thời, đúng và rất trúng. Khi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ra mắt bộ ba tác phẩm lịch sử, GS Phong Lê viết: “Ý kiến đánh giá có khác nhau, đối lập nhau gay gắt thế nào, chê và khen ở mức cực đoan, điều đó không phủ nhận, thậm chí càng khẳng định “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp… Phá cái thế im lặng, trầm trệ, lủi thủi”.

Về nhà văn Bảo Ninh, GS Phong Lê đề cập “cái mà chỉ những giá trị văn chương đích thực mới có thể tạo được. Chính cái đó, giá trị thanh lọc và tẩy rửa mới là cái làm cho “Nỗi buồn chiến tranh” tìm được lẽ tồn tại và sự sống đích thực trong lòng người, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời nào”.

Ông nhận xét về văn chương của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là giữa cái ác, cái giả đang bủa vây hôm nay, ta vẫn có lòng tin. Cái thiện, cái tốt, cái đẹp vẫn có trong cuộc đời, và trong quan hệ giữa con người, khơi dậy lòng khao khát sống tử tế, sống vì người khác.

Viết về Hồ Dzếnh, GS Phong Lê tỉ mẩn rằng: “Ông lại nhắc nhở ta biết sống chăm chút hơn, nhân hậu hơn với những gì thân thiết, và cả những gì còn xa lạ hoặc ngang trái trong vận hành đầy vất vả của cuộc đời, cả trong sự tự quên mình đi”.

Tuyển tập “90 chân dung văn hóa, văn chương Việt” là 90 tài nhân, dù “mỗi người một vẻ”, nhưng tất cả đều tỏ rõ khí cốt tài hoa, phong cách, tâm huyết. Qua 90 chân dung văn hóa, người ta thấy chân dung thứ 91 ẩn mình dưới những trang viết tinh tế - chân dung GS Phong Lê.

Theo Trần Hòa - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành. 

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.

  • Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.

  • Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.

  • Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.

  • Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.

  • Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8. 

  • Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).

  • Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.

  • Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...

  • Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.

  • Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.

  • Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.

  • Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.

  • Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trờiTrên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.

  • Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.

  • Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.

  • 1. Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay ta gì gì ông Trời cũng chẳng ưu ái thêm ngày nào, vậy mà bên trời ấy thế hệ này đến thế hệ khác nảy nòi bao nhiêu tiểu thuyết gia lớn. Còn ta thì không. Tại sao?