5 năm, 2 giờ và 4 tháng

10:53 22/01/2015


(Lược thuật những hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm Sông Hương)

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ và nhà văn Anatôli Kuđravêch trong lễ ký kết. Hàng sau từ trái sang phải : Các đồng chí Phan Quang (Thứ trưởng Bộ Thông tin), Thái Bá Nhiệm (Phó bí thư Tỉnh ủy), Vũ Thắng (Bí thư Tỉnh ủy), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bà Irina Zitman (phóng viên Đài Maxcơva), và đại diện Hãng thông tấn ADN tại Việt Nam

Đúng ra, dự tính ban đầu chỉ cần một tiếng đồng hồ thôi, chỉ mới qua chặng đường 5 năm và giữa thời buổi khó khăn, mọi nghi lễ chỉ nên thật gọn nhẹ. Nhưng rồi bạn bè gần xa đều muốn bày tỏ tấm lòng mình với "Sông Hương" nên buổi lễ kỷ niệm 5 năm thành lập, tổ chức chiều 24-7 đã kéo dài gần hai tiếng đồng hồ. Sau báo cáo dài 7 phút của Tổng biên tập Tô Nhuận Vỹ, đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đã phát biểu, hoan nghênh những cố gắng của "Sông Hương" trong 5 năm qua và nêu ra những yêu cầu mới trên chặng đường sắp tới. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê thay mặt Ban biên tập, công bố những tặng thưởng nhân kỷ niệm 5 năm Sông Hương với tổng số tiền trên 4 triệu đồng. Đồng chí Phan Quang Thứ trưởng Bộ Thông tin đề nghị được phát biểu với tư cách một người bạn, một người cầm bút, những lời tâm sự và suy nghĩ đầy trách nhiệm của nhà báo trong công cuộc đổi mới hiện nay. Tổng biên tập tạp chí Nhê Man, Phó giám đốc cơ quan Thông tấn xã Nôvôtti, tại Hà Nội, các anh Lê Huy Cận, Cao Huy Thuần, tiến sĩ Lê Văn Hảo đã lần lượt bày tỏ những điều tâm huyết với "Sông Hương"...

Để kỷ niệm 5 năm thành lập, từng ấy đã là quá đầy đủ". Nhưng Ban biên tập Sông Hương, nhận thức rõ vai trò của mình như là một đầu mối giao tiếp, một chiếc cầu nối với bạn bè trong và ngoài nước, với tinh thần nhập cuộc, góp sức thúc đẩy các mặt hoạt động của vùng đất mà mình gắn bó, đã xây dựng một chương trình hoạt động nhiều mặt từ 4 tháng trước. Đúng vào lúc đó, giữa tháng 3, Tổng biên tập Tô Nhuận Vỹ được cử đi học Liên Xô 3 tháng. Đó cũng là thời kỳ giáp hạt, Bình Trị Thiên và nhiều tỉnh phía Bắc phải huy động nhiều nguồn kinh phí để chạy gạo: Trung ương thì vừa ra những chỉ thị nghiêm ngặt hạn chế chi tiêu, lễ lạc. Lại còn những thủ tục, phép tắc hành chính theo quy định xưa nay, trong khi kế hoạch "Sông Hương" đề ra lại chưa có tiền lệ... Những trở ngại lớn đến mức tưởng phải bỏ cuộc. Nhưng rồi từ Pa-ri, anh Lê Huy Cận, Tổng thư ký Hội người yêu Huế tại Pháp báo tin cuối tháng 6 sẽ về tới Hà Nội; từ Matxcơva anh Lê Xuân Việt, nguyên là một thành viên trong ban biên tập Sông Hương, hiện đang nghiên cứu tại đây, cho biết, đồng chí Tổng biên tập tạp chí Nhê Man (Hội nhà văn Biêlôruxia) tỏ ý sẵn sàng đến Huế bàn việc ký hết hợp tác giữa 2 tạp chí. Vậy là, giấy mời chính thức chưa gởi nhưng tình thế như một cây lao đã phóng. Chỉ có thể tiến mà thôi. Rút cục cũng tìm được giải pháp, vẫn là bài học về huy động "sức mạch tổng hợp". Trước hết là sức mạnh còn tiềm tàng của mỗi người trong Tòa soạn. Từ đó đã hội tụ được sức mạnh nhiều phía : sự hỗ trợ của tỉnh, của các ngành, các huyện thị, các đơn vị trong tỉnh, sự đóng góp của bà con Việt Kiều (với tiền thu 5 ngày du lịch)...

Một tháng trước khi tổ chức tuần hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm, Tòa soạn họp hội nghị công nhân viên chức bất thường nhằm đề ra chế độ làm việc, quy chế thưởng phạt đặc biệt, phát huy triệt để khả năng và ý thức trách nhiệm của mỗi người trong phần việc mình gánh vác. Rồi Ban biên tập họp, thông qua lần cuối chương trình hoạt động, xét các giải thưởng, để họp chuyển cho Thái Ngọc San đang lo in số 32 tại nhà in Báo Sài Gòn Giải Phóng, Nguyễn Quang Hà và Võ Mạnh Lập, lần thứ 2, rồi lần thứ 3, đi về các điểm du lịch ở Phú Lộc, Bến Hải, Hướng Hóa... khảo sát thực địa, bàn kế hoạch phối hợp với các địa phương. Vương Hồng Hoan, thường trực 2 tiểu ban chuẩn bị hội thảo, với sự cộng tác đắc lực của Nguyễn Đắc Xuân (Hội thảo văn hóa du lịch) Phan Ngọc Thu, Trần Thức (Hội thảo 5 năm Sông Hương) lo đốc thúc để có trên 30 bản tham luận trước ngày 15-7. Lâm Mỹ Dạ và Thái Thị Cẩm Thủy lo kế hoạch đón khách Liên Xô, chuẩn bị các địa bàn để khách đi thực tế. Hà Khánh Linh phát huy sở trường ngoại giao, giúp đỡ các mối quan hệ với các cơ quan, các ngành cấp tỉnh và thành phố. Võ Quê cùng với các đồng chí ở Hội văn nghệ Huế lo các chương trình văn nghệ (thơ, nhạc, ca Huế, thả diều) nhằm tạo không khí lễ hội cho các hoạt động. Các đồng chí thuộc Ban trị sự tất bật chuẩn bị các khâu hậu cần : hàng triệu tiền mặt, xăng, xe, chỗ ăn ở cho 5 loại khách với những yêu cầu khác nhau : khách Liên Xô, Việt Kiều, đại diện các cơ quan ở Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, các huyện thị trong tỉnh, các cộng tác viên...

Đầu tháng 7, vào lúc cao điểm của "chiến dịch", Tô Nhuận Vỹ từ Liên Xô về, lập tức nhảy vào cuộc, chịu trách nhiệm những khâu thuộc nội dung : điều chỉnh các tham luận 2 hội thảo, chuẩn bị văn bản ký kết hợp tác với Tạp chí Nhê Man, và báo cáo tổng kết 5 năm Sông Hương...

Từ ngày 10-7, Trụ sở Tòa soạn 5 Đinh Tiên Hoàng, bề ngoài mang sắc thái lễ hội với những lá cờ phướn, bảng quảng cáo các chương trình hoạt động và hàng bóng điện nhiều màu, với gian trưng hàng tác phẩm tạo hình bằng rễ cây của Hải Bằng và một số tranh của 2 họa sĩ Vĩnh Phối, Trương Bé; nhưng bên trong thì không khí chộn rộn như là một bộ chỉ huy chiến dịch. Một tấm bảng lớn liệt kê hàng chục "mũi tiến công" của 6 "mặt trận" lớn : 5 ngày Du lịch - Hội thảo Văn hóa du lịch - Hội thảo 5 năm Sông Hương - Đón đoàn Liên Xô - Lễ kỷ niệm - Tổ chức hậu cần. Ngày 11-7, Võ Mạnh Lập, Hà Khánh Linh, Hoàng Phủ Ngọc Tường lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh đón Việt Kiều, trong đó có tiến sĩ Võ Quang Yến, giáo sư tiến sĩ Cao Huy Thuần (ở Pháp), tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, kỹ sư Lê Văn Tâm (ở Tây Đức). Anh Lê Huy Cận, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ba, nhạc sĩ Lê Văn Đồng thì đã về Hà Nội đang trên đường vào Huế. Được biết, các anh Ngô Đống, Nguyễn Đình Châu đại diện Hội đồng hương Bình Trị Thiên ở thành phố Hồ Chí Minh và các anh Bửu Dương, Đinh Cường, Nguyễn Thanh Phương, những người cộng tác chí tình với Sông Hương từ những ngày đầu, cũng ra Huế trong dịp này.

Ngày 13-7, Tô Nhuận Vỹ và|Thái Thị Cẩm Thủy - cán bộ chuyên trách phần tiếng Nga của Phòng tư liệu Sông Hương - ra Hà Nội đón Tổng biên tập NhêMan và nhà báo Irina Zitman.

Phóng viên Đài phát thanh và Truyền hình Liên Xô. "Tại sở chỉ huy", bản sơ đồ theo dõi hai "mũi tiến công" quan trọng này được tính chính xác từng giờ. Các huyện giúp đỡ đón khách du lịch đã chuẩn bị mọi thứ, khách sạn đã giữ chỗ... Nếu sai lệnh, không điều chỉnh kịp sẽ tốn bạc triệu. Sáng 17, khách Liên Xô rời Hà Nội, dừng lại ở Vinh, thăm quê Bác Hồ. Chiều 18, thăm Đồng Hới, gặp gỡ anh em văn nghệ chi hội Đồng Hới! Ở mũi phía Nam, sáng 16, khách rời thành phố, tối nghỉ lại Nha Trang, Vĩnh Nguyên đã chờ đón khách ở đây từ 3 ngày trước. Theo chương trình, tối 17, khách nhất thiết phải đến Huế, vì chương trình du lịch khởi đầu từ 18, vậy mà hơn 9 giờ đêm, chiếc xe thứ nhất mới rọi pha vào cổng khách sạn Hương Giang. Phối hợp chặt chẽ với Sông Hương, Công ty du lịch Huế đã chu đáo bố trí 1 xe Toyota 24 ghế, có máy lạnh hẳn hoi vào đón khách : nhưng ban tổ chức không lường hết số bà con và bạn bè đi theo, nên đã "đẻ số" ra chuyến thứ 2, chiếc xe to kềnh càng, dài ngoẵng, thuê hơn nửa triệu đồng! Công ty du lịch Bình Trị Thiên cũng đã chuẩn bị chu đáo chỗ đón khách trên tầng 4 khách sạn thoáng mát, nhưng bà con vượt hơn ngàn km dưới nắng hè, nhiều đoạn bị xuống cấp, đã thấm mệt, lại còn nỗi lo cho chiếc xe đi sau (xe thì to kềnh, anh tài lần đầu ra Huế, liệu có dám vượt Hải Vân không?) nên khách cứ chộn rộn mãi quanh sân. Mãi đến 2 giờ sáng, chiếc xe thứ 2 mới tới! chương trình du lịch chưa mở màn đã chệch choạc và đã cảm thấy kế hoạch đề ra quá sít sao, không lường hết những "trục trặc kỹ thuật" và cũng vì quá "tham". Nhưng khách du lịch có lẽ đều thông cảm với các điều kiện có hạn của địa phương và sốt sắng muốn cùng Sông Hương thực hiện một chương trình du lịch thể nghiệm để có thêm cứ liệu bước vào hội thảo, nên một số anh chị, 3 giờ sáng chưa nằm yên chỗ, 8 giờ đã lên xe về Phú Lộc. Một sự trùng hợp lý thú là trong những ngày này, Sở lâm nghiệp Bình Trị Thiên với công sức của hàng ngàn thanh niên huyện phú Lộc, đã khai thông con đường dài 19km cho xe lên tận đỉnh Bạch Mã. Đoàn khách du lịch sau khi tắm biển ở Cảnh Dương, thăm đầm phá, Túy Vân và Lăng Cô, sáng 19 đã lên đỉnh Bạch Mã.

Cũng sáng 19, khách Liên Xô ghé thăm huyện Bến Hải, địa đạo Vĩnh Mốc, vào đến Huế quãng 15 giờ chiều. Tại nhà khách 5 Lê Lợi, anh chị em Tòa soạn Sông Hương đã nồng nhiệt đón các bạn đồng nghiệp. Chỉ ít phút sau, đồng chí Vũ Thắng, Thái Bá Nhiệm, Nguyễn Đình Ngộ, Lê Tư Sơn đã tới thăm sức khỏe của đoàn. Tối 19, sân thượng khách sạn Hương Giang là nơi giáp múi 2 "mũi tiến công": khách Liên Xô cùng đoàn du lịch vừa từ Bạch Mã về tham dự đêm thơ do các văn nghệ sĩ ở Huế trình bày. Ngày 20, 21, khách Liên Xô thăm các di tích và một số cơ sở sản xuất ở Huế, làm việc với Tòa soạn Sông Hương và các cơ quan báo chí ở Huế. Đoàn du lịch tiếp tục chương trình ra hướng Bắc, thăm huyện Bến Hải, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, Cửa Tùng, Hiền Lương. Nhằm bảo đảm sức khỏe cho khách tiếp tục tham gia các hoạt động những ngày sau, dự tính đi dọc đường 9 lên Khe Sanh - Lao Bảo trong ngày 21 đành phải hoãn lại. (Mấy ngày sau, ngày 26-7, khi đã kết thúc mọi hoạt động, một số khách còn ở lại muốn được lên miền núi cao đã cùng đại diện Tòa soạn lên Hướng Hóa: mới biết ngày 21, lãnh đạo Huyện và bà con dân tộc đã chuẩn bị rất chu đáo - kể cả săn lùng cho có đặc sản để đón khách. Dù đã một lần lỡ hẹn, "giận thì giận mà thương thì vẫn thương" ngày 26 Hướng Hóa vẫn vui vẻ đón khách và sẵn sàng tiếp tục tổ chức cho anh chị em Tòa soạn đi thực tế).

Ngày 22 Công ty du lịch Huế tổ chức cho khách đi dọc Sông Hương lên chùa Thiên Mụ, Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng. Chương trình 5 ngày du lịch thể nghiệm - nói đúng hơn là những cuộc đi thực tế thị sát tiềm năng và những khả năng tổ chức du lịch của Bình Trị Thiên, được kết thúc với đêm ca Huế trên Sông Hương.

Ngày 23-7, tại Hội trường Đại học Tổng hợp Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Công ty du lịch Bình Trị Thiên tổ chức cuộc hội thảo "Văn hóa du lịch Huế - Bình Trị Thiên" với hơn 100 đại biểu tham dự : 3 đoàn khách Liên Xô và Việt Kiều, các đồng chí đại diện Hội đồng hương Bình Trị Thiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Báo "Tuổi Trẻ" và Tạp chí "Đất Quảng", các cộng tác viên cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân và các ngành ở Huế - Bình Trị Thiên. Hơn 20 bản tham luận đã đề cập đến nhiều mặt, đã đặt ra nhiều vấn đề và kiến nghị một số công việc cần phải giải quyết để khai thác thế mạnh, tiềm năng văn hóa du lịch Huế - Bình Trị Thiên sao cho có lợi nhất, cả về kinh tế và xây dựng con người.

Ngày 24-7 mới là ngày thực sự dành cho Sông Hương. Buổi sáng, cũng tại hội trường Đại học Tổng hợp, các đại biểu đã dự hội thảo "5 năm Sông Hương" do Khoa văn Đại học sư phạm tổ chức với 15 bản tham luận phân tích một cách kỹ càng và thẳng thắn những mặt mạnh và yếu của Sông Hương trong 5 năm qua, đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng Tạp chí trong thời gian tới...

Trở lại buổi lễ kỷ niệm chiều 24-7. Từ Hội trường Đại học Tổng hợp, các đại biểu qua cầu Phú Xuân, sang xem các nghệ nhân thả diều biểu diễn trên quảng trường trước Ngọ Môn. Sau đó, đúng 17 giờ, tại phòng khách nhà 5 Lê Lợi, Tổng biên tập Tô Nhuận Vỹ - và tổng biên tập Anatôli Kuđravétx thay mặt 2 tạp chí ký Bản cam kết hợp tác giữa Sông Hương và Nhêman với sự chứng kiến của nhiều đồng chí lãnh đạo Tỉnh, các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước.

Cũng trong dịp này, các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận và 1 số ngành hữu quan của tỉnh Bình Trị Thiên thành phố Huế đã gặp gỡ trao đổi, chân tình lắng nghe những ý kiến xây dựng rất thẳng thắn của bà con Việt Kiều...

Những hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm Sông Hương đã kết thúc. Lời khen nhiều và tiếng chê cũng không ít. Lại còn lời trách của một số bạn bè ở xa rằng "nghe nói Sông Hương làm to lắm mà quên anh em". Thực tình thì Sông hương đã nghĩ đến các bạn ở xa từ đầu, đã có thư cảm ơn kèm món quà nhỏ gửi một số bạn, nhưng "lực bất tòng tâm" biết làm sao được, xin hẹn đến kỳ 10 năm.

Tòa soạn và Ban biên tập Sông Hương đã họp "tính số" xem được gì, mất gì qua đợt hoạt động. Chợt thấy ra là mình được nhiều thứ quá : được bạn đọc và các nhà phê bình góp ý tận tình thẳng thắn; được lãnh đạo từ Trung ương đến Tỉnh và các ngành, các địa phương cũng như bà con Việt Kiều hết lòng giúp đỡ: những quan hệ mới, những hướng phát triển mới được mở ra, cán bộ nhân viên Tòa soạn thì trưởng thành lên một bước... Về tiền bạc, thì kế toán đã cộng sổ xong: số thu gần bằng chi, lấy khoản dự phòng (tiền bán Sông Hương theo giá ủng hộ 5 năm qua tích lũy lại) bù vào. Trong tình hình bội chi hiện nay, vậy cũng là một khoản được. Ấy là chưa kể trên 4 triệu đồng tiền thưởng cho các tác giả, tuy Sông Hương không có "miếng" gì, nhưng ít ra cũng được "tiếng"! (Tập thể Sông Hương đã làm việc hết mình vì công việc chung dù còn không ít khiếm khuyết. Phó tổng biên tập Nguyễn Khắc Phê, người chỉ huy chính của đợt hoạt động này, xuýt phải vô bệnh viện) 5 năm mới có một lần... Có việc rút kinh nghiệm thì phải đợi 5 năm nữa mới có chỗ thi thố, nhưng nhiều vấn đề gợi mở ra từ hai cuộc hội thảo, từ những cuộc tiếp xúc với bạn bè trong thời gian qua, đòi hỏi Ban biên tập Sông Hương cùng các cấp chính quyền và một số ngành hữu quan phải đầu tư công sức theo đuổi, tích cực tháo gỡ những vướng mắc, mới mong đạt được kết quả như nhiều người đã trông đợi.

H.L.P
(SH33/10-88)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HỒ DZẾNH
             Hồi ký

    Mai sau dù có bao giờ
    Đốt lò hương ấy, so tơ phím này

                                 NGUYỄN DU

  • LÝ HOÀI THU

    Tôi nhớ… một chiều cuối hạ năm 1972, trên con đường làng lát gạch tại nơi sơ tán Ứng Hòa - Hà Tây cũ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy thầy. Lúc đó lớp Văn K16 của chúng tôi đang bước vào những tuần cuối của học kỳ II năm thứ nhất.

  • PHẠM THỊ CÚC

    (Tặng bạn bè Cầu Ngói Thanh Toàn nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ)

  • Người ta vẫn nói Tô Hoài là “nhà văn của thiếu nhi”. Hình như chưa ai gọi ông là “nhà văn của tuổi già”. Cho dù giai đoạn cuối trong sự nghiệp của ông – cũng là giai đoạn khiến Tô Hoài trở thành “sự kiện” của đời sống văn học đương đại chứ không chỉ là sự nối dài những gì đã định hình tên tuổi ông từ quá khứ - sáng tác của ông thường xoay quanh một hình tượng người kể chuyện từng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhiều thăng trầm của đời sống, giờ đây ngồi nhớ lại, ngẫm lại, viết lại quá khứ, không phải nhằm dạy dỗ, khuyên nhủ gì ai, mà chỉ vì muốn lưu giữ và thú nhận.

  • CAO THỊ QUẾ HƯƠNG

    Tôi được gặp và quen nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào những ngày đầu mùa hè năm 1966 khi anh cùng anh Trần Viết Ngạc đến trụ sở Tổng hội Sinh viên, số 4 Duy Tân, Sài Gòn trình diễn các bài hát trong tập “Ca khúc da vàng”.

  • THÁI KIM LAN

    Lớp đệ nhất C2 của chúng tôi ở trường Quốc Học thập niên 60, niên khóa 59/60 gồm những nữ sinh (không kể đám nam sinh học trường Quốc Học và những trường khác đến) từ trường Đồng Khánh lên, những đứa đã qua phần tú tài 1.

  • Nhung nhăng, tần suất ấy dường như khá dày, là ngôn từ của nhà văn Tô Hoài để vận vào những trường hợp, lắm khi chả phải đi đứng thế này thế nọ mà đương bập vào việc chi đó?

  • Tôi được quen biết GS. Nguyễn Khắc Phi khá muộn. Đó là vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ trước, khi anh được chuyển công tác từ trường ĐHSP Vinh ra khoa Văn ĐHSPHN.

  • Năm 1960, tôi học lớp cuối cấp 3. Một hôm, ở khu tập  thể trường cấp 2 tranh nứa của tôi ở tỉnh, vợ một thầy giáo dạy Văn, cùng nhà, mang về cho chồng một cuốn sách mới. Chị là người bán sách.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    LTS: Trên số báo 5965 ra ngày 07/02/2014, báo Thừa Thiên Huế có bài “Vài điều trong các bài viết về Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, của tác giả Phạm Xuân Phụng, trong đó có nhắc nhiều đến các bài viết về Đại tướng đã đăng trên Sông Hương số đặc biệt tháng 12/2013 (số ĐB thứ 11), và cho rằng có nhiều sai sót trong các bài viết đó.

  • NGUYỄN THỊ PHƯỚC LIÊN

    (Thương nhớ Cẩm Nhung của Hương, Lại, Nguyệt, Liên)

  • BÙI KIM CHI

    Trời cuối thu. Rất đẹp. Lá phượng vàng bay đầy đường. Tôi đang trong tâm trạng náo nức của một thoáng hương xưa với con đường Bộ Học (nay là Hàn Thuyên) của một thời mà thời gian này thuở ấy tôi đã cắp sách đến trường. Thời con gái của tôi thênh thang trở về với “cặp sách, nón lá, tóc xõa ngang vai, đạp xe đạp…”. Mắt rưng rưng… để rồi…

  • LÊ MINH
    Nguyên Tư lệnh chiến dịch Bí thư Thành ủy Huế (*)

    … Chỉ còn hai ngày nữa là chiến dịch mở; tôi xin bàn giao lại cho Quân khu chức vụ "chính ủy Ban chuẩn bị chiến trường" để quay về lo việc của Thành ủy mà lúc đó tôi vẫn là Bí thư.

  • NGUYỄN KHOA BỘI LAN

    Cách đây mấy chục năm ở thôn Gia Lạc (hiện nay là thôn Tây Thượng) xã Phú Thượng có hai nhà thơ khá quen thuộc của bà con yêu thơ xứ Huế. Đó là bác Thúc Giạ (Ưng Bình) chủ soái của Hương Bình thi xã và cha tôi, Thảo Am (Nguyễn Khoa Vi) phó soái.

  • (SHO). Nhân dân Việt Nam khắc sâu và nhớ mãi cuộc chiến đấu can trường bảo vệ biên giới tổ quốc thân yêu tháng 2/1979. Điều đó đã thêm vào trang sử hào hùng về tinh thần bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc.

  • NGUYỄN CƯƠNG

    Có nhiều yếu tố để Cố đô Huế là một trung tâm văn hóa du lịch, trong đó có những con đường rợp bóng cây xanh làm cho Huế thơ mộng hơn, như đường Lê Lợi chạy dọc bên bờ sông Hương, đường 23/8 đi qua trước Đại Nội, rồi những con đường với những hàng cây phượng vỹ, xà cừ, bằng lăng, me xanh... điểm tô cho Huế.

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG

    Cách nay hơn một thế kỷ, người Huế, kể cả lớp lao động, nông dân, buôn bán cho đến các cậu mợ, các thầy các cô, các ông già bà lão, kể cả giới quý tộc, đều ghiền một lại thuốc lá gọi là thuốc Cẩm Lệ.

  • PHẠM HỮU THU

    Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đầu năm 1942, sau khi vượt ngục trở về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có quãng thời gian gắn bó với vùng đầm Cầu Hai, nơi có cồn Rau Câu, được Tỉnh ủy lâm thời chọn làm địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
    Để đảm bảo bí mật và an toàn, Tỉnh ủy đã chọn một số cơ sở là cư dân thủy diện đảm trách việc bảo vệ và đưa đón cán bộ.
    Số cơ sở này chủ yếu là dân vạn đò của làng chài Nghi Xuân.

  • TRẦN NGUYÊN

    Thăm Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, như được trở về mái nhà thân thương nơi làng quê yêu dấu. Những ngôi nhà bình dị nối nhau với liếp cửa mở rộng đón ánh nắng rọi vào góc sâu nhất.

  • PHẠM HỮU THU
           Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12

    “Có những sự thật quá lớn lao của một thời, đến nỗi hậu thế nhìn qua lớp sương mù của thời gian, không thể nào tin nổi” (Nhà văn Phùng Quán).