300 năm Phú Xuân

09:04 29/05/2014

Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương trong Hội thảo nhân kỷ niệm 300 năm Phú Xuân do Thành ủy và UBND thành phố Huế tổ chức cuối 1987.

Kinh thành Huế năm 1875 - Nguồn: wikipedia

TÔ NHUẬN VỸ

Trong cuộc hội thảo kỷ niệm đầy ý nghĩa và có nhiều bản tham luận công phu này, chúng tôi chỉ xin phép được phát biểu 3 suy nghĩ nhỏ và ngắn.

Thứ nhất: Dù thời gian hoạt động còn rất ngắn ngủi và sự hạn chế ngặt nghèo của số trang tạp chí, qua 28 số, ngoài 51 bài thơ, 46 hồi ký bút ký truyện ngắn và gần 20 tác phẩm nghệ thuật sáng tác về Huế, Sông Hương đã đăng 86 bài nghiên cứu trao đổi, giới thiệu về truyền thống rực rỡ của nền văn hóa đầy sắc thái của Phú Xuân - Huế chúng ta. Chúng tôi mong muốn truyền tới người đọc - người đọc thưởng thức và người đọc có trách nhiệm - một chứng minh: Từ ngày khai sinh, Phú Xuân - Huế chưa bao giờ không là một trung tâm. Trung tâm của một cõi, trung tâm của một miền trung tâm của một nước, trung tâm của một vùng và bây giờ là trung tâm của một tỉnh! Trong quá khứ, về nhiều mặt các cánh sáng của ngôi sao trung tâm này đều đã tỏa ánh sáng rực rỡ. Không thể có một đất nước anh hùng nếu không có những người anh hùng - không thể có một nền văn hóa mà nhất là nền văn hóa phong phú nếu không có những trung tâm văn hóa và nhất là những trung tâm văn hóa có sắc thái. Không thể có! Nguyễn Tuân, trong những ngày cuối cùng của cuộc sống và cuộc đời sáng tác đầy tư cách và đầy lượng của mình, đã viết một bài Sông Hương với một luận đề nghi vấn phủ định đầy tự hào của một trái tim yêu nước nhiệt thành và tỉnh táo: Sự nghiệp phát triển văn hóa của Việt Nam nếu không có Huế thì sẽ ra sao?

Với tất cả lòng trung thực của phong cách đổi mới cho tôi nói, một điều canh cánh: Từ ngày khai sinh tới nay, chưa có lúc nào mà thực tế vị thế của Huế - trong tương quan một vùng, một miền, một nước - nó lại có một vị trí khiêm nhượng đến lu mờ như hiện nay. Còn không ít người chưa hiểu biết truyền thống sâu thẳm của Huế trong quá trình phát triển Tổ quốc chúng ta. Hoặc có hiểu mà chưa biết. Hoặc biết mà chưa hiểu hoặc hiểu biết mà không có khả năng hành động. Hoặc hành động nhưng không hiểu biết. Nghe ra thì phản logic nhưng đó là một thực tế. Tất cả dù vô tình hay cố ý -đang thực tế góp tay cùng thời gian và gió mưa, đẩy lùi Phú Xuân

Huế vào một nơi chốn kính cẩn nhưng xa xôi, vẫn được nhắc tới như một điển tích cần thiết, nhưng vẫn chỉ là một điển tích, mọi hành động và dự án xứng đáng gần như là một cái gì xa xỉ. Dù biện minh thế nào cuối cùng cũng không thể chối cãi là, đó là một sự xua đẩy truyền thống, do sự sơ suất và kém cỏi của hiểu biết. Cả sự "khiêm tốn nhỏ nhẹ" khi nói tới truyền thống ấy tới mức thì thầm, đều xa lạ không những với khoa học mà còn xa lạ với phạm trù yêu nước và dũng khí. Truyền thống phải được nói to phải được phát huy, phải có vị trí tương xứng và, cuối cùng, phải hành động, mới giữ được nó.

Thứ hai: Để tiến đến có một chiến lược bảo giữ, phát huy truyền thống văn hóa Phú Xuân-Huế lên một bước cao mà hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, trước hết chúng tôi đề nghị thành phố Huế chủ động bảo trợ một số công trình nghiên cứu quan trọng về lịch sử, văn hóa, văn học nghệ thuật của Phú Xuân-Huế. Sự bảo trợ này thể hiện trên hai phương diện:

+ Phải có quỹ bảo trợ. Bằng mọi cách để có quỹ này, với số tài chính đáng kể. Quỹ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, có Hội đồng bảo trợ và Ban điều hành có đủ trình độ và khả năng.

- Bảo trợ, khuyến khích những phương pháp nghiên cứu, những cách nhìn mới mẻ, mạnh dạn, khuyến khích đặt vấn đề và tranh luận các vấn đề đã đang đặt ra khi nghiên cứu những sự kiện, vấn đề, di sản của quá khứ trên vùng đất này. Bởi vì, suốt gần bốn thế kỷ qua, mảnh đất này liên tiếp là mảnh đất chính yếu hoặc thuộc hàng chính yếu của những cuộc tranh chấp, đối đầu lớn và phức tạp của Việt Nam: Giai đoạn mở nước đi về phía Nam, giai đoạn Trịnh Nguyễn, giai đoạn oanh liệt nhưng ngắn ngủi của Quang Trung và tiếp đó, từ đây chứng kiến và gánh chịu ách đô hộ thê lương hàng trăm năm của thực dân Pháp, sự tái cắt chia và cuộc chiến đấu quyết liệt, sống còn thời chống Mỹ... bốn thế kỷ chứa đựng, chứng kiến những chiến công oanh liệt nhất nhưng cũng đầy những sự kiện vấn đề phức tạp nhất trong suốt quá trình tồn tại 4000 năm của Tổ quốc Việt Nam trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội. Chúng ta đã có những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu quá khứ của Phú Xuân-Huế. Nhưng hàng loạt vấn đề lớn chưa được đặt ra hoặc chỉ mới bắt đầu, hoặc đã có kết luận nhưng chủ yếu vẫn là kết quả của cách nhìn nhận một chiều, thậm chí một chiều cách đây 20 - 30 năm, trên cơ sở tài liệu nghèo nàn và thậm chí với những nhận thức khoa học hạn chế tới mức khó chấp nhận được.

Không ít đề tài có tính vấn đề, cần sự phân tích tế nhuyễn linh hoạt mới có thể thấu đáo như: Bối cảnh lịch sử và hành động chống Pháp của một số nhà vua yêu nước; thành tựu và hạn chế chính sách kinh tế xã hội của các vua Nguyễn; cuộc đấu tranh giữa phái chủ chiến và chủ hòa và sự phức tạp của một số nhân vật lịch sử như Nguyễn Văn Tường, Phan Thanh Giản, thậm chí cả Tự Đức... Nghệ thuật Nguyễn - thể hiện trên tạo hình và kiến trúc - là sao chép, bảo thủ hay năng động, sáng tạo; những yếu tố ưu tú của văn hóa Đại Việt và văn hóa Chàm trong quá trình hình thành sắc thái Văn hóa Phú Xuân; thái độ của tầng lớp nho sĩ trí thức Huế trước và sau biến động Thất thủ Kinh đô... Chúng tôi nói, phải bảo trợ và khuyến khích những cách nhìn mới, mạnh mẽ khi nghiên cứu về quá khứ, bởi vì cách nhìn cũ kỹ, một chiều khô cứng và rốt cuộc là giản đơn, không thể đủ ánh sáng chiếu rọi vào những nơi chốn khúc khuỷu sâu xa của lịch sử, và chúng ta đã có không ít công trình như thế. Thời gian mười hai năm qua, mức độ đậm đặc của cách nhìn này có loãng ra cùng với sự cởi mở nhận thức của đất nước. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại ở đây, một cách nhìn khô cứng, thiếu linh hoạt: đã là anh hùng dân tộc thì chỉ có ưu điểm, chỉ tập trung khai thác và viết về thành tựu và ngược lại. Một số nhà nghiên cứu có hiểu biết tinh tế và linh hoạt nhưng hình như vẫn còn né tránh những vấn đề phức tạp. Những bài như của Giáo sư Trần Quốc Vượng trên Sông Hương số 26 lần đầu phát biểu - dù còn ở mức phác thảo - về yếu tố tích cực thuộc phía Nguyễn khi li khai (thời Trịnh Nguyễn) còn hiếm trong thái độ nghiên cứu của chúng ta (tôi muốn nói tới cách nhìn, chưa bàn tới sự đúng sai của vấn đề). Cổ vũ được một cách nhìn mới mẻ để từ đó có một số công trình có giá trị về giai đoạn lịch sử ấy, không những để lại cho lâu dài, mà thực sự sẽ có tác dụng trực tiếp không nhỏ trong sự phân tích, đúng đắn thấu đáo xã hội, con người, thành tựu văn hóa của thành phố suốt ba chục năm dưới ách thống trị của các chủ đề thực dân cũ tiếp đến chủ nghĩa thực dân mới.

Thứ ba: Chúng ta nghiên cứu, thảo luận, phát biểu về quá khứ cũng là để cho Huế hôm nay, để cho Huế ngày mai. Cũng với mong muốn ấy sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu tình hình cách đây hai ngày, tạp chí Sông Hương đã có một cuộc tọa đàm hết sức bổ ích với tập thể Thường vụ Thành ủy Huế và vấn đề đưa ra đã được kết luận thống nhất mạnh mẽ: Phát huy dân chủ là vấn đề hàng đầu của thành phố Huế hiện nay.

Hôm nay có mặt ở đây đông đảo những vị hiểu biết sâu sắc về Huế, những vị có tấm lòng đầy tâm huyết với Huế và những vị có trách nhiệm lẫn quyền hạn lớn đối với sự phát triển của Huế, cho nên, cho phép chúng tôi lợi dụng cơ hội này để phát biểu bước đầu một suy nghĩ khác rất có thể là không hoàn toàn thích hợp với chủ đề cuộc hội thảo kỷ niệm này. Mong quý vị thông cảm, hỷ xả cho.

Đó là vị trí văn hóa - du lịch trong chiến lược phát triển Huế nói chung và trong chiến lược phát triển kinh tế nói riêng của thành phố Huế.

Trước đây, nơi này nơi kia, trong chúng tôi đã từng có những ý kiến được phát biểu, những bài viết được đăng tải về vấn đề này, chỉ ở mức như biểu lộ chính kiến. Thường những ý kiến ấy được tiếp nhận hờ hững hoặc tốt hơn một chút là một cái vỗ vai với vẻ thông cảm cho "một tâm huyết nặng phần ảo tưởng". Chúng tôi hoàn toàn không dị ứng với những thái độ như vậy, bởi vì đó cũng là một thực tế cần phải nhìn nhận như mọi thực tế khác.

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các luận chứng, các kế hoạch liên quan của thành phố và tỉnh, sau khi tìm hiểu kinh nghiệm thành công và thất bại của công tác du lịch ở một số trung tâm trong nước và của tổng cục du lịch Việt Nam như công việc đã qua của du lịch Huế và Bình Trị Thiên, sau khi tham khảo ý kiến của một số trí thức và nhà chuyên môn trong nước và Việt Kiều cùng một số đồng chí lãnh đạo Trung ương... cho dù đã cố gạt đi sự xúc động nhạy cảm của nghệ sĩ thường được coi là thuộc phạm trù thăng hoa hơn là thuộc phạm trù chính xác, ấn tượng đọng lại trong suy nghĩ, đọng lại trong lòng chúng tôi vấn đề là một lo lắng lớn, một băn khoăn lớn. Với tinh thần đổi mới, cho phép chúng tôi được nói thật: Kế hoạch phát triển Huế, chí ít là cho đến năm 2010, chưa chứng minh được, và chưa thể hiện được sự hiểu biết đúng đắn sức mạnh của văn hóa du lịch Huế, kể cả trên khía cạnh lợi ích kinh tế.

Chúng tôi sẽ phát biểu quan điểm và sự chứng minh này, với quý vị, với tỉnh với Trung ương, trong một số báo trọn vẹn và trong một cuộc hội thảo có sự tham gia đầy tâm huyết của nhiều cộng tác viên trong tỉnh, trong nước và ngoài nước sắp tới. Ở diễn đàn chuyên đề kỷ niệm hôm nay, chúng tôi chỉ xin có một đề nghị: Các đồng chí lãnh đạo thành phố, bằng tất cả trách nhiệm với thành phố thân yêu, với tất cả sự nhạy cảm và tự tin mạnh mẽ hiện nay, hãy rà xét lại toàn bộ hướng phát triển chiến lược này.

T.N.V
(SH30/04-88)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Đại Học Huế đang ở tuổi 50, một tuổi đời còn ngắn ngủi so với các Đại học lớn của thế giới. Nhưng so với các Đại học trong nước, Đại Học Huế lại có tuổi sánh vai với các Đại học lớn của Việt như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trên hành trình phát triển của mình, Đại Học Huế đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá ở miền Trung, Tây Nguyên, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực và cả nước. Nhân dịp kỷ niệm này, TCSH phân công ông Bửu Nam, biên tập viên tạp chí, trao đổi và trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại Học Huế. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện này.

  • VÕ ĐẮC KHÔICó một thời người Huế loay hoay đi vỡ núi, phá rừng trồng khoai sắn. Có một thời người Huế tìm cách mở cảng nước sâu để vươn ra biển lớn, hay đón những con tàu viễn xứ xa xôi. Cả nước, các tỉnh thành láng giềng như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng cũng đều ra sức làm như thế, sao ta có thể ngồi yên?

  • TRẦN ĐÌNH SƠNĐất Việt là cái nôi sinh trưởng của cây trà và người Việt biết dùng trà làm thức uống thông thường, lễ phẩm cúng tế, dâng tặng, ban thưởng từ hàng ngàn năm nay.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGTừng là đất Kẻ Chợ – kinh đô triều Nguyễn xưa, ẩm thực Huế dựa trên nền tảng triết lý của cái đẹp, món ăn món uống phải ngon nhưng nhất thiết phải đẹp, vị phải đi với mỹ, thiếu mỹ thì không còn vị nữa.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTrong vô vàn những bài thơ viết về Huế, hai câu thơ của Phan Huyền Thư dễ làm chúng ta giật mình:Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽLại sợ chạm vào nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam                                                                    (Huế)

  • FRED MARCHANT(*)                                                                                      Trong chuyến viếng thăm Huế lần thứ hai vào năm 1997, tôi làm một bài thơ đã đăng trong tập thứ hai của tôi, Thuyền đầy trăng (Full Moon Boat). Bối cảnh bài thơ là một địa điểm khảo cổ nổi danh ở Huế. Có thể nói là bài thơ này thực sự ra đời (dù lúc đó tôi không biết) khi nhà thơ Võ Quê đề nghị với tôi và các bạn trong đoàn ghé thăm Đàn Nam Giao trước khi đi ăn tối ở một quán ăn sau Hoàng Thành bên kia sông Hương.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNDu khách là người trong mắt nhìn và qua cảm nhận của chính người đó.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTừ buổi hồng hoang của lịch sử, hình ảnh ban đầu của xứ Huế chỉ thấp thoáng ẩn hiện qua mấy trang huyền sử của đất nước Trung Hoa cổ đại. Tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc đã kể lại từ năm Mậu Thân đời vua Đường Nghiêu (2353 năm trước Công nguyên), xứ Việt Thường ở phương Nam đã đến hiến tặng vua Nghiêu con rùa thần từng sống qua ngàn năm tuổi.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCCó một hiện tượng lịch sử lý thú, ở những nơi khác vốn dĩ bình thường  nhưng ở Huế theo tôi là rất đặc biệt, đó là tại mảnh đất này sau hơn ba mươi năm ngày đất nước thống nhất, đã hình thành một thế hệ nữ doanh nhân thành đạt giữa chốn thương trường.

  • MINH TÂMTôi nghe bà con bán tôm ở chợ Bến Ngự kháo nhau: Dân nuôi tôm phá Tam Giang đã xây miếu thờ “Ông tổ nghề” của mình gần chục năm rồi. Nghe nói miếu thờ thiêng lắm, nên bà con suốt ngày hương khói, cả những người nuôi tôm ở tận Phú Lộc, dân buôn tôm ở Huế cũng lặn lội vượt Phá Tam Giang lễ bái tổ nghề.

  • PHẠM THỊ ANH NGA"Hiểu biết những người khác không chỉ đơn giản là một con đường có thể dẫn đến hiểu biết bản thân: nó là con đường duy nhất" (Tzvetan Todorov)

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNSau hơn 1,5 thế kỷ được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong, đến cuối thế kỷ XVIII, Huế trở thành kinh đô vương triều Tây Sơn (1788 - 1801) và sau đó là kinh đô của vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

  • TRƯƠNG THỊ CÚC Sông Hương là một trong những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên xứ Huế. Sông là hợp lưu của hai nguồn Hữu Trạch, Tả Trạch, chảy qua vùng đá hoa cương cuồn cuộn ghềnh thác, đổ dốc từ độ cao 900 mét đầu nguồn Hữu trạch, 600 mét đầu nguồn Tả trạch, vượt 55 ghềnh thác của nguồn hữu, 14 ghềnh thác của nguồn tả, chảy qua nhiều vùng địa chất, uốn mình theo núi đồi trùng điệp của Trường Sơn để gặp nhau ở ngã ba Bàng Lãng, êm ả đi vào thành phố, hợp lưu với sông Bồ ở Ngã Ba Sình và dồn nước về phá Tam Giang, đổ ra cửa biển Thuận An.

  • Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay, khi đầu tư xây dựng những cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu cao của người đi du lịch, văn hóa ẩm thực được xem như là cánh cửa đầu tiên được mở ra để thu hút du khách.

  • Chúng tôi đi thăm đầm chim Quảng Thái, theo ông Trần Giải, Phó chủ tịch huyện Quảng Điền.

  • I. Chúng tôi xin tạm hiểu như sau về văn hóa Huế. Đó là văn hóa Đại Việt vững bền ở Thăng Long và Đàng Ngoài chuyển vào Thuận Hóa - Phú Xuân.

  • Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột. Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi. Tạm tiền mua lấy vài đôi. Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào.

  • LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, . Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi ký âm nhạc, gồm những bài viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc. Được sự đồng ý của tác giả, TCSH xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

  • Từ sau ngày giải phóng đến nay, tôi chưa một lần gặp lại Anh hùng Vai và Anh hùng Kan Lịch. Về Huế hoài nhưng lên A Lưới lại không đủ giờ và không dễ dàng gì. Những năm trước, đường về A Lưới còn chật hẹp, lổm chổm đất đá, lại hay sạt lở... đi về rất khó khăn và phải mất vài ngày. Đến Huế vào mùa khô thì lại ít thời giờ. Về Huế dịp mùa mưa thì đường về A Lưới luôn tắc nghẽn.

  • Tế lễ, giỗ chạp, cúng kỵ gắn với người Huế rất sâu. Hình như nhạc lễ cổ truyền xứ Huế cũng hình thành từ đó. Món ăn Huế được chăm chút, gọt tỉa để trở thành một thứ nghệ thuật ẩm thực cũng từ đó. Màu sắc, mẫu mã của nhiều loại trang phục Huế cũng từ đó mà được hoàn chỉnh, nâng cao. Cả những phong cách sinh hoạt nói năng, thưa gởi, đứng ngồi, mời trà, rót rượu... đầy ý tứ của vùng đất nầy cũng đi từ những buổi cúng giỗ đượm mùi hương trầm.