20 cảnh đẹp Huế đô hiện nay

08:53 04/07/2014

Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.

Những cảnh đẹp Huế xưa nay vẫn còn

Hiện nay có 11 trong 20 thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” vẫn còn tồn tại. Đầu tiên, phải kể đến cảnh sông Hương, núi Ngự, chiếm đến 3 trong số 20 cảnh đẹp Huế đô do vua Thiệu Trị lựa chọn. Sông Hương, dòng sông quyến rũ ở cả đầu nguồn lẫn cuối nguồn, là nơi các vua nhà Nguyễn thường dạo thuyền rồng đi thưởng lãm các nơi và hiện là con sông thơ mộng bắt qua giữa lòng thành phố Huế nhộn nhịp và hiện đại, đúng như miêu tả của nhà thơ Thu Bồn: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Còn núi Ngự là bức bình phong che chắn thành phố Huế, gắn liền với sông Hương, là cảnh quan không thể tách rời của vùng đất cố đô từ xưa đến nay. Bởi thế khi đến Huế thi sĩ Bùi Giáng đã viết rằng: “Dạ thưa xứ Huế bây giờ, Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.

Bên cạnh đó, cửa biển Thuận An và phá Hà Trung, những thắng cảnh thiên nhiên trong “Thần kinh nhị thập cảnh” cũng vẫn còn nguyên vẹn như thuở nào và chúng đã trở thành những khu du lịch biển hấp dẫn du khách của Huế. Tiếp nữa, hồ Tịnh Tâm, nơi vua thường tới để yên tĩnh, thư thái tâm hồn nay cũng đã nổi tiếng cả nước bởi vẻ đẹp của sen và hương sen thơm ngát. Ca dao miền Hương Ngự chính vì thế đã có câu: Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp/Đất Hương Cần ngọt quýt, thơm cam.


Biển Thuận An. (Ảnh: Dương Thủy - Tạp chí Travellive)

Hai ngôi chùa cổ hàng quốc tự của Huế là chùa Thiên Mụ và chùa Thánh Duyên cũng là những địa điểm tham quan không thể thiếu của du khách khi đến Huế. Đặc biệt khi nói về biểu tượng của Huế, du khách đều nghĩ ngay tới chùa Thiên Mụ. Người dân Huế cũng thường nhắc tới hai câu thơ: “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương” khi nói tới ngôi chùa danh tiếng này.

Không những thế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã khôi phục thành công Cung Trường Ninh và vườn Thiệu Phương, là những “Thần kinh nhị thập cảnh” thuộc Tử cấm thành. Nếu như Cung Trường Ninh là một hoa viên dành cho vua và hoàng tộc nhà Nguyễn thăm thú hằng ngày thì Thiệu Phương lại là khu vườn ngự nổi tiếng, được vua Thiệu Trị xếp thêm vào danh sách “cung trung thập cảnh” (mười cảnh đẹp nhất trong cung cấm). Còn hồ Nội Kim Thủy (gần cửa Hòa Bình, hướng Tây Bắc của Đại Nội Huế), một trong “Thần kinh nhị thập cảnh” thì vẫn giữ được nét xưa từ trước đến nay với nhiều hòn đảo nhỏ có cây cối xum xuê và hàng trăm chú vạc tìm về mỗi ngày.


Cung Trường Ninh (Trường Sanh). (Ảnh: skyscrapercity.com)

Những cảnh đẹp mang hình hài Huế xưa

Mặc dù không được vua Thiệu Trị bình chọn vào “Thần kinh nhị thập cảnh” nhưng 4 thắng cảnh dưới đây vẫn xứng tầm với tên gọi “20 cảnh đẹp Huế đô” hiện nay khi những cảnh quan cổ tương tự như nó đã bị suy tàn. Đầu tiên, có thể kể đến điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản. Ngọc Trản là một ngọn núi cheo leo bên bờ vực thẳm – chỗ sâu nhất của dòng sông Hương. Cảnh uy nghiêm của điện Hòn Chén của Tiên Thiên Thánh giáo có thể so bì với cảnh quán Linh Hựu thờ đạo Lão trong Kinh thành Huế ngày xưa.

Cùng phải kể đến Lầu Tứ Phương Vô Sự. Đây là nơi nhà vua và hoàng gia lên hóng mát và ngắm cảnh và là nơi học tập hằng ngày của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Lầu Tứ Phương Vô Sự đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trùng tu, phục hồi lại đúng theo nguyên bản xưa. Đây là ngôi lầu thuộc Hoàng thành Huế khả dĩ nhất có thể thay thế được lầu Minh Viễn trong “Thần kinh nhị thập cảnh”.


Lầu Tứ Phương Vô Sự. (Ảnh: Trung tâm BTDT cố đô Huế)

Chùa Từ Hiếu cũng có cơ sở để thay thế ngôi chùa Giác Hoàng về mặt cảnh quan và không gian linh thiêng. Đặc biệt, khu lăng mộ thái giám ở chùa Từ Hiếu cũng đã được xem là “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.

Cuối cùng, sau một thời gian dài hoang phế, vườn Cơ Hạ cũng đã được phục hồi lại vẻ đẹp như hình dáng năm xưa. Vườn Cơ Hạ thật sự đã thay thế vị trí của vườn Thư Quang bởi vua Minh Mạng khi xưa đã tháo dỡ ngôi vườn này để xây nên vườn Cơ Hạ.

Đến Huế, du khách có dịp thăm thú những thắng cảnh nêu trên chắc hẳn sẽ có cảm giác thư thái và thích thú lạ lùng. Bởi tất cả những địa điểm trên đều mang đậm “chất Huế” xưa và những cảnh phàm tục không thể nào so bì được.


Vườn Cơ Hạ sau khi phục hồi. (Ảnh: Nguyễn Nhật Nam - Tạp chí Travellive)

Những cảnh đẹp của xứ Huế ngày nay

Cùng với 15 thắng cảnh nói trên, 5 cảnh đẹp Huế dưới đây cũng rất xứng đáng lọt vào danh sách “20 cảnh đẹp Huế đô” hiện nay. Đầu tiên, phải kể đến hệ thống nhà vườn của Huế, đặc biệt là ở vùng đất Kim Long. Bởi những ngôi nhà vườn của Huế ở xứ này vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa. Nhà văn xứ Huế Nguyễn Khắc Phê cũng đã từng thừa nhận rằng: “Đến Huế mà chưa thảnh thơi dạo bước vào chơi dăm ba ngôi nhà vườn đẹp nhất, hay chưa ghé thăm một vài vương phủ ở chốn cựu kinh, thì coi như... chưa đến”. Có thể nói thêm rằng, khi khu vườn Ngự trong Hoàng thành Huế đã suy tàn và hầu như không còn dấu tích thì những ngôi nhà vườn Huế ở miệt Kim Long vẫn có thể làm du khách hài lòng về nét đẹp của thuật phong thủy của người Huế xưa.


Nhà vườn Kim Long. (Ảnh: Thể thao Tp HCM)

Thứ hai phải kể đến kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp Vườn Quốc gia Bạch Mã. Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 60km về phía Nam. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành. Vườn Quốc gia Bạch Mã còn giữ được hầu như nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát... Đặc biệt, khí hậu ở đây gần giống Ðà Lạt, Sa Pa, Tam Ðảo, nhưng do gần biển nên nhiệt độ mùa Đông không bao giờ xuống dưới 4ºC, và nhiệt độ cao nhất vào mùa Hè ít khi vượt quá 26ºC. Các chuyên gia nước ngoài đã đánh giá Bạch Mã là một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất của những nơi nghỉ ở vùng núi Đông Dương. Đây thực sự là một địa điểm lý tưởng để du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng. Rõ ràng Vườn Quốc gia Bạch Mã cũng rất xứng đáng thay thế cảnh vườn Thượng Mậu bên trong Hoàng thành Huế đã không còn nguyên vẹn để trở thành một trong 20 cảnh đẹp Huế đô hiện nay.


Vườn quốc gia Bạch Mã. (Ảnh: Đình Toàn - TNO)

Mặc khác, trong khi Tây Lãnh Thanh Hoằng (suối nước nóng ở Hương Trà) đã không còn cảnh vật như xưa thì cảnh suối nước nóng Thanh Tân tươi đẹp đã tựa hồ thay thế khu suối nước nóng cổ ở Hương Trà để trở thành một trong 20 cảnh đẹp Huế đô hiện nay. Hàng ngàn lượt du khách đến nghỉ dưỡng tại khu nước khoáng này mỗi tháng như đã minh chứng thêm cho sức hút của cảnh vật nơi đây.

Bên cạnh đó, nhắc đến cảnh quan du lịch, điểm qua các danh lam thắng cảnh của Huế, ít ai đến Huế mà không nhớ rừng thông Thiên An. Rừng thông Thiên An cũng đã đi vào lòng người xứ Huế với những cánh rừng thông xanh tươi bát ngát và những mối tình lứa đôi lãng mạn. Mặc dù việc trồng thông trên đồi Thiên An chỉ được tiến hành từ mấy chục năm qua nhưng có vẻ như cảnh quan đồi thông nơi đây đã vượt xa cảnh đẹp của Đông Lâm trong “Thần kinh nhị thập cảnh” của vua Thiệu Trị.


Trường Quốc Học. (Nguồn: panoramio.com)

Cuối cùng, cũng nên kể đến ngôi trường Quốc học, một ngôi trường tương đương với Quốc Tử Giám thời nhà Nguyễn. Ngôi trường này được thành lập vào năm 1896, đến nay đã 117 năm tuổi. Đây từng là nơi học tập của nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng - Nhà nước, nhiều nhà khoa học, văn hóa, giáo dục lỗi lạc như Hồ Chủ tịch, Tổng bí thư Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Trần Phú, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà thơ Tố Hữu… Đặc biệt, vào những ngày hè, những cành phượng dỏ rực rơi rớt trên những chiếc áo dài trắng tinh khôi của những cô nữ sinh Quốc học là một nét duyên dáng của xứ Huế đến mức nao lòng những lữ khách lại qua.

Theo Toàn Nguyễn (Đời sống và Pháp luật

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.

  • NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường)  Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”.  Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới  được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu  đó.

  • Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…

  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.

  • Có thể nói như vậy về cuộc “ra quân” cùng lúc của 14 họa sĩ trẻ tại cơ sở “Nghệ thuật không gian mới” ở thôn Lại Thế (xã Phú Thượng, Phú Vang) chiều ngày 21/12/2008.

  • Sáng sớm ngày 7-12-2008, giữa rừng thông bên núi Ngũ Phong, phường An Tây TP Huế đã diễn ra Đại lễ khánh thành đền thờ vua Trần Nhân Tông (TNT) - nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh vua TNT 7/12/1258-7/12/2008 và 700 năm ngày mất 1308-2008 do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức trong khu Trung tâm văn hóa Huyền Trân.

  • Ngày 22/11 vừa qua, tại xóm 3 thôn Lại Thế huyện Phú Vang đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh “Nơi mới” của các nghệ sĩ: Phan Hải Bằng, Nguyễn Thiện Đức, cặp song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh, Võ Xuân Huy, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Thiện.

  • Tạp chí Sông Hương phối hợp với Học bỗng Vang Vang đã trao 65 suất quà cho con em bà con lao động nghèo, cụ thể là các cháu từ 5-10 tuổi con em các nghiệp đoàn xích lô xe thồ ở thành phố Huế.

  • Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ... 

  • Đề án nhằm xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival.

  • Rồi thì năm 2000, năm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ cũng đã qua, để cho thế kỷ XXI chính thức khai mạc vào xuân Tân Tỵ này.

  • Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.

  • Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa.