20 cảnh đẹp Huế đô hiện nay

08:53 04/07/2014

Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.

Những cảnh đẹp Huế xưa nay vẫn còn

Hiện nay có 11 trong 20 thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” vẫn còn tồn tại. Đầu tiên, phải kể đến cảnh sông Hương, núi Ngự, chiếm đến 3 trong số 20 cảnh đẹp Huế đô do vua Thiệu Trị lựa chọn. Sông Hương, dòng sông quyến rũ ở cả đầu nguồn lẫn cuối nguồn, là nơi các vua nhà Nguyễn thường dạo thuyền rồng đi thưởng lãm các nơi và hiện là con sông thơ mộng bắt qua giữa lòng thành phố Huế nhộn nhịp và hiện đại, đúng như miêu tả của nhà thơ Thu Bồn: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Còn núi Ngự là bức bình phong che chắn thành phố Huế, gắn liền với sông Hương, là cảnh quan không thể tách rời của vùng đất cố đô từ xưa đến nay. Bởi thế khi đến Huế thi sĩ Bùi Giáng đã viết rằng: “Dạ thưa xứ Huế bây giờ, Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.

Bên cạnh đó, cửa biển Thuận An và phá Hà Trung, những thắng cảnh thiên nhiên trong “Thần kinh nhị thập cảnh” cũng vẫn còn nguyên vẹn như thuở nào và chúng đã trở thành những khu du lịch biển hấp dẫn du khách của Huế. Tiếp nữa, hồ Tịnh Tâm, nơi vua thường tới để yên tĩnh, thư thái tâm hồn nay cũng đã nổi tiếng cả nước bởi vẻ đẹp của sen và hương sen thơm ngát. Ca dao miền Hương Ngự chính vì thế đã có câu: Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp/Đất Hương Cần ngọt quýt, thơm cam.


Biển Thuận An. (Ảnh: Dương Thủy - Tạp chí Travellive)

Hai ngôi chùa cổ hàng quốc tự của Huế là chùa Thiên Mụ và chùa Thánh Duyên cũng là những địa điểm tham quan không thể thiếu của du khách khi đến Huế. Đặc biệt khi nói về biểu tượng của Huế, du khách đều nghĩ ngay tới chùa Thiên Mụ. Người dân Huế cũng thường nhắc tới hai câu thơ: “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương” khi nói tới ngôi chùa danh tiếng này.

Không những thế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã khôi phục thành công Cung Trường Ninh và vườn Thiệu Phương, là những “Thần kinh nhị thập cảnh” thuộc Tử cấm thành. Nếu như Cung Trường Ninh là một hoa viên dành cho vua và hoàng tộc nhà Nguyễn thăm thú hằng ngày thì Thiệu Phương lại là khu vườn ngự nổi tiếng, được vua Thiệu Trị xếp thêm vào danh sách “cung trung thập cảnh” (mười cảnh đẹp nhất trong cung cấm). Còn hồ Nội Kim Thủy (gần cửa Hòa Bình, hướng Tây Bắc của Đại Nội Huế), một trong “Thần kinh nhị thập cảnh” thì vẫn giữ được nét xưa từ trước đến nay với nhiều hòn đảo nhỏ có cây cối xum xuê và hàng trăm chú vạc tìm về mỗi ngày.


Cung Trường Ninh (Trường Sanh). (Ảnh: skyscrapercity.com)

Những cảnh đẹp mang hình hài Huế xưa

Mặc dù không được vua Thiệu Trị bình chọn vào “Thần kinh nhị thập cảnh” nhưng 4 thắng cảnh dưới đây vẫn xứng tầm với tên gọi “20 cảnh đẹp Huế đô” hiện nay khi những cảnh quan cổ tương tự như nó đã bị suy tàn. Đầu tiên, có thể kể đến điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản. Ngọc Trản là một ngọn núi cheo leo bên bờ vực thẳm – chỗ sâu nhất của dòng sông Hương. Cảnh uy nghiêm của điện Hòn Chén của Tiên Thiên Thánh giáo có thể so bì với cảnh quán Linh Hựu thờ đạo Lão trong Kinh thành Huế ngày xưa.

Cùng phải kể đến Lầu Tứ Phương Vô Sự. Đây là nơi nhà vua và hoàng gia lên hóng mát và ngắm cảnh và là nơi học tập hằng ngày của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Lầu Tứ Phương Vô Sự đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trùng tu, phục hồi lại đúng theo nguyên bản xưa. Đây là ngôi lầu thuộc Hoàng thành Huế khả dĩ nhất có thể thay thế được lầu Minh Viễn trong “Thần kinh nhị thập cảnh”.


Lầu Tứ Phương Vô Sự. (Ảnh: Trung tâm BTDT cố đô Huế)

Chùa Từ Hiếu cũng có cơ sở để thay thế ngôi chùa Giác Hoàng về mặt cảnh quan và không gian linh thiêng. Đặc biệt, khu lăng mộ thái giám ở chùa Từ Hiếu cũng đã được xem là “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.

Cuối cùng, sau một thời gian dài hoang phế, vườn Cơ Hạ cũng đã được phục hồi lại vẻ đẹp như hình dáng năm xưa. Vườn Cơ Hạ thật sự đã thay thế vị trí của vườn Thư Quang bởi vua Minh Mạng khi xưa đã tháo dỡ ngôi vườn này để xây nên vườn Cơ Hạ.

Đến Huế, du khách có dịp thăm thú những thắng cảnh nêu trên chắc hẳn sẽ có cảm giác thư thái và thích thú lạ lùng. Bởi tất cả những địa điểm trên đều mang đậm “chất Huế” xưa và những cảnh phàm tục không thể nào so bì được.


Vườn Cơ Hạ sau khi phục hồi. (Ảnh: Nguyễn Nhật Nam - Tạp chí Travellive)

Những cảnh đẹp của xứ Huế ngày nay

Cùng với 15 thắng cảnh nói trên, 5 cảnh đẹp Huế dưới đây cũng rất xứng đáng lọt vào danh sách “20 cảnh đẹp Huế đô” hiện nay. Đầu tiên, phải kể đến hệ thống nhà vườn của Huế, đặc biệt là ở vùng đất Kim Long. Bởi những ngôi nhà vườn của Huế ở xứ này vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa. Nhà văn xứ Huế Nguyễn Khắc Phê cũng đã từng thừa nhận rằng: “Đến Huế mà chưa thảnh thơi dạo bước vào chơi dăm ba ngôi nhà vườn đẹp nhất, hay chưa ghé thăm một vài vương phủ ở chốn cựu kinh, thì coi như... chưa đến”. Có thể nói thêm rằng, khi khu vườn Ngự trong Hoàng thành Huế đã suy tàn và hầu như không còn dấu tích thì những ngôi nhà vườn Huế ở miệt Kim Long vẫn có thể làm du khách hài lòng về nét đẹp của thuật phong thủy của người Huế xưa.


Nhà vườn Kim Long. (Ảnh: Thể thao Tp HCM)

Thứ hai phải kể đến kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp Vườn Quốc gia Bạch Mã. Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 60km về phía Nam. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành. Vườn Quốc gia Bạch Mã còn giữ được hầu như nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát... Đặc biệt, khí hậu ở đây gần giống Ðà Lạt, Sa Pa, Tam Ðảo, nhưng do gần biển nên nhiệt độ mùa Đông không bao giờ xuống dưới 4ºC, và nhiệt độ cao nhất vào mùa Hè ít khi vượt quá 26ºC. Các chuyên gia nước ngoài đã đánh giá Bạch Mã là một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất của những nơi nghỉ ở vùng núi Đông Dương. Đây thực sự là một địa điểm lý tưởng để du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng. Rõ ràng Vườn Quốc gia Bạch Mã cũng rất xứng đáng thay thế cảnh vườn Thượng Mậu bên trong Hoàng thành Huế đã không còn nguyên vẹn để trở thành một trong 20 cảnh đẹp Huế đô hiện nay.


Vườn quốc gia Bạch Mã. (Ảnh: Đình Toàn - TNO)

Mặc khác, trong khi Tây Lãnh Thanh Hoằng (suối nước nóng ở Hương Trà) đã không còn cảnh vật như xưa thì cảnh suối nước nóng Thanh Tân tươi đẹp đã tựa hồ thay thế khu suối nước nóng cổ ở Hương Trà để trở thành một trong 20 cảnh đẹp Huế đô hiện nay. Hàng ngàn lượt du khách đến nghỉ dưỡng tại khu nước khoáng này mỗi tháng như đã minh chứng thêm cho sức hút của cảnh vật nơi đây.

Bên cạnh đó, nhắc đến cảnh quan du lịch, điểm qua các danh lam thắng cảnh của Huế, ít ai đến Huế mà không nhớ rừng thông Thiên An. Rừng thông Thiên An cũng đã đi vào lòng người xứ Huế với những cánh rừng thông xanh tươi bát ngát và những mối tình lứa đôi lãng mạn. Mặc dù việc trồng thông trên đồi Thiên An chỉ được tiến hành từ mấy chục năm qua nhưng có vẻ như cảnh quan đồi thông nơi đây đã vượt xa cảnh đẹp của Đông Lâm trong “Thần kinh nhị thập cảnh” của vua Thiệu Trị.


Trường Quốc Học. (Nguồn: panoramio.com)

Cuối cùng, cũng nên kể đến ngôi trường Quốc học, một ngôi trường tương đương với Quốc Tử Giám thời nhà Nguyễn. Ngôi trường này được thành lập vào năm 1896, đến nay đã 117 năm tuổi. Đây từng là nơi học tập của nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng - Nhà nước, nhiều nhà khoa học, văn hóa, giáo dục lỗi lạc như Hồ Chủ tịch, Tổng bí thư Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Trần Phú, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà thơ Tố Hữu… Đặc biệt, vào những ngày hè, những cành phượng dỏ rực rơi rớt trên những chiếc áo dài trắng tinh khôi của những cô nữ sinh Quốc học là một nét duyên dáng của xứ Huế đến mức nao lòng những lữ khách lại qua.

Theo Toàn Nguyễn (Đời sống và Pháp luật

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.