Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.
Trong khi Chủ tịch UBND TP Móng Cái khẳng định: chính quyền địa phương không tổ chức phá dỡ nhà thờ thì hai lý do mà Chánh xứ giáo xứ Trà Cổ đưa ra là: nhà thờ Trà Cổ đã bị xuống cấp và cần một nhà thờ mới rộng rãi hơn đáp ứng nhu cầu đi lễ của giáo dân ở đây. Xung quanh vấn đề này, họa sĩ Lê Thiết Cương đã trình bày ý kiến, quan điểm của ông.
Nhà thờ Trà Cổ, xây vào cuối thế kỷ 19 theo lối kiến trúc Gothic phương Tây, bị dỡ bỏ để xây mới.
Trả lời báo chí ngày 14/3/2017 về việc dỡ bỏ nhà thờ Trà Cổ để xây mới, Chủ tịch UBND TP Móng Cái nói rằng “Nhà thờ Trà Cổ không nằm trong danh mục di tích lịch sử-văn hóa, không xếp hạng” nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng nhà thờ Trà Cổ là một di sản, một công trình kiến trúc mà lịch sử để lại, không chỉ cho Quảng Ninh mà cho cả Việt Nam nói chung. Nó chứa đựng lịch sử, quá khứ và truyền thống cộng đồng ở mức độ bao quát chứ không hẳn chỉ của cộng đồng những người theo Công giáo. Đã là di sản, trước tiên nó cần phải được tôn trọng và không thể ứng xử tùy tiện.
Một xã hội muốn phát triển thì các cộng đồng trong đó phải tôn trọng những giá trị chung có tính chất nền tảng.
Nếu tôn trọng những giá trị lịch sử của nhà thờ Trà Cổ, thì chả cứ đập bỏ mà ngay cả việc xây một công trình mới (dù vẫn giữ công trình cũ) trong một tổng thể khu kiến trúc cũ, người ta cũng không thể tùy tiện phá vỡ cảnh quan chung mà phải tuân thủ những giá trị chung, những luật lệ chung về di sản và xây dựng.
Bài học chưa hề cũ về việc phá dỡ, xây mới gần như hoàn toàn nhà Tổ và gác Khánh của chùa Trăm Gian năm 2012 (Chương Mỹ, Hà Nội) - một ngôi chùa được xếp hạng di tích Quốc gia.
Bài học về công trình xây dựng trái phép Hương nghiêm Pháp đường (trong khu vực bảo vệ của di tích thắng cảnh xếp hạng cấp Quốc gia Hương Sơn- Mỹ Đức, Hà Nội) đưa vào sử dụng năm 2013 cũng không phải là cũ.
Suy cho cùng câu chuyện của mọi hành xử là câu chuyện văn hóa. Đập đi một nhà thờ là đập đi một nét đẹp văn hóa. Và không có đất nước nào mà chính quyền sở tại lại tách mình ra khỏi ý thức bảo tồn văn hóa trừ khi họ thiếu trách nhiệm hoặc kém cỏi về văn hóa. Vì vậy, chính quyền không thể cho rằng mình vô can khi để xảy ra việc phá dỡ nhà thờ Trà Cổ.
Người xưa có câu “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, cho nên phá bỏ rồi xây mới một tòa giáo xứ to hơn, rộng hơn, bề thế hơn thì dễ hơn nhiều lần so với việc giữ lại một ngôi nhà thờ hơn 100 năm tuổi cũ kỹ. Dễ đi đôi với mất, mất giá trị vật thể, mất văn hóa. Còn khó đi cùng với được, được chứng nhận một giá trị vật thể, được văn hóa. Đó cũng là lễ nghĩa của người có đạo.
Nguồn: Hải An - Tia Sáng
Ngày nay, khi văn học không hoàn toàn bấu víu vào những đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì thế giới trong văn chương trở thành những thế giới ảo, dung chứa tất cả những lệch pha và ngụy tạo so với thế giới khách thể. Người sáng tạo cũng từ đó ý thức được sức mạnh trong việc cách tân bút pháp và thay đổi cảm quan trong thế giới chữ của mình.
NGUYỄN VĂN TOÀN
Té ra, cái thời nhân dân lao động làm chủ xã hội đã… xưa rồi Diễm. Và rằng, ở thời điểm hiện nay, VIP đã là một phần tất yếu của cuộc sống. Và họ cũng được dân gian nhìn nhận là những ông vua “con” ở cõi nhân tình thế thái khi sở hữu đầy ắp bao cơ man đô la và vàng bạc.
Huế là thành phố sông ngòi chằng chịt, từ sông đến đầm phá và biển. Đặc biệt, sông Hương và hệ thống thủy đạo kinh thành Huế cũng như các cồn bao quanh kinh thành phần lớn là hình ảnh mang tính biểu tượng của Huế, là một trong những cảnh quan chính của thành phố. Một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sông nước và lịch sử thành phố có khả năng tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo cho Huế, mở ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cũng như cải thiện cuộc sống người dân dọc hai bên bờ sông.
Tri thức vốn dĩ là tài sản chung của nhân loại. Tri thức là cái kho học thuật vô giá mà mỗi con người cần được trau dồi để bảo đảm vai trò, chức năng của mình trong xã hội.
Việc đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề nghị Quốc hội nên có Luật Từ chức (17/11) khiến dư luận xã hội có những phản ứng trái ngược nhau trong mấy ngày trở lại đây.
Việt Nam đang đứng trước con đường có khá nhiều chông gai và nhiều thử thách. Hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cần nhiều sự đổi mới để tiếp tục phát triển.
Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.
I. Ba bước chuyển hệ hình trong văn học Việt Nam và vai trò của các nhà văn trẻ
SHO - Có cảm giác như xã hội đang mặc nhiên coi chuyện chạy điểm cho con em, chạy theo thành tích cho học trò lâu ngày đã thành thói quen khó chữa khiến người ta quên rằng lòng tự trọng, lòng nhân ái là cao hơn hết và cần có mặt hơn hết! Có phải người ta đã quên đi lòng tự trọng, lòng nhân ái cần có hay không? Tôi không bi quan đến mức nói rằng người ta đã quên nhưng quả thật không thể dửng dưng trước câu hỏi đó.
Bài viết này có thể gọi là sự nối tiếp bài " Các cây viết trẻ Việt liệu đã thua trên sân nhà? " cách đây không lâu của tôi. Tôi viết bài tiếp theo này là vì ở bài viết trước có nhiều ý kiến thảo luận của người đọc đã mở ra cho tôi những cách nhìn sâu rộng khác hơn về chủ đề đã nói trong bài viết trước.
LTS: Tình cờ trong lúc lang thang trên mạng, SHO đã đọc được bài viết này trong một blog. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề nảy sinh thực trạng đáng buồn giữa các nhà văn trẻ và các nhà xuất bản, SHO đăng tải để chúng ta cùng cận cảnh...
Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà quê mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây giờ, gió đã chuyển mùa, để rồi chiều nay khi lang thang trên con đường xứ sở, con chợt thảng thốt nhận ra rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi, mùa Vu lan sẽ lại về. Nhanh thật đó!
Với đặc thù của môn Lịch sử ở bậc THPT, những câu hỏi mang tính khái quát về tiến trình lịch sử sẽ có giá trị hơn nhiều so với những câu hỏi đi quá sâu vào tiểu tiết mà chúng ta vẫn gặp trong các đề thi Lịch sử hiện nay và kết quả thi nhiều khả năng sẽ tốt hơn.
Dễ ai quên câu hát: “Trời sinh voi trời không sinh cỏ, Thượng đế buồn Thượng đế bỏ đi”.
Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo(người nắm quyền cai trị) và người dân (kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua, quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.
Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.
Bán bà con xa mua láng giềng gần, điều đó đúng trong trường hợp người láng giềng có đủ nhân cách và mức độ tự tin để chúng ta làm được điều đó.
Báo chí trong tháng 5.2011 vừa qua trong rất nhiều thông tin đời sống xã hội, có nêu những vấn đề nổi cộm khiến cho nhiều người cầm bút phải suy nghĩ.
Trong tháng Năm này, cả nước tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Dư luận đang lo lắng về việc rớt giá thê thảm của khối C. Khối C đã thật sự bị sĩ tử thẳng thừng từ chối, điều đó cho thấy rằng xã hội đang quay lưng… đằng sau đó có những hệ lụy gì?