“Thế giới tối đen” bí ẩn tuyệt đẹp

10:42 28/04/2009
NAM NGỌC            (Về tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Võ Thị Xuân Hà do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết NXB Phụ nữ xuất bản và phát hành quý I năm 2009)Tập truyện gồm 14 truyện  ngắn, với những mô típ khác nhau nhưng cùng chung gam màu thấm đẫm chất liệu hiện thực. Tất cả đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất mà ở đó các nhân vật dù xấu dù tốt cũng đều hướng tới cái đẹp, cái nhân bản của con người. Cách viết truyện lạ cùng với những chi tiết, tình tiết được lắp ghép một cách khéo léo, Võ Thị Xuân Hà đã một lần nữa gây ngạc nhiên cho người đọc bằng bút pháp ẩn không gian đa chiều của mình.


Khác với những truyện trước đó, ở truyện ngắn Thế giới tối đen, tác giả mô tả một hiện thực, thực đến độ lại khiến người ta như lạc vào một thế giới bí ẩn nào đó. Mọi sự vật trong cuộc sống được nhìn nhận dưới góc độ của loài vật. Money, tên của con chó được tác giả khắc hoạ như một chứng nhân, điều này được thể hiện qua những câu văn mang tính triết lý như: “Hình như tất cả chúng ta, những sự sống trên thế gian này đều rất yếu đuối, rất cần một sự nâng đỡ ít nhất là về mặt tinh thần”.

Ở truyện ngắn Giữa bầy chó, tình tiết truyện xoay quanh cuộc sống đời thường của ba mẹ con nhân vật xưng "tôi". Bạn đọc như được cùng chia sẻ cảnh ngộ éo le của họ. Một xóm nghèo tối tăm của thành phố với đủ loại những tệ nạn xã hội, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn cùng với những mối quan hệ xóm giềng phức tạp dường như muốn đẩy họ vào con đường cùng. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên trên tất cả để sống. Cuộc sống của họ vẫn tràn ngập hạnh phúc bên cạnh những con chó rất mực yêu thương.

Với truyện ngắn Xóm đồi hoa, tác giả đi sâu khắc hoạ chân dung của hai người phụ nữ làm nghề “bán thân nuôi miệng”. Mối quan hệ của họ là bà - cháu ngoại, gặp nhau trong hoàn cảnh mà mỗi người đều đã trải qua quãng đời bất hạnh nhất của mình, là những con người ở dưới đáy cùng của xã hội, và giờ đây họ đang cùng chung sức gây dựng lại cuộc đời.

Mùa phim trường lại cho người đọc được thấu hiểu hơn lĩnh vực điện ảnh. Các cảnh quay được dàn dựng công phu mà ở đó tác giả dường như chính là người đạo diễn tài ba đang chỉ đạo đoàn làm phim. Phan Hoàng là một đạo diễn trẻ có năng lực. Việc cảm thấy nhàm chán trong môi trường làm phim nhà nước cùng với những khát khao của tuổi trẻ đã thôi thúc anh mở hãng phim tư nhân. Đó chính là sự dấn thân của tuổi trẻ hứa hẹn nhiều thành công nhưng cũng đầy bất trắc.

Một loạt những truyện ngắn khác như Cõi người, Vườn hài nhi, Con đường vô tận… cuộc sống với muôn nẻo bi kịch trộn lẫn hạnh phúc được tác giả trưng ra như cách người ta phô bày sự xù xì để mỗi người tự gọt giũa cho mình một cách nhìn và một suy ngẫm.

Ở truyện ngắn Đêm ở hồ Hoả Tước, chỉ bằng vài cuộc trò truyện của ba người đàn bà ở bên cạnh một cái hồ nước vào buổi đêm mà tác giả đã tạo nên một truyện ngắn khá lạ lùng với cuộc sống của những người dân xung quanh một cái hồ không rõ tồn tại đâu đó, luôn ngập chìm trong bóng tối theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Truyện ngắn Bên cạnh căn gác nhỏ nửa đêm mở ra một không gian hẹp nơi có một khu dân cư tồi tàn, nhếch nhác. Phát súng bắn trả thù nhau vang lên trong đêm, dường như cũng báo hiệu một sự thật về sự rối ren trong thời buổi lòng người chia rẽ…

Truyện Mưa rơi, với những tình tiết đơn giản dường như không có gì đáng chú ý nhưng đây lại là truyện ngắn đặc sắc trong tập với những câu văn gọn ghẽ, chắc và hấp dẫn người đọc từ câu đầu đến câu cuối. Một ván cờ với hai người đàn ông (một Tàu và một Việt) và hai người đàn bà của họ. Chỉ một ván cờ thôi mà người ta nhìn thấy hết mọi điều hạnh phúc, cô đơn, sự lạnh lẽo và khổ nạn của lòng người…

Có thể nói vốn sống phong phú, ngôn ngữ sắc cạnh cùng với bút pháp đa chiều, với nhiều góc nhìn quyết liệt và đôi khi lạnh lùng đã tạo nên một tập truyện ngắn độc đáo, đang gây được sự thu hút của độc giả. Võ Thị Xuân Hà luôn lôi cuốn độc giả ở những kết thúc lạ đôi khi bất ngờ, hụt hẫng. Sau những thành công của các tập truyện ngắn như: Bầy hươu nhảy múa, Giá nhang đèn và những truyện khác, Chuyện của con gái người hát rong, Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí… và các tập tiểu thuyết như Tường thành, Trong nước giá lạnh, Võ Thị Xuân Hà với một Thế giới tối đen, một thế giới tuyệt đẹp bí ẩn, đã hướng người đọc đến một cách nhìn nhận khác trong triết lý tối đen tuyệt đẹp của mình.

N.N
(242/04-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)