Chiều tối 26/01/2024, Lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch Sạch ASEAN đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong ba thành phố đại diện cho Việt Nam vinh dự được trao giải (có hiệu lực từ năm 2024-2026) cùng với thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Giải thưởng nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á - ATF diễn ra từ 22 đến 27/01/2024. Đoàn công tác thành phố Huế do Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật làm Trưởng Đoàn đã dự Lễ trao giải và tham gia một số hoạt động của Diễn đàn Du lịch ASEAN tại Lào.
Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật (bìa phải) đại diện Thành phố Huế nhận Giải thưởng Thành phố Du lịch Sạch ASEAN
Diễn đàn Du lịch ASEAN 2024 (ATF) tại Thủ đô Viêng Chăn (nước CHDCND Lào) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, được các nước thành viên ASEAN luân phiên đăng cai tổ chức nhằm quảng bá du lịch đến với du khách trong khu vực và quốc tế.
Ngoài giải thưởng trên, Huế có thêm 2 giải Du lịch ASEAN 2024 nữa trao tại sự kiện ATF 2024, đó là: Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN 2024 dành cho Du lịch trải nghiệm Văn hóa – Nghệ thuật - Ẩm thực thực dưỡng chay tại An Nhiên Garden; Địa điểm tổ chức MICE ASEAN 2024 – Hạng mục Địa điểm tổ chức sự kiện dành cho khách sạn Silkpath Grand Huế (năm thứ 2 liên tiếp).
Ngoài ra, có 02 Sản phẩm du lịch đại diện cho Việt Nam được trao giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN 2024, gồm: Du lịch trải nghiệm Văn hóa – Nghệ thuật - Ẩm thực thực dưỡng chay tại An Nhiên Garden (tỉnh Thừa Thiên Huế); Du lịch trải nghiệm Ẩm thực truyền thống Bắc Bộ tại Làng cổ Đường Lâm (thành phố Hà Nội).
Nhân sự kiện nhận Giải thưởng thành phố du lịch sạch ASEAN 2024 này và đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, thành phố Huế sẽ tổ chức phong trào Chủ nhật xanh, tổng dọn vệ sinh toàn Thành phố vào ngày 04/02/2024... nhằm tiếp tục lan tỏa phong trào “Chủ nhật xanh”, xây dựng đô thị Huế văn minh và khẳng định, phát huy danh hiệu xứng đáng danh hiệu Thành phố Huế - Thành phố Du lịch sạch ASEAN... Sắp tới Huế sẽ đẩy mạnh truyền thông để định vị là một điểm đến xanh, sạch và phát triển bền vững.
Nguyên Phương
Khác với sư tử đá Trung Quốc, con nghê thuần Việt được tạo hình mềm mại hơn, có nhiều răng, đuôi xòe như ngọn lửa...
Xin những bậc chuộng sách vở từ chương đừng mất công dở sử sách Nhà Nguyễn để tìm địa danh này vì nó không phải là cái tên chính thức do vua đặt ra; may ra chỉ có cụ già Léopold Cadière nặng lòng với Huế nên đưa cái tên Nam Đài vào tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue) mà thôi...
Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.
Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.
Đây không phải là sản phẩm gì quá xa hoa mà chỉ là một vật dụng rất quen thuộc của người Việt xưa...
Trước khi có sự biến mất hoàn toàn các dấu tích cuối cùng của cửa “quan ải An-nam” trên đỉnh đèo Hải Vân, địa điểm cao nhất của đường cái quan nối liền Huế với Đà Nẵng, tôi thiết nghĩ cần hồi phục các kỷ niệm của nó bằng cách đưa ra các bức ảnh cho thấy tình trạng hiện nay, cũng như đưa ra một số lời giải thích ngắn gọn liên quan đến cửa ải xưa chưa đầy một thế kỷ này; nhưng hiện nay hoàn toàn bị phế bỏ và đang lần hồi mai một do ảnh hưởng tác hại của mưa nắng, của các loài cây cỏ bám cứng.
Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hơn một phần ba cuộc đời ông sống ở Sài Gòn, hơn một phần ba sống ở ngoại quốc. Ông đi nhiều, yêu và được yêu cũng nhiều, kể cả người Pháp. Nhưng rồi qua trải nghiệm ông thấy người con gái Huế ông yêu là đẹp nhất, sâu sắc nhất...
Huyền Không Sơn Thượng hay còn gọi là chùa Huyền Không 2 cách cố đô Huế chừng 14 km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.
“Tứ thú” xưa gồm ăn trầu, uống trà, hút thuốc, uống rượu được các bậc cha ông chơi và đạt đến một trình độ đẳng cấp.
Trải dòng lịch sử bi tráng của nước Việt, Hải Vân không chỉ là cung đèo kỳ vĩ mà còn đẫm máu xương vệ quốc.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát.
Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật, 1847 - 1883) là một trong những vị vua có số phận buồn nhất lịch sử Việt
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.