(SHO) Đào mai chúc Tết

08:23 31/01/2014

THÁI KIM LAN

Thôi Hộ viết "hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"? Ở đâu thời nào Tây hay Đông, thì hoa vẫn nở, đào vẫn chớm nụ trong gió xuân.

Ảnh: Thái Kim Lan

Chuyện lạ là ở xứ Tây, tháng 1 là tháng lạnh nhất, cây cỏ còn trơ xương, trụi lá, nhưng ở khu rừng Durchblick gần nhà lại có một cây cao gầy, lẫn trong những lùm cây gầy guộc run rẩy, dáng cũng tựa đào nhưng cao hơn, cành cũng nâu gầy mảnh mai, không mang một ngọn lá nào trên cành mà lại nở hoa, những chùm hoa nhìn xa tựa như hoa đào với màu hồng nhạt rất cổ điển, chưa từng thấy trong mùa đông. Kỳ lạ và hiếm hoi trên đời, ở nơi đông giá đang nhận chìm vạn vật vào cơn bất tỉnh, hoa lại nở trên cành... và e chỉ có một mình tôi trong buổi đi dạo khám phá được.


Tôi xin nói trước, tôi không phải Mã Giám Sinh, nhưng trong lòng bỗng nổi lên cơn bão thấy "của người cũng tiếc, của trời cũng ham", nhất là vào những ngày bên mình đang rộn ràng cuối năm, chị Pliên gửi hình một dãy hoa đào rực rỡ, báo ông Liêm gửi đăng có gốc đào treo giá 450 triệu đồng, ôi chao. Tôi đứng dưới gốc cây ấy nhìn lên, thôi nó cũng là đào, hồng màu hoa, không rực rỡ (nếu rực rỡ thì e là hoa giả) nhưng tươi hẳn giữa màu xám đất trời, nó thật dị kỳ và hiếm hoi, có một không hai trên đời. Kể ra thì nó đáng bạc triệu đúng không? theo kiểu tính của người mình đương thời. Hì Hì, chơ chi nữa! Bụng tôi nao lên, thế là về nhà, dinh ninh bảo dạ, tối nay phải đi...tậu...à không... trộm đào...để đón Tết.


Trời đã nhá nhem, bên ni 6 giờ đã tối hù, nhưng tôi đợi đến 8 giờ, mặc áo đội mũ, vào nhà gỗ để dụng cụ làm vườn, lấy cái kéo cắt cây cỡ lớn dài và nặng - vì lúc thấy hoa như đã nói tôi đã thử vít cành bẻ nhánh mà nó dẻo dai quá không bẻ được. Tôi ra đến bìa rừng nơi có cây hoa nở dị kỳ giữa mùa đông, hì hục vít, kéo, cắt mấy nhánh hoa "Đào" hiếm có, trên đường về sẵn kéo lớn, lại cắt thêm hai nhánh Liên Kiều mọc dại trong lùm cây mà tôi đã nhắm trước đó, lễ mễ vác đem về, tỉa, cắm vào bình. Rứa là đêm 23 thay vì thả cá chép tôi đi tìm… à đi trộm đào trộm mai, xin ông táo xá tội và.. thông cảm cho kẻ phương xa - Vì là hoa mọc trong rừng nên nói "trộm" là để bi kịch hoá chuyện tìm hoa ăn Tết phương xa đó thôi, thật ra là của trời vạn hộc, gặp mấy người đi về khuya, họ cười nhoẻn miệng vui cùng.


Thế là năm nay ăn Tết xa Huế, nhưng nhà lại có đủ tứ quý là Phật, Tâm, Mai, Đào, tất cả đều là tượng trưng cho chân, thiện, mỹ. Lời chúc Tết Giáp Ngọ của Thái Kim Lan.

Thương gửi các bạn tác phẩm của Tôn Ngộ Không đi trộm hoa đào cúng Phật, hoa mai cúng tổ tiên.

và câu đối đầu xuân:

Đào Mai chúc tết Tâm như Phật
Hồng Hạnh vui xuân Phật tại Tâm


T.K.L






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Chủ nghĩa hiện đại khởi đi với các đại tự sự và niềm tin vô điều kiện của nó vào Lý tính đồng thời chủ nghĩa hậu hiện đại nổi lên để phản ứng lại sức hướng động tuyến tính như thế của chủ nghĩa hiện đại, khi mà nó luôn muốn cổ xúy cho một sự bất tín về phía các đại tự sự và tiến hành giải kiến tạo chúng.

  • BRENDAN DEMPSEY

    Thế kỷ XIX vẽ ra một bầu khí tôn giáo cựu truyền, ngột ngạt, và đại tự sự của nó, nói chung, đã đến hồi suy tàn - một hiện thực xã hội được phác họa bởi tuyên bố nổi tiếng của Friedrich Nietzsche “Chúa đã chết”(1).

  • VÕ QUÊ

    Trong cuộc đời mỗi người Kitô hữu, ai cũng ao ước được đặt chân đến Đất Thánh, miền đất mà Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên, rao giảng Tin Mừng rồi Tử Nạn và Phục Sinh.

  • SETH ABRAMSON

    Chủ nghĩa siêu hiện đại (metamodernism) được nhìn nhận như là một hệ hình văn hóa phản ứng lại với chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó được định nghĩa như là sự hòa giải giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại.

  • Chủ nghĩa siêu hiện đại (meta-modernism) là trào lưu văn hóa xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XX và hiện đang thịnh hành ở phương Tây, nó xuất hiện trong một sự hồi đáp cũng như phản ứng lại với chủ nghĩa hậu hiện đại (post-modernism).

  • HỒ NAM (1)
          Hồi ký

    Năm 1969. Mùa thu này đến với nước Pháp sớm hơn mọi năm. Từ giữa tháng 8, dân chúng Paris đã lần lượt trở về sau thời gian đi nghỉ hè ở thôn quê, rừng núi, bãi biển trong nước và trên thế giới.

  • MICAH MATTX

    Tuy không đoạt giải Pulitzer - chưa đoạt giải - nhưng xin đừng vì vậy mà mắc sai lầm: Dana Gioia là một trong những nhà thơ Mĩ xuất sắc nhất hiện nay, và tập thơ mới nhất của ông chứng thực điều đó.

  • G.M. PALMER

    Các nhà thơ thân mến.
    Thơ đương đại đang bệnh. Nó đang giẫy chết trên giường viện dưỡng lão và chúng ta nên rời khỏi cái thây khó chịu của nó trước khi mùi hôi thối của hậu môn giả (colostomy) và thuốc xoa bóp bắp thịt khiến mình đần ra. Dù sao thì chúng ta cũng không có tên trong chúc thư.

  • Tôi đến Chicago để học âm nhạc nhưng lại rất thích viết về trải nghiệm của bản thân mình về cách dạy và học văn ở Mỹ. Tôi thực sự yêu cách dạy và học văn ở đây vì tôi được tạo điều kiện và thậm chí là bị ép để đọc nhiều, viết nhiều với một tư duy sâu rộng hơn.

  • Mexico hiện được xếp vào hàng các quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các nhà báo, với 9 chuyên gia truyền thông bị sát hại vào năm 2016.

  • Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đang trải qua dự án tu bổ mới, trong đó có lắp đặt hệ thống sưởi và thiết lập trung tâm ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tại quần thể này trong mùa đỉnh điểm tham quan.

  • Lời người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ cuộc đối thoại giữa Paul Ricouer và Sorin Antohi từ bản dịch tiếng Anh của Gil Anidjar do chúngtôi thực hiện.

  • Không quen thuộc với du khách nhưng với người Ý, thì Emilia Romagna là một niềm tự hào của ẩm thực Ý, thuộc vùng đất từng là cung đường của đế chế La Mã xưa.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG   

    Nhiều năm trước, khi đi thực tập nội trú về cấp cứu trong một bệnh viện ở Mỹ, tôi ngạc nhiên thấy trên tường và sàn nhà khắc nhiều câu thơ của một tác giả xa lạ. Các sách giáo khoa mà tôi đã học không đề cập đến tên ông. Sau này tôi mới biết đó là một nhà thơ được nhiều người yêu mến.

  • LTS: Daniil Granin là một trong những tài năng xuất chúng của nền văn học Nga Xô viết hiện đại, ông đã được tặng giải thưởng Quốc gia (Liên Xô), tác phẩm tiêu biểu “Bò tót”, “Xông vào dông bão” (đã được dịch ra tiếng Việt)... là thành viên của Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô. Dưới đây là bài trả lời của Granin với phóng viên báo tin Matxcơva.

  • Nhà văn Phan Việt, phó giáo sư-tiến sĩ giảng dạy môn xã hội học tại một trường đại học danh giá ở Mỹ, vừa chia sẻ một bí ẩn riêng tư của mình: chị đã cạo tóc xuất gia tại một ngôi chùa ở Thái Lan.

  • Nhân vật chính của Chiến tranh và chiến tranh* là một nhân viên lưu trữ tỉnh lẻ, Dr. Korin György. Vào ngày sinh nhật lần thứ 40 của mình, anh ngẫu nhiên tìm thấy trong số các tài liệu lưu trữ một tập cảo bản, một văn bản bí ẩn, khác lạ, “tuyệt vời nhất mà người ta từng viết trên mặt đất”.

  • Trong chuyến sang công tác Việt Nam, giáo sư tiến sĩ A-I-Niculin trưởng ban văn học Á-Phi của Viện Văn học thế giới mang tên Gorki (Liên Xô), đã đến Huế.