Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.
(Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật)
Một buổi chiều đầu Thu sau gần bốn thập kỷ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, họ gặp lại nhau trong buổi ra mắt tập sách “Nhật ký chiến trường” của người đồng đội Nguyễn Tiến Bình tại Hà Nội. Những bàn tay nắm chặt, những ánh mắt rưng rưng, cảm xúc nghẹn ngào đan xen trong những câu chuyện, ký ức còn đọng lại.
“Nhật ký chiến trường” được tác giả viết trong hai cuốn sổ tay trong thời gian từ năm 1970-1975, từ khi tác giả lên đường ra trận cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong số đó, gần một nửa số trang viết được tác giả ghi chép khi hoạt động ở chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia).
“Dù có ngã xuống trên đường hành quân thì đầu cũng quay về hướng Nam Tổ quốc (…). Dù có phải là người ngã xuống cuối cùng trước giờ ngừng bắn, chúng con cũng sẵn sàng vì chúng con hiểu rõ hơn ai hết: Không có chiến công nào không có mất mát, hy sinh. Những điều mà vì chúng, chúng con phải chấp nhận hy sinh, phải chịu đựng mất mát, đau thương hôm nay sẽ góp phần cùng cả nước giành lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc vĩnh viễn cho dân tộc.”
Trung tướng Nguyễn Tiến Bình đã viết như vậy trong cuốn “Nhật ký chiến trường” của mình.
|
Đồng đội kể lại những câu chuyện về Trung tướng Nguyễn Tiến Bình trong buổi ra mắt sách (Ảnh: An Ngọc/Vietnam+) |
Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ bày tỏ: “Cuốn ‘Nhật ký chiến trường’ vừa thể hiện những nét chung của thanh niên Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ vừa cho thấy rõ cá tính, hoàn cảnh, tâm trạng, tình cảm của tác giả. Ở đó, người đọc sẽ thấy tình yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương, gia đình tha thiết, tình cảm với mẹ cha, anh em, đồng đội sâu sắc của người chiến sỹ.”
“Vượt lên trên tất cả là một nhân cách, một tâm hồn, một bản lĩnh cao đẹp. Không có những con người như thế, không có một thế hệ như thế, dân tộc Việt Nam đã không thể vượt qua những năm tháng gian khổ, ác liệt để giành chiến thắng,” ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.
Có mặt tại buổi ra mắt sách, cựu chiến binh Phạm Đức Thăng (Đoàn 367 đặc công-biệt động) không giấu được niềm xúc động. “Cầm cuốn sách trên tay, tôi có cảm tưởng những trận đánh, giờ phút chiến thắng như mới diễn ra ngày hôm quá - một thứ cảm xúc lâng lâng khó tả,” ông Thăng nghẹn giọng.
Lật giở từng trang sách, người cựu chiến binh ấy bảo, những câu chuyện Trung tướng Nguyễn Tiến Bình ghi lại là cảm xúc của riêng tác giả nhưng cũng là ký ức về những ngày tháng đẹp nhất của thế hệ ông - thế hệ thanh niên Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.”
Tập sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật phát hành tháng 8/2014.
Trung tướng Nguyễn Tiến Bình (1950-2013) quê quán tại phường Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ông nguyên là Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1997-2005), Chính ủy Học viện Quốc phòng (2005-2010)… Năm 1970, ông được biên chế về Đoàn 367 đặc công-biệt động thuộc Bộ Tham mưu Miền (B2) - Quân giải phóng miền Nam. Trong thời gian từ 1970-1973, ông đã trực tiếp chiến đấu trong các hướng tác nghiệp độc lập trên chiến trường Phnôm Pênh (Campuchia). Năm 1973, ông cùng đồng đội trở về Tổ quốc, tiếp tục chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. |
Nguồn:
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.
KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)
MAI VĂN HOAN
LÊ HỒ QUANG
Nếu phải khái quát ngắn gọn về thơ của Nguyễn Đức Tùng, tôi sẽ mượn chính thơ ông để diễn tả - đấy là “nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác”.
NGÔ MINH
Ở nước ta sách phê bình nữ quyền đang là loại sách hiếm. Câu chuyện phê bình nữ quyền bắt đầu từ tư tưởng và hoạt động các nhà phê bình nữ quyền Pháp thế kỷ XX.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc cuốn sách Trước nhà có cây hoàng mai - Tập tùy bút và phóng sự về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa của Minh Tự, Nxb. Trẻ, TP HCM 2016)
TÔ NHUẬN VỸ
Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.
Năm 1992, trong một cuộc gặp gỡ trí thức văn nghệ sĩ ở Vinh, nhà văn Ngô Thảo nói với tôi “cụ Phan Ngọc là nhà văn hoá lớn hiện nay”, lúc này ông không còn trẻ những cũng chưa già.
LÊ THÀNH NGHỊ
Đầu năm 2002, nghĩa là sau Đổi mới khoảng mươi lăm năm, trên Tạp chí Sông Hương, có một nhà thơ nổi tiếng thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đặt câu hỏi: Liệu Nguyễn Khoa Điềm có giai đoạn bùng nổ thứ ba của thơ mình hay không? Chắc chắn sẽ rất khó. Nhưng người đọc vẫn hy vọng*.
NGỌC BÁI
(Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant)
HOÀNG DIỆP LẠC
Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Cô Kiều của Nguyễn Du từ khi xuất hiện trong văn chương Việt Nam đã nhận bao tiếng khen lời chê, khen hết lời và chê hết mực, nhưng cô vẫn sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt, từ bậc thức giả đến kẻ bình dân, xưa đã vậy mà nay cũng vậy.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Bước chân vào con đường nghiên cứu văn học và hòa mình vào trào lưu lý thuyết đang trở nên thời thượng, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), nhưng Phan Tuấn Anh không biến nó thành cái “mác” để thời thượng hóa bản thân.
PHAN ĐĂNG NHẬT
1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp Phan Đăng Lưu
Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902, tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; con cụ Phan Đăng Dư và cụ bà Trần Thị Liễu.
KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ (1946 - 2016)
PHẠM PHÚ PHONG
HỒ THẾ HÀ
Nguyên Quân song hành làm thơ và viết truyện ngắn. Ở thể loại nào, Nguyên Quân cũng tỏ ra sở trường và tâm huyết, nhưng thơ được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ hơn.
LA MAI THI GIA
Những ngày cuối năm, Sài Gòn bỗng dưng cũng khác, sáng sớm khi băng qua cầu Thủ Thiêm vốn đã quá quen, tôi khẽ rùng mình khi làn gió lành lạnh từ dưới sông Sài Gòn thổi lên, hơi sương nhè nhẹ tỏa ra bao bọc cả mặt sông mờ ảo, bất chợt thấy lòng ngẩn ngơ rồi lẩm bẩm một mình “Sài Gòn hôm nay khác quá!”
PHAN HỨA THỤY
Thời gian gần đây ở Huế, việc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung đã trở thành một vấn đề sôi động.
LÃ NGUYÊN
Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử cụ thể.
Chúng ta đã được biết đến, và đây là phương diện chủ yếu, về một Nguyễn Bính thi sĩ, và không nhiều về một Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957)1.
ĐẶNG TIẾN
Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.