Để xây dựng đơn vị điển hình về dạy và học Ngoại ngữ, theo thầy Mai Anh Ngọc - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế), cần quan tâm thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên.
Nâng chất cho đội ngũ giáo viên
Nếu không có đội ngũ tốt thì không thể làm được gì cho dù có đầu tư trang thiết bị hiện đại, tân tiến bao nhiêu đi nữa. Để có đội ngũ giáo viên Ngoại ngữ tốt, cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.
Theo thầy Ngọc, cách làm của Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế là: Phối hợp với Hội đồng Anh tổ chức khảo sát đánh giá phân loại năng lực ngôn ngữ cho toàn thể giáo viên tiếng Anh.
"Kết quả: Chỉ có 15% đạt chuẩn, 81% không đạt chuẩn và 4% không nằm trong khung đánh giá. Điều đó giúp chúng tôi đánh giá đúng "căn bệnh" để "kê đơn, bốc thuốc" phù hợp" - Thầy Ngọc cho biết.
Cũng theo thầy Ngọc, Sở còn phối hợp với nhiều đối tác có uy tín như: Cambridge ESOL, Đại học Ngoại ngữ Huế, Hội đồng Anh, Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản, Viện Pháp ngữ tại Huế để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.
Việc bồi dưỡng đồng thời diễn ra ở nhiều đối tác khác nhau nhằm đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa giáo viên, phát huy được thế mạnh của mỗi đơn vị bồi đắp cho những điểm yếu của giáo viên. Chương trình đào tạo ưu tiên chú trọng đến kĩ năng giao tiếp với người bản xứ.
"Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nhiều phương án bồi dưỡng giáo viên khác nhau như: bồi dưỡng trực tiếp tại các lớp và bồi dưỡng online (kết hợp Cambridge), đặc biệt chỉ đạo tăng cường tự học, tự bồi dưỡng" - Thầy Ngọc cho biết.
Song theo thầy Ngọc, quan trọng là khâu tổ chức bồi dưỡng và sắp xếp thời gian hợp lí. "Kinh nghiệm của chúng tôi là: Rà soát, phân loại theo trình độ, địa bàn cư trú, hoàn cảnh đặc biệt cá nhân, tính toán cẩn thận để rãi đều chương trình học trong thời gian dài trong suốt năm. Giáo viên thường được học vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, tập trung nhiều hơn vào thời gian hè".
Ngoài những giải pháp nêu trên, Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế còn sử dụng các chuyên gia tình nguyện Australia (đã từng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Huế và Cao đẳng Sư phạm Huế) và 2 chuyên viên Việt Nam.
Một mặt họ tư vấn công tác bồi dưỡng, mặt khác trực tiếp đứng lớp bồi dưỡng các chuyên đề về phương pháp dạy học theo hướng hiện đại cho nhiều đối tượng giáo viên khác nhau, đặc biệt là những giáo viên cốt cán của các địa phương.
"Kích cầu" động cơ tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Thầy Ngọc cho biết, để đạt được mục đích này, Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế đã tích cực đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá ở các cấp bậc học.
Đổi mới thi, kiểm tra đánh giá đủ 4 kĩ năng để "kích cầu" động cơ tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tiếng Anh. Coi đây là giải pháp chính và bền vững của công tác bồi dưỡng đào tạo.
"Chúng tôi đẩy mạnh chất lượng học sinh để buộc giáo viên phải tự học, tự đào tạo. Theo đó, việc kiểm tra đánh giá hướng tới phát triển 4 kĩ năng ngôn ngữ. Trường chủ động việc đánh giá quá trình. Sở ra đề và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trong đánh giá kết quả.
Chúng tôi mạnh dạn thi đủ 4 kĩ năng hạn chế kiến thức ngữ pháp hàn lâm trong các cuộc thi do sở tổ chức như: thi học kì, thi tuyển sinh vào cấp 3, thi hùng biện tiếng Anh hằng năm" - Thầy Ngọc cho hay.
Thầy Mai Anh Ngọc
"Khi chúng tôi làm đề thi học kì và học sinh giỏi, bao giờ cũng tính đến tính vùng miền; học sinh yếu cũng làm được bài ở mức độ nhất định, học sinh giỏi vùng khó khăn thì đạt các giải khuyến khích để nuôi niềm hy vọng ở các em, thầy cô giáo và nhà trường, tránh trường hợp ra đề quá khó hoặc quá dễ không phân loại được học sinh.
Mỗi năm chúng tôi tăng độ khó lên, tuy nhiên phải có lộ trình rõ ràng nên việc ổn định chuyên viên của các đơn vị. Theo đó, chúng tôi điều hẳn giáo viên về Sở và phòng hạn chế biệt phái".
Theo Minh Phong ( giaoducthoidai.vn)
Nhóm dự án 3 thuộc Chương trình hợp tác giữa hiệp hội các đại học nói tiếng Hà Lan và Đại học Huế (VLIR-IUC HUE) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Một số khía cạnh môi trường chủ yếu ở đầm Cầu Hai, Thừa Thiên Huế”.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Huế và tổ chức hỗ trợ phát triển Ireland, sáng 03/8/2016, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tổ chức đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Đại sứ quán Ireland.
Đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với trường THCS Duy Tân, thành phố Huế về năm tiêu chuẩn (21 tiêu chí) mà nhà trường đã thực hiện.
Trung tâm y tế huyện Phú Lộc vừa tổ chức tập huấn “Sử dụng hệ thống giám định BHXH” cho 18 trạm y tế xã-thị trấn và 2 phòng khám đa khoa khu vực.
Viện Y học biển Việt Nam và Trường Đại học Y Dược Hải phòng vừa làm việc với Sở Y tế Thừa Thiên Huế về điều tra thực trạng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực Y học biển và bàn kế hoạch triển khai các hoạt động đào tạo về y học biển cho cán bộ y tế địa phương.
Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (HUCFL), Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Ulis) và Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (UFLS) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, đào tạo. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã tới dự và chứng kiến lễ ký.
Ngày 2.8.2016, tại Hội trường Đại học Huế, đã diễn ra Diễn đàn Du học Pháp 2016. Diễn đàn đã thu hút hơn 150 sinh viên tham gia với nhiều thông tin hữu ích.
Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, được sự ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Hội thảo “Chuyển giao công nghệ và giới thiệu sản phẩm khoa học và công nghệ năm 2016” tại Đại học Huế.
Cùng với thí sinh khắp cả nước, trong ngày 1/8 tại ĐH Huế có hơn 600 thí sinh đã trực tiếp đến Phòng Khảo thí- Đảm bảo Chất lượng Giáo dục ĐH Huế nộp hồ sơ thay vì nộp trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
Hàng năm, TT-Huế có trung bình gần 300 học sinh bỏ học, hàng ngàn học sinh có nguy cơ bỏ học, đã được tiếp tục đến trường nhờ những suất học bổng và phần thưởng kịp thời.
Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế đã tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên môn Giới thiệu chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin (Information System - IS) theo chuẩn quốc tế của ACM và AIS.
Trung tâm Y tế huyện Phú Vang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Elearning là một phương pháp giảng dạy trực tuyến rất có hiệu quả, đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Được sự hỗ trợ của dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế” của Bộ Y tế, trong hai năm qua, phong trào xây dựng và phát triển các khóa học theo phương pháp elearning đã phát triển mạnh mẽ ở Trường Đại học Y Dược Huế.
Ban quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo vừa tổ chức đoàn tiến hành thẩm định thực tế hồ sơ chi hỗ trợ các chế độ cho người nghèo tại huyện A Lưới.
Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục xóa mù chữ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 vào năm 2017.
Bé gái khỏe mạnh, nặng 3,5kg vừa chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của người thân và đội ngũ y bác sỹ.
Chiều ngày 26/7, trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động hợp tác đã được ký kết, Trường Đại học Sư phạm Huế tiến hành Lễ Tiếp nhận sách do Trường Tâm lý học Chicago, Hoa kỳ trao tặng.
Chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Công đoàn việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2016), chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Ngành Giao thông vận tải Việt nam (28/8/1945 – 28/8/2016), Hội thi Chung Sức, lần thứ IV – 2016 của Ngành Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế đã được tổ chức tại Nhà văn hoá Lao động tỉnh.
Thực hiện kế hoạch triển khai đề án y tế biển đảo năm 2016, từ ngày 10-7 đến 27-7- 2016, Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho người dân và lực lượng lao động trên biển theo đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020”
Đoàn trường Đại học Công nghệ Rajamangala Tawan-ok, Thái Lan vừa tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế tại trường Đại học Nông Lâm Huế.