Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), mở đầu số báo tháng 4, Sông Hương giới thiệu bài viết của Giáo sư Phong Lê: “Sống mãi những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc”. Những người lính như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc đồng thời cũng là những nhà văn đã dấn thân viết lại sự thật ở cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và truyền nhiệt huyết yêu Tổ quốc cho thế hệ mai sau. Từng trang nhật ký là cảm xúc chân thành về một thời gian khó mà hào hùng. Nhiều người lính vô danh khác cũng để lại tuổi xuân nơi chiến trường, mang theo vô vàn câu chuyện về bao số phận khác nữa. Họ đã cống hiến quá nhiều cho nền hòa bình hôm nay.
Dịch Covid-19 đang khiến thế giới suy giảm kinh tế và tâm thức nhân loại ít nhiều khủng hoảng. Bằng nỗ lực trong tình nhân ái, nghĩa đồng bào sâu nặng, đất nước ta hiện đang có phương án đối phó và chữa trị rất hiệu quả dịch bệnh. Sông Hương số báo này dành nhiều trang ghi chép về thực hiện hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, về ý thức chấp hành của người dân cả nước để chiến thắng dịch Covid-19, cũng như ở tỉnh Thừa Thiên Huế dốc sức vượt qua gian khó; là tấm lòng bình dị vốn sẵn từ bi ở mỗi ai và những ẩn nghĩa về nội lực hóa giải chướng nạn trong truyện ngắn “Nguyện ước xanh ngời”. Đau thương là điều thấy rõ, nhưng ở phía khác cũng đang lộ ra những thông điệp về cách ứng xử chưa đúng của con người với thiên nhiên. Đó là ý nghĩa từ những bài dịch mang lại, tác giả là các nhà triết học hàng đầu ở phương tây phân tích sắc sảo về coronavirus, đồng thời cũng dự báo cho thế giới những hạn chế của nền văn minh trước đại tự nhiên.
Biển đảo trong trái tim mỗi người con đất Việt, được thể hiện trong tùy bút “Chiếc cầu ghế gỗ An Bang”. Ai từng một lần đến đảo An Bang mới thấm nỗi gian nan của người lính đã tạo nên không gian yên bình, xanh mát như một góc làng quê yêu dấu. Những bước chân lạ vừa đến đã trở nên thân quen với nắng gió và những vật dụng bình dị người lính làm nên. Một phần của đất nước xanh tươi được gợi mở qua những trang văn ân tình khiến hòn đảo trở thành niềm khát khao được đến của bao người. Mục văn xuôn có thêm truyện ngắn “Vết trở về trong mưa” thoảng buồn như nẻo về hun hút dưới nắng mai sương giá. Người đọc men theo vết mưa tìm lại chốn huyền mộng nhưng rồi nhân vật đã lẫn vào đâu đó, để lại con ngõ sâu với những chiếc bóng vẫn trong cuộc viễn du trên chuyến xe bò vương đầy ký ức rơm rạ.
Tâm thức thời hậu chiến dẫu lùi xa vẫn lấp lánh và ẩn nghĩa phận người. Bài viết ở mục Nghiên cứu và bình luận: “Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu”. Tuổi già trước nhất là tự ý thức về sự tồn tại của bản thân, nó nhiều lúc vẫn nằm ngoài vòng cương tỏa của tuổi đời bởi có những người sắp chết nhưng mình thực sự chưa từng sống. Điều này cho thấy màu hiện sinh ứ tràn trong những nhân vật thời hậu chiến, và ở đây là điều quan trọng làm nên sức sống của trang văn Nguyễn Minh Châu. Nó mang thông điệp cho thời hiện đại trong một lối sống chân thành với xung quanh, đối diện và nhìn nhận lại mình, đòi hỏi sự trân trọng của thế hệ trẻ đối với tuổi già để hành trình của mỗi ai cũng đáng giá đến tận cuối đời.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
- Sống mãi những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc - PHONG LÊ
- Niềm tin vượt qua dịch bệnh - VŨ NHIÊN
- Nguyện ước xanh ngời - NHỤY NGUYÊN
- Con người sẽ không còn là chính mình nữa: Đây là bài học mà coronavirus sẵn chờ ta - Slavoj žižek - Xuân Cao lược dịch
- Một đại dịch siêu hình - Markus Gabriel - Hồ Hải Nhật dịch
- Đời sống sau sự (tự) cách ly - Jean-Clet Martin - Tuệ Đan lược dịch
THƠ:
- NGUYỄN CHÍ NGOAN
+ Làng biên giới…
+ Khúc đồng bằng
- TRẦN THU HÀ
+ Gái Trường Sơn
+ Gửi sông mê
- ĐỨC SƠN
+ Con đường có trái tim vẫy đập
+ Người đàn bà tóc ngắn chọn về với biển
- HUỲNH GIA
+ Có khoảng trống nào bình yên
- BÙI VIỆT PHƯƠNG
+ Gốm nghĩ
+ Viết trong ngày palindrome (02022020)
- MAI TUYẾT
+ Cất giấu một mùi hương
- VŨ TUYẾT NHUNG
+ Đợi
+ Ngó sen
- NGUYỄN NGỌC PHÚ
+ Cỏ - Thiếu - Phụ
+ Không đề
- NHƯ KHÔNG
+ Như màu mây bay
- NGUYỄN MINH KHIÊM
+ Hòn Trống Mái
+ Ngọc Hoa
- NGUYỄN VIẾT LUYỆN
+ Dòng sông của mẹ
- SƠN TRẦN
+ Cổng đêm
- TRẦN SANG
+ Sám hối
- VÕ NGỘT
+ Lên Hà Giang mùa mưa lũ
NHẠC:
- Ký ức tháng ba - Nhạc: HOÀNG ĐÌNH TỐ; Thơ: LÊ VĨNH THÁI
VĂN
- Vết trở về trong mưa - CÁT LÂM
- Chiếc cầu ghế gỗ An Bang - LỮ MAI - TRẦN THÀNH
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Cây hồng vàng - MARJORIE BANNARD - Thân Trọng Sơn dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Di sản phủ đệ của các ông hoàng bà chúa thi sĩ - TRẦN VĂN DŨNG
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Lê Văn Ngăn: Đời và thơ hay là mỹ học sáng tạo luôn đồng hành - HỒ THẾ HÀ
- Phi Tân: Nhà quê chánh hiệu - PHẠM XUÂN DŨNG
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu - TRẦN NGỌC HIẾU
* Bìa 1: Tác phẩm “Về nguồn” (Tổng hợp, 150cm x 150cm, 2017) của họa sĩ Nguyễn Ánh Dương.
* Bìa 2: Tác phẩm “Cuộc hành trình” (Đồ họa tổng hợp, 70x170cm), và tác phẩm “Ý niệm về cuộc sống” (Đồ họa bút sắt, 60x140cm) của họa sĩ Tô Trần Bích Thúy.
* Bìa 2: Tác phẩm “Mộng” (Acrylic, 120cm x 120cm); Tác phẩm “Trông” (Sơn dầu, 100cm x 100cm) của họa sĩ Vũ Duy Tâm.
* Minh họa: Hs Phan Duy Linh, Hs Nguyễn Thiện Đức, Hs Tô Trần Bích Thúy.
* Vi nhét: Hs Tô Trần Bích Thúy
Ban Biên Tập
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.