Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), mở đầu số báo tháng 4, Sông Hương giới thiệu bài viết của Giáo sư Phong Lê: “Sống mãi những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc”. Những người lính như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc đồng thời cũng là những nhà văn đã dấn thân viết lại sự thật ở cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và truyền nhiệt huyết yêu Tổ quốc cho thế hệ mai sau. Từng trang nhật ký là cảm xúc chân thành về một thời gian khó mà hào hùng. Nhiều người lính vô danh khác cũng để lại tuổi xuân nơi chiến trường, mang theo vô vàn câu chuyện về bao số phận khác nữa. Họ đã cống hiến quá nhiều cho nền hòa bình hôm nay.
Dịch Covid-19 đang khiến thế giới suy giảm kinh tế và tâm thức nhân loại ít nhiều khủng hoảng. Bằng nỗ lực trong tình nhân ái, nghĩa đồng bào sâu nặng, đất nước ta hiện đang có phương án đối phó và chữa trị rất hiệu quả dịch bệnh. Sông Hương số báo này dành nhiều trang ghi chép về thực hiện hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, về ý thức chấp hành của người dân cả nước để chiến thắng dịch Covid-19, cũng như ở tỉnh Thừa Thiên Huế dốc sức vượt qua gian khó; là tấm lòng bình dị vốn sẵn từ bi ở mỗi ai và những ẩn nghĩa về nội lực hóa giải chướng nạn trong truyện ngắn “Nguyện ước xanh ngời”. Đau thương là điều thấy rõ, nhưng ở phía khác cũng đang lộ ra những thông điệp về cách ứng xử chưa đúng của con người với thiên nhiên. Đó là ý nghĩa từ những bài dịch mang lại, tác giả là các nhà triết học hàng đầu ở phương tây phân tích sắc sảo về coronavirus, đồng thời cũng dự báo cho thế giới những hạn chế của nền văn minh trước đại tự nhiên.
Biển đảo trong trái tim mỗi người con đất Việt, được thể hiện trong tùy bút “Chiếc cầu ghế gỗ An Bang”. Ai từng một lần đến đảo An Bang mới thấm nỗi gian nan của người lính đã tạo nên không gian yên bình, xanh mát như một góc làng quê yêu dấu. Những bước chân lạ vừa đến đã trở nên thân quen với nắng gió và những vật dụng bình dị người lính làm nên. Một phần của đất nước xanh tươi được gợi mở qua những trang văn ân tình khiến hòn đảo trở thành niềm khát khao được đến của bao người. Mục văn xuôn có thêm truyện ngắn “Vết trở về trong mưa” thoảng buồn như nẻo về hun hút dưới nắng mai sương giá. Người đọc men theo vết mưa tìm lại chốn huyền mộng nhưng rồi nhân vật đã lẫn vào đâu đó, để lại con ngõ sâu với những chiếc bóng vẫn trong cuộc viễn du trên chuyến xe bò vương đầy ký ức rơm rạ.
Tâm thức thời hậu chiến dẫu lùi xa vẫn lấp lánh và ẩn nghĩa phận người. Bài viết ở mục Nghiên cứu và bình luận: “Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu”. Tuổi già trước nhất là tự ý thức về sự tồn tại của bản thân, nó nhiều lúc vẫn nằm ngoài vòng cương tỏa của tuổi đời bởi có những người sắp chết nhưng mình thực sự chưa từng sống. Điều này cho thấy màu hiện sinh ứ tràn trong những nhân vật thời hậu chiến, và ở đây là điều quan trọng làm nên sức sống của trang văn Nguyễn Minh Châu. Nó mang thông điệp cho thời hiện đại trong một lối sống chân thành với xung quanh, đối diện và nhìn nhận lại mình, đòi hỏi sự trân trọng của thế hệ trẻ đối với tuổi già để hành trình của mỗi ai cũng đáng giá đến tận cuối đời.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
- Sống mãi những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc - PHONG LÊ
- Niềm tin vượt qua dịch bệnh - VŨ NHIÊN
- Nguyện ước xanh ngời - NHỤY NGUYÊN
- Con người sẽ không còn là chính mình nữa: Đây là bài học mà coronavirus sẵn chờ ta - Slavoj žižek - Xuân Cao lược dịch
- Một đại dịch siêu hình - Markus Gabriel - Hồ Hải Nhật dịch
- Đời sống sau sự (tự) cách ly - Jean-Clet Martin - Tuệ Đan lược dịch
THƠ:
- NGUYỄN CHÍ NGOAN
+ Làng biên giới…
+ Khúc đồng bằng
- TRẦN THU HÀ
+ Gái Trường Sơn
+ Gửi sông mê
- ĐỨC SƠN
+ Con đường có trái tim vẫy đập
+ Người đàn bà tóc ngắn chọn về với biển
- HUỲNH GIA
+ Có khoảng trống nào bình yên
- BÙI VIỆT PHƯƠNG
+ Gốm nghĩ
+ Viết trong ngày palindrome (02022020)
- MAI TUYẾT
+ Cất giấu một mùi hương
- VŨ TUYẾT NHUNG
+ Đợi
+ Ngó sen
- NGUYỄN NGỌC PHÚ
+ Cỏ - Thiếu - Phụ
+ Không đề
- NHƯ KHÔNG
+ Như màu mây bay
- NGUYỄN MINH KHIÊM
+ Hòn Trống Mái
+ Ngọc Hoa
- NGUYỄN VIẾT LUYỆN
+ Dòng sông của mẹ
- SƠN TRẦN
+ Cổng đêm
- TRẦN SANG
+ Sám hối
- VÕ NGỘT
+ Lên Hà Giang mùa mưa lũ
NHẠC:
- Ký ức tháng ba - Nhạc: HOÀNG ĐÌNH TỐ; Thơ: LÊ VĨNH THÁI
VĂN
- Vết trở về trong mưa - CÁT LÂM
- Chiếc cầu ghế gỗ An Bang - LỮ MAI - TRẦN THÀNH
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Cây hồng vàng - MARJORIE BANNARD - Thân Trọng Sơn dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Di sản phủ đệ của các ông hoàng bà chúa thi sĩ - TRẦN VĂN DŨNG
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Lê Văn Ngăn: Đời và thơ hay là mỹ học sáng tạo luôn đồng hành - HỒ THẾ HÀ
- Phi Tân: Nhà quê chánh hiệu - PHẠM XUÂN DŨNG
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Thế giới tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu - TRẦN NGỌC HIẾU
* Bìa 1: Tác phẩm “Về nguồn” (Tổng hợp, 150cm x 150cm, 2017) của họa sĩ Nguyễn Ánh Dương.
* Bìa 2: Tác phẩm “Cuộc hành trình” (Đồ họa tổng hợp, 70x170cm), và tác phẩm “Ý niệm về cuộc sống” (Đồ họa bút sắt, 60x140cm) của họa sĩ Tô Trần Bích Thúy.
* Bìa 2: Tác phẩm “Mộng” (Acrylic, 120cm x 120cm); Tác phẩm “Trông” (Sơn dầu, 100cm x 100cm) của họa sĩ Vũ Duy Tâm.
* Minh họa: Hs Phan Duy Linh, Hs Nguyễn Thiện Đức, Hs Tô Trần Bích Thúy.
* Vi nhét: Hs Tô Trần Bích Thúy
Ban Biên Tập
Chiều ngày 06/07/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra cuộc triển lãm - trình diễn âm nhạc đương đại của Võ Hà Hạnh Nhân và các bạn trên nền 24 bức tranh sơn mài trừu tượng của cố họa sĩ Võ Xuân Huy.
Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
Chiều 28/06, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh, thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo thông tin về nội dung và thời gian tổ chức Kỳ họp thường lệ lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2024, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức Tọa đàm và Giới thiệu sách “Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” vào chiều ngày 25/06/2024.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2024, Tuần lễ Áo dài cộng đồng sẽ là chuỗi hoạt động cuối cùng của Lễ hội mùa Hạ.
Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thân mật của lãnh đạo ban ngành các cấp trong tỉnh.
Chiều 19/06, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải Báo chí Hải Triều năm 2024 và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cho các nhà báo lão thành, nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 – 2024), đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện thân mật với đông đảo các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng 17/06, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, dân chủ để xem xét thông qua các nghị quyết.
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.