“Búp sen xanh” thời khốn khó

15:24 15/09/2014

Gặp người thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm xưa, tôi có dịp biết thêm những tình tiết mới quanh câu chuyện hơn 30 năm về trước khi tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được tái bản lần đầu.

Cuốn Búp sen xanh do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tháng 8/2014

Và khi cùng ông đến thăm nhà văn Sơn Tùng, lại biết thêm những chuyện thú vị khác không chỉ dừng ở tác phẩm “Búp sen xanh”.

Những lần gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Gần đây, trong lần đến Câu lạc bộ hưu trí Bộ Ngoại giao, PV Tiền Phong có dịp tiếp xúc với ông Trần Tam Giáp, người trước kia từng là thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong quãng thời gian từ năm 1980-1985, hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí Bộ Ngoại giao.

Được biết, quãng thời gian này chính là thời điểm tiểu thuyết “Búp sen xanh” ra đời, rồi bị quy kết khá nặng nề, nếu không có sự ủng hộ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tác phẩm sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, trước nay mọi người chỉ biết khá ngắn gọn rằng sau khi gặp nhà văn Sơn Tùng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ủng hộ tác phẩm và viết lời tựa cho “Búp sen xanh”. “Là thư ký cho Thủ tướng thời điểm đó, chắc câu chuyện không chỉ ngắn gọn như vậy?” - tôi gợi chuyện nhà cán bộ ngoại giao lão thành.

Nghe vậy, ông Trần Tam Giáp cười, cho biết: “Từ những lần gặp nhau vì công việc, tôi và anh Sơn Tùng trở thành bạn thân. Nhiều năm nay, tuần nào tôi cũng đến thăm anh Sơn Tùng”. Rồi ông kể: Năm 1982, một lần Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhẹ nhàng bảo tôi đi tìm hiểu về nhà văn Sơn Tùng, tác giả cuốn “Búp sen xanh” đang gây chấn động dư luận thời bấy giờ.

Tìm đến khu tập thể Văn Chương (Hà Nội), tôi không khỏi bất ngờ khi gặp anh Sơn Tùng, một thương binh nặng mà có sức viết, sức mạnh nội tâm mạnh đến thế. Qua trò chuyện, tình cảm hai bên đối với nhau cứ tăng dần. Sau đó, tôi báo cáo với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Anh Sơn Tùng từng là phóng viên báo Tiền Phong, sau đó xung phong vào chiến trường miền Nam chiến đấu, hiện là thương binh nặng. Anh Tùng sinh trưởng tại Nghệ An, từng bỏ rất nhiều tâm huyết sưu tầm tư liệu về Hồ Chủ tịch nên mới viết được tác phẩm này”.

Một hôm, Thủ tướng nói với ông Trần Tam Giáp: “Chú tới mời anh Sơn Tùng đến đây trò chuyện”. Nghe vậy, ông Giáp vội đạp xe đến báo với nhà văn Sơn Tùng. Tới nơi, ông Giáp mới nhớ ra lúc nãy mừng quá khiến ông quên không đăng ký để lấy xe đón khách. Nhà văn Sơn Tùng nói, được gặp Thủ tướng là niềm vinh hạnh, cần chi việc xe đón.

Ông Trần Tam Giáp đã đèo xe đạp tác giả “Búp sen xanh” tới gặp Thủ tướng. Cuộc gặp diễn ra khá lâu. Sau đó, nhà văn Sơn Tùng lại được Thủ tướng mời đến trò chuyện và giữ lại ăn cơm. Sau khi nhà văn về, Thủ tướng nói với ông Trần Tam Giáp: “Sơ ý quá. Anh Tùng là thương binh, ăn cơm rất khó khăn. Lần sau chú nhớ mời thêm người nhà anh Tùng đi cùng”.

Kể tới đây, ông Giáp bồi hồi: “Lời góp ý đó của Thủ tướng khiến tôi nhớ mãi”. Sau đó, nhà văn Sơn Tùng đã cùng vợ là bà Phan Hồng Mai đến gặp Thủ tướng và được giữ lại ăn cơm. Qua những lần gặp này, Thủ tướng đã nói với mọi người về tác giả “Búp sen xanh”: “Một nhà văn chỉ còn ba ngón tay mà vẫn bấu vào được cuộc đời và làm việc bằng óc, dẫu bộ óc ấy còn găm ba mảnh đạn”.

Rồi tháng 1/1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết lời tựa cho tác phẩm “Búp sen xanh”, trong đó có đoạn: “Đến đây, tôi muốn nói đôi điều về cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, mà nhiều độc giả, nhất là trong giới thanh, thiếu niên ưa thích; và báo chí nước ta đã đăng những bài bình luận và đánh giá mà theo tôi biết, tác giả rất chú trọng. Cuốn sách “Búp sen xanh” nêu lên một vấn đề: Ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân”.

Ông Trần Tam Giáp cho biết: Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người rất gần gũi với Bác Hồ. Sau những lần nói chuyện với nhà văn Sơn Tùng, Thủ tướng biết nhà văn đã viết đúng, qua đó thêm ủng hộ tác phẩm “Búp sen xanh”.

Không dừng lại ở Búp sen xanh

Ông Trần Tam Giáp cùng tôi đến thăm nhà văn Sơn Tùng. Bước vào gian phòng nhỏ nơi nhà văn Sơn Tùng nằm, tôi xúc động trước hai mảng tường phủ kín sách, xếp đều tăm tắp trong giá. Tài sản vô giá đó của ông được tôn thêm bội phần khi đối lập hẳn với những đồ đạc đơn sơ khác trong nhà. Nhà văn Sơn Tùng hiện không cử động được sau cơn đột quỵ cách đây vài năm, nhưng đôi mắt ông vẫn thể hiện khả năng nhận thức sự việc xung quanh. Anh Bùi Sơn Định, con trai nhà văn đỡ cha ngồi dậy, cho biết: “Hằng tuần, chú Trần Tam Giáp vẫn đến nhà đưa một số bản tin thời sự để tôi đọc cho cha nghe. Ông vẫn nhận thức được nhiều điều”.


Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp nhà văn Sơn Tùng (bìa phải), ông Trần Tam Giáp (bìa trái) và anh Bùi Sơn Định. Ảnh chụp lại từ tư liệu gia đình

Nhiều năm nay, cùng với người thân trong gia đình, anh Định vừa chăm sóc, vừa cố gắng hoàn thành một số việc của cha làm dở dang. Anh rất nhớ những câu chuyện trước đây nhà văn Sơn Tùng kể, giờ lại chịu trách nhiệm quản kho tư liệu của cha nên càng có dịp hiểu thêm nhiều điều. Anh Định kể: Có lần tôi hỏi cha, sau khi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết lời tựa cho “Búp sen xanh” sao không in ngay trong dịp tái bản đầu tiên mà mãi sau này mới đăng?

Nhà văn Sơn Tùng đáp: Khi đó, nhà xuất bản và cha cùng thống nhất để cuốn sách phải tồn tại bằng chính giá trị nội dung và sức mạnh nghệ thuật của bản thân nó nên xin phép chưa đăng ngay lời tựa. Sau khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua đời, trong những lần tái bản tiếp theo, Nhà xuất bản Kim Đồng mới sử dụng toàn văn lời tựa đó cho cuốn sách.

Bản thân anh Bùi Sơn Định cũng từng được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Năm 1990, anh được cùng cha và ông Trần Tam Giáp tới chúc mừng sinh nhật của Thủ tướng. Lấy trong “kho” tư liệu của gia đình, anh đưa tôi xem một bức ảnh chụp khi đó, được gia đình lưu giữ cẩn thận trong nhiều năm.


Từ trái sang: Nhà văn Sơn Tùng, ông Trần Tam Giáp và anh Bùi Sơn Định. Ảnh: Kiến Nghĩa

Anh Bùi Sơn Định cho biết: Năm 1990, bộ phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” được hoàn thành nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phim do Sơn Tùng viết kịch bản văn học, chủ yếu dựa trên tác phẩm “Búp sen xanh”, đồng thời có nhiều tình tiết mới được nhà văn bổ sung thêm. Ban đầu, kịch bản có tên “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng”, nhưng vì những lý do khác nhau, về sau đã đổi thành “Hẹn gặp lại Sài Gòn”, và một số tình tiết trong phim cũng được lược bớt.

Nhiều năm sau, nhà văn Sơn Tùng vẫn muốn xuất bản kịch bản văn học “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng” mà mình từng viết ban đầu, nhưng chưa thực hiện được thì đổ bệnh. “Gần đây, tôi đã sưu tầm, biên soạn lại kịch bản “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng” và gửi Nhà xuất bản Kim Đồng để tác phẩm này có cơ hội ra mắt bạn đọc trong tương lai”- anh Bùi Sơn Định cho biết.

Ngoài những tác phẩm đã viết, nhà văn Sơn Tùng còn không ít tư liệu nghiên cứu, ghi chép về Bác. Trước khi phải nằm một chỗ, nhà văn đang thực hiện dở cuốn sách “Những chuyện Bác Hồ - Cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn”. Nay, con trai Bùi Sơn Định đang tập hợp những bản thảo, sổ tay của nhà văn để biên soạn nhằm hoàn thiện nốt cuốn sách. Anh Định cho biết, trong quá trình thực hiện, có gì khúc mắc anh thường hỏi cha. Hiện nhà văn vẫn nói được những từ đơn giản, trí nhớ khá tốt. Khi viết xong mỗi đoạn, anh Định tự đọc hoặc thu vào ghi âm để cho cha nghe. Có lần, anh thấy ông nằm nghe và lặng lẽ khóc.

Hiện nay bản thảo “Những chuyện Bác Hồ - Cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn” đã hoàn thành. Anh Định cho biết, bản thảo đã được Giáo sư Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp Hội đồng lý luận Trung ương đọc và viết lời giới thiệu. Trong lời giới thiệu, Giáo sư Hoàng Chí Bảo đã đưa nhận xét: “Bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều tư liệu mới vô cùng quý giá, vô cùng xúc động về Bác Hồ và lại thêm một lần nữa ta kính yêu, thương nhớ Bác, ta cảm ơn nhà văn Sơn Tùng với tất cả tấm lòng”. “Cuốn sách gia đình dự kiến xuất bản vào năm 2015”- anh Bùi Sơn Định cho biết.

Nguồn: Kiến Nghĩa - TP

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN ĐÌNH CHI
                        Hồi ký

    KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.

  • THÁI VŨ

    Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.

     

  • TỪ HỒNG QUANG     

    Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.

  • ĐÔNG HÀ   

    Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền

  • HÀ KHÁNH LINH

    Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.

  • TRẦN NGỌC TRÁC

    Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!

  • PHI TÂN

    1.
    Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Hồi ức làm ta muốn khóc...
                            (Vasiliev)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN   

    Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.

  • HÀ KHÁNH LINH   

    Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.

  • HÀ LÂM KỲ

           Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.

  • Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)

    DƯƠNG PHƯỚC THU

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    "Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.

  • Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)    

    DƯƠNG HOÀNG