BÙI NGUYÊN
Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.
Tập truyện ngắn có thể nói là đầu tay của một nhà thơ đã định hình với khá nhiều thi phẩm trình làng. Truyện, bước nhảy mang tính đột phá hay một định mệnh mà Ngô Đình Hải đã phải dấn bước trên con đường văn nghiệp của mình; nhưng với tác phẩm văn xuôi đầu tay gồm 14 truyện ngắn, cũng đã đặt định cho tác giả những bước đi vững vàng đầy bản lĩnh của một cây viết sẽ đi xa hơn từ bước chân này. Bằng lối lập ngôn và văn phong dung dị của lối văn xuôi cổ điển, sự đơn giản của ngôn ngữ, kết cấu của từng câu truyện mang đúng bản sắc Nam bộ của Ngô Đình Hải trong Ngửa đã thành công khi dẫn dắt độc giả vào thế giới nhân sinh quan của mình. Chính sự cuốn hút nhẹ nhàng, không rắm rối hay cố tình hiện đại hóa thể thức hành văn khiến độc giả dễ dàng đồng cảm với ý niệm mà tác giả muốn chuyển tải. Không ngôn ngữ đao to búa lớn, không rắm rối biện minh câu chuyện bằng những suy nghiệm cao xa khiến độc giả phải mất nhiều nghiệm tưởng.
Ngửa với hành trình đi từ mộc mạc đến đơn giản cả ý lẫn từ, cũng là một thủ thuật tạo nên không gian truyện gần gũi rất mực với đời thường, là phương tiện ngắn nhất, hiệu quả nhất để người đọc dễ dàng tiếp cận được những gì tác giả cần chuyển tải mà không bị lạc vào mê cung ngữ nghĩa. Nói như người xưa “văn dĩ tải đạo” thì Ngô Đình Hải đã rất thành công. Hiển nhiên không phải truyện ngắn nào trong số 14 truyện làm nên tập truyện cũng mang lại sự thành công, nhưng tựu trung không ít thì nhiều mỗi truyện đều đặt người đọc vào một trạng thái nào đó như hoài cảm ngậm ngùi, cay chua hay tìm thấy sự gần gủi riêng tư trong một nhân vật nào đó mà tác giả đặc tả.
Ừ thì văn chương không thể tất thị chúng, nên không lạm bàn nhiều về những ngõ ngách tâm ý của toàn tập truyện như một sự cưỡng đoạt cảm nhận của người đọc, vì vậy chỉ xin tạm xoay quanh cái truyện ngắn đã được tác giả lấy làm tiêu đề cho cả tập. Truyện Ngửa với nhân vật chính là cái cột đèn hay còn gọi là trụ điện, được tác giả nhân cách hóa, ban tặng cho nó đầy đủ những cảm xúc người. Khi tác giả ban phát chia sẻ xúc cảm, nhiệm vụ thiêng liêng là soi sáng lối đi cho nhân quần vào một khối vật chất vô hồn vô cảm, nên vô hình trung, nội tâm tác giả cũng đã bị vận vào thế giới rất thực đầy chua cay đắng chát của mọi biến thiên cuộc sống rất thực bị lộ diện trong cái ánh sáng bất di của ngọn đèn đường. Một chứng nhân cho cái khoảng sáng nhỏ nhoi tách biệt với bóng tối chung quanh. Và chỉ trong “vòng ánh sáng” hạn hẹp ấy của cái trụ đèn trong một con xóm nhỏ với một đôi tình nhân không may mắn, một gã nhà thơ, cái trụ đèn; chừng đó thôi tác giả đã ngửa ra được cả một thế giới hằng sống và nổi niềm trầm cảm riêng tư của chính mình.
B.N
(SHSDB26/09-2017)
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập ký sự - phỏng vấn “Đi và viết” của Nguyễn Linh Giang, Nxb. Thanh Niên, 2022).
LÊ THANH NGA
Tùng Bách, theo tôi, thuộc số nhà thơ có cá tính. Thơ anh không màu mè theo đuổi cuộc cách tân tưng bừng hiện nay, cũng không khư khư ôm lấy những cách thể sáng tác có phần cũ nhàm nhân danh truyền thống. Anh có một lối viết riêng, rất khó lẫn. Tôi gọi đó là phong cách dân gian hiện đại.
BÙI VIỆT PHƯƠNG
Cụm từ “giá trị văn học” luôn chiếm một tần suất rất lớn trong các bài viết mang tính tổng kết, khái quát hay các bài viết phản ánh, phê bình.
PHẠM PHÚ PHONG
Nam Trân - Nguyễn Học Sỹ chỉ ở Huế hai lần, trong khoảng thời gian không dài.
PHONG LÊ
Là một trong số ít các kiện tướng của phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư còn là người viết văn xuôi - như Xuân Diệu với Phấn thông vàng; từ thơ và văn xuôi lại chuyển sang hoạt động sân khấu, trong tư cách người viết kịch bản và lãnh đạo ngành sân khấu Việt Nam sau 1945 - như Thế Lữ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Nhân ngày giỗ nhà thơ Thanh Hải (12. 80 - 12.1994)
ĐÀO TUẤN ẢNH
Hầu như tất cả các nhà thơ trên đời đều có một miền quê ruột thịt để yêu thương, ca ngợi. Quê hương luôn là hồn cốt, là trục chính trong sáng tác của họ, mọi thứ khác đều là những hành tinh xoay xung quanh nó.
TÔ NHUẬN VỸ
Nhận tập sách do anh Lê Đình Bân tặng, một kết quả từ tấm lòng, công sức, tài chính.. của anh và bạn bè đồng chí "thế hệ khởi nghĩa” của anh, tôi hết sức cảm kích nhưng không biết đến bao giờ mới... đọc xong nó.
TÔN NỮ DUNG
Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998) tài hoa và khác thường. Có thể nói, cả một đời ông là một cuộc rong chơi: rong chơi trong đời sống, trong tư tưởng, trong sáng tạo, trong giao lưu văn hóa và rong chơi cả trong cõi tình, cõi mộng ở tận cùng của kiếp nhân sinh cho đến lúc đi về với cõi vĩnh hằng.
LÊ THỊ HƯỜNG
“Không có ngày, không có đêm, không có phần đời nào của chúng ta. Không có ký ức hay mơ ước. Chỉ có nỗi buồn của em đã trở nên bất động, như một thiên thu không có khoảnh khắc, như một cơn mưa không có trời để rơi”.
LÊ ĐÌNH SƠN
Lý Bạch (701-762), nhà thơ lớn đời Đường. Đề tài trong thơ Lý Bạch rất phong phú: thiên nhiên, tâm trạng, tình bạn, tình yêu...
VŨ QUỐC VĂN
Gặp rồi quen, thành bạn vong niên với anh từ lúc nào tôi chẳng nhớ. Chiến tranh kết thúc, anh dấn thân hành nghiệp viết trả nợ đời. Còn tôi, về lại Hải Phòng nơi đất mẹ sinh ra.
Phóng viên TCSH: Hình như từ trước có một sự gợi ý của ai chăng, công trình anh đang làm: Một thế kỷ thơ Việt?
HỒ THẾ HÀ
(Đọc Mỗi lần đọc lại một lần mới của Dương Phước Thu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2021)
YÊN CHÂU
PHONG LÊ
Nhân 50 năm ngày mất nhà văn Thạch Lam (1942-1992)