BÙI NGUYÊN
Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.
Tập truyện ngắn có thể nói là đầu tay của một nhà thơ đã định hình với khá nhiều thi phẩm trình làng. Truyện, bước nhảy mang tính đột phá hay một định mệnh mà Ngô Đình Hải đã phải dấn bước trên con đường văn nghiệp của mình; nhưng với tác phẩm văn xuôi đầu tay gồm 14 truyện ngắn, cũng đã đặt định cho tác giả những bước đi vững vàng đầy bản lĩnh của một cây viết sẽ đi xa hơn từ bước chân này. Bằng lối lập ngôn và văn phong dung dị của lối văn xuôi cổ điển, sự đơn giản của ngôn ngữ, kết cấu của từng câu truyện mang đúng bản sắc Nam bộ của Ngô Đình Hải trong Ngửa đã thành công khi dẫn dắt độc giả vào thế giới nhân sinh quan của mình. Chính sự cuốn hút nhẹ nhàng, không rắm rối hay cố tình hiện đại hóa thể thức hành văn khiến độc giả dễ dàng đồng cảm với ý niệm mà tác giả muốn chuyển tải. Không ngôn ngữ đao to búa lớn, không rắm rối biện minh câu chuyện bằng những suy nghiệm cao xa khiến độc giả phải mất nhiều nghiệm tưởng.
Ngửa với hành trình đi từ mộc mạc đến đơn giản cả ý lẫn từ, cũng là một thủ thuật tạo nên không gian truyện gần gũi rất mực với đời thường, là phương tiện ngắn nhất, hiệu quả nhất để người đọc dễ dàng tiếp cận được những gì tác giả cần chuyển tải mà không bị lạc vào mê cung ngữ nghĩa. Nói như người xưa “văn dĩ tải đạo” thì Ngô Đình Hải đã rất thành công. Hiển nhiên không phải truyện ngắn nào trong số 14 truyện làm nên tập truyện cũng mang lại sự thành công, nhưng tựu trung không ít thì nhiều mỗi truyện đều đặt người đọc vào một trạng thái nào đó như hoài cảm ngậm ngùi, cay chua hay tìm thấy sự gần gủi riêng tư trong một nhân vật nào đó mà tác giả đặc tả.
Ừ thì văn chương không thể tất thị chúng, nên không lạm bàn nhiều về những ngõ ngách tâm ý của toàn tập truyện như một sự cưỡng đoạt cảm nhận của người đọc, vì vậy chỉ xin tạm xoay quanh cái truyện ngắn đã được tác giả lấy làm tiêu đề cho cả tập. Truyện Ngửa với nhân vật chính là cái cột đèn hay còn gọi là trụ điện, được tác giả nhân cách hóa, ban tặng cho nó đầy đủ những cảm xúc người. Khi tác giả ban phát chia sẻ xúc cảm, nhiệm vụ thiêng liêng là soi sáng lối đi cho nhân quần vào một khối vật chất vô hồn vô cảm, nên vô hình trung, nội tâm tác giả cũng đã bị vận vào thế giới rất thực đầy chua cay đắng chát của mọi biến thiên cuộc sống rất thực bị lộ diện trong cái ánh sáng bất di của ngọn đèn đường. Một chứng nhân cho cái khoảng sáng nhỏ nhoi tách biệt với bóng tối chung quanh. Và chỉ trong “vòng ánh sáng” hạn hẹp ấy của cái trụ đèn trong một con xóm nhỏ với một đôi tình nhân không may mắn, một gã nhà thơ, cái trụ đèn; chừng đó thôi tác giả đã ngửa ra được cả một thế giới hằng sống và nổi niềm trầm cảm riêng tư của chính mình.
B.N
(SHSDB26/09-2017)
NGUYỄN TRỌNG TẠO
1.
Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.
LÊ MINH PHONG
(Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)
TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG
Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.
MỘC MIÊN (*)
Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.
(Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)
Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.
LÊ MINH PHONG
(Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.
BÙI KIM CHI
“Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).
TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI
Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.
NGUYỄN THẾ QUANG
Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.
NGUYỄN HỮU SƠN
Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.
NGUYÊN QUÂN
Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.
TUỆ AN
Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.
NGUYỄN THỊ THANH LƯU
Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.
MAI VĂN HOAN
Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.