Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Con đường khổ, mịt mù gió cát mà năm xưa Đường Tam Tạng cùng các đệ tử vượt qua để tới Tây Trúc thỉnh kinh đã trở thành huyền thoại được người đời sau nhắc tới với niềm kính phục. Cuốn sách nhỏ Dõi bước Huyền Trang do các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch và biên soạn có thể xem như nhật ký hành trình của ngài.
Cuốn sách bắt đầu với việc dõi theo những bước chân của Đường Huyền Trang bắt đầu từ Trường An, nơi độc giả có thể hiểu được gia thế, tiểu sử cũng như lý do khiến ngài bước chân vào cuộc du hành.
Từ nhỏ, Pháp sư Huyền Trang (tên tục Trần Huy) đã nổi danh là thông minh đĩnh ngộ, năm 13 tuổi ngài đã xuất gia, học kinh Niết Bàn quên ăn bỏ ngủ. Năm 20 tuổi, kinh sách tại Ích Châu ngài đều đã xem qua, chỗ học kinh luận đã cùng, ngài vào kinh thành gặp gỡ các vị giảng sư để tham hỏi những điểm còn nghi vấn. Tuy nhiên có nhiều điểm giảng giải của các giảng sư mâu thuẫn nhau khiến cho Huyền Trang nảy sinh ý định qua Ấn Độ để tự mình tìm hiểu. Thoạt đầu ý định đó chưa được chấp nhận, nhưng ngài vẫn giữ vững chí nguyện, "rèn luyện sự kiên gan bền chí và sức chịu đựng, chuẩn bị cho chuyến Tây du" bắt đầu từ năm 629.
Lúc còn trên đất Trung Quốc thì đoàn của ngài bị quan quân vâng lệnh vua truy đuổi, ban ngày lẩn trốn, đêm mới dám đi. Ra khỏi Ngọc Môn Quan thì đi vào sa mạc Gobi "nhìn chỉ thấy mịt mù trời và cát, trên không bóng chim bay, dưới không bóng thú chạy", suốt bốn đêm năm ngày ngài không có lấy một giọt nước, "cổ họng khô bỏng gần như sắp chết, nằm quỵ trên sa mạc". Đệ tử đã rời bỏ ngài từ lâu, suốt 800 dặm "chỉ có mình ngài và con ngựa gầy nương nhau", "những nguy nan không bút nào tả hết" (trích sách). Nhưng đây chỉ mới là chặng hiểm nghèo thứ nhất.
Cứ như thế, ngài trải qua năm chặng hành trình gian khổ với biết bao kiếp nạn, đồng thời cũng gặp không ít kỳ tích, gồm: Trong lãnh thổ Trung Quốc (Từ Trường An đến Ngọc Môn Quan), Vùng Tân Cương: từ sa mạc Gobi đến dãy Thiên Sơn, Vùng Trung Á: phía Tây Thiên Sơn đến Kế Tân, Ấn Độ và Đường trở về.
Bên cạnh đó, tập sách này cũng ghi chép tỉ mỉ những cuộc gặp gỡ, đàm đạo giữa Pháp sư Huyền Trang cùng các vị vua, các cao tăng có duyên gặp gỡ. Những người đã khen ngợi ngài, những người đã chất vấn ngài. Ngoài ra, đây đó trong tập sách, người đọc có thể rơi lệ ngậm ngùi trước những sự tích Phật giáo, chẳng hạn sự tích Vương tử Ma-ha-tát-đỏa xả thân cứu bảy con cọp bị đói, cho đến nay "đất đai trong vùng vẫn đỏ và cây cỏ đều có sắc đỏ" như thấm máu của ngài.
Theo Bạch Tiên - vnexpress
MAI VĂN HOAN
Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
(Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:
GIÁNG VÂN
Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.
LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.
Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.
Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.
Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.
TRẦN HOÀI ANH
NGUYỄN VĂN MẠNH
Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng
MAI VĂN HOAN
Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.
Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.
Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
NHƯ MÂY
Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trích Tự truyện “Số phận không định trước”
Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.
NGÔ MINH
Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.
NGUYÊN HƯƠNG
Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.
GIÁNG VÂN
Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.