'Công chúa nhỏ' - bài học về nhân cách lớn

08:51 25/09/2014

Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.

Sách "Công chúa nhỏ" do Nguyên Tâm dịch, mới được phát hành ở Việt Nam.

Cô tiểu thư 7 tuổi Sara Crewe phải rời xa mảnh đất Ấn Độ đầy nắng để tới London xa xôi. Đại úy Crewe - cha của Sara - đã tìm cho con gái một ngôi trường tốt: trường tư thục của cô Minchin. Để Sara luôn có cuộc sống thoải mái của một nàng công chúa, Đại úy Crewe mua cho con gái một tủ áo hoành tráng đầy áo lông đắt tiền, mũ gắn lông đà điểu và cả bít tất lụa. Chúng khiến nhiều phụ nữ trong cửa hàng thời trang không khỏi ngạc nhiên. Họ nghĩ cô bé có đôi mắt luôn mở to màu xám khói và mái tóc đen hẳn phải là con gái của một vương công Ấn Độ.

Ở đây Sara sống cuộc sống của một nàng công chúa. Cô bé có hầu gái riêng, có một căn phòng rộng rãi, với phòng khách và bàn để uống trà chiều cùng các bạn. Sara đã tỏ rõ sự thông minh của mình khi có thể nói chuyện thật trôi chảy và mượt mà bằng ngoại ngữ. Là một đứa bé ngoan ngoãn, hòa đồng và dễ mến, Sara như thể một thiên thần ở trường học. Sara giúp Ermegarde trong học tập và luôn khích lệ cô bạn nhút nhát của mình. Nhờ có Sara mà Ermegarde xóa đi mặc cảm tự ti rằng mình chỉ là một đứa ngốc nghếch và béo ú. Cô bé luôn quan tâm, dỗ dành Lottie - một cô bé 4 tuổi tội nghiệp không còn mẹ. Ngay với cả Becky - phụ việc ở dưới bếp, người luôn ám đầy mùi khói và dầu mỡ, Sara cũng đối xử chân thành. Chính những điều này khiến một người phụ nữ nhỏ nhen, ích kỷ như cô Minchin không hài lòng. Nhưng vì gia tài kếch xù của Sara, người đàn bà tham lam ấy vẫn chiều chuộng cô bé hết lòng.

Vào ngày sinh nhật lần thứ 11, mọi tai họa ập đến với Sara. Cô được tin Đại úy Crewe chết vì bệnh sốt rét rừng ở Ấn Độ. Gia tài kếch xù của Sara bị mất sạch vì công việc làm ăn thất bại của bố. Giờ đây, cô chỉ là một đứa bé không người thân, không một xu dính túi. Số tiền bỏ ra để tổ chức sinh nhật cũng sẽ không có ai thanh toán. Cô Minchin vô cùng tức giận và lập tức lộ bộ mặt thật của mình. Sara tội nghiệp từ đó phải cởi bỏ những bộ quần áo đắt tiền, mặc một bộ váy đen cũ kỹ và xuống làm việc dưới bếp.

Căn phòng rộng rãi với nội thất đắt đỏ không còn nữa. Thay vào đó là căn buồng áp mái bẩn thỉu và lạnh lẽo. Nhưng bằng một nhân cách cao thượng Sara đã dũng cảm đối mặt với nghịch cảnh. Cô bé không hề van lơn hay cầu xin sự giúp đỡ. Cô bé vẫn cư xử thật nhã nhặn với tất cả mọi người: luôn lịch sự, không hề nổi xung ngay cả với những kẻ nhạo báng mình.

Sara tin rằng mình là "công chúa" nếu cư xử như một công chúa. Tuy mất đi tiền bạc nhưng Sara vẫn còn những người bạn tốt bụng như Becky, Lottie và Ermegarde. Bằng một trái tim lạc quan và yêu đời, Sara luôn tìm thấy hạnh phúc ở căn buồng áp mái cũ kỹ.

Tình cảm, sâu sắc, lay động và đầy nhân văn, Công chúa nhỏ là một kiệt tác của Frances Hodgson Burnett. Ban đầu, tác phẩm là một vở kịch được trình diễn trên sân khấu Broadway vào năm 1902. Chính sự đón nhận nhiệt tình của công chúng đã thôi thúc Burnett viết thành tiểu thuyết và ra mắt tại Mỹ vào năm 1905. Nổi tiếng thế giới với cái tên Sara Crewe, tiểu thuyết này đã 7 lần được chuyển thể thành phim với các phiên bản của Mỹ, Nga, Anh và Nhật Bản. 

Frances Hodgson Burnett viết văn từ khi 19 tuổi, nhưng mãi đến năm 30 tuổi bà mới gây được chú ý với các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ngoài Công chúa nhỏ bà còn được độc giả Việt Nam biết đến với  tiểu thuyết Khu vườn bí mật.

Nguồn: Quỳnh Anh - vnexpress

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.

  • KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)

    MAI VĂN HOAN

  • LÊ HỒ QUANG

    Nếu phải khái quát ngắn gọn về thơ của Nguyễn Đức Tùng, tôi sẽ mượn chính thơ ông để diễn tả - đấy là “nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác”.

  • NGÔ MINH

    Ở nước ta sách phê bình nữ quyền đang là loại sách hiếm. Câu chuyện phê bình nữ quyền bắt đầu từ tư tưởng và hoạt động các nhà phê bình nữ quyền Pháp thế kỷ XX.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    (Nhân đọc cuốn sách Trước nhà có cây hoàng mai - Tập tùy bút và phóng sự về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa của Minh Tự, Nxb. Trẻ, TP HCM 2016)

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.

  • Năm 1992, trong một cuộc gặp gỡ trí thức văn nghệ sĩ ở Vinh, nhà văn Ngô Thảo nói với tôi “cụ Phan Ngọc là nhà văn hoá lớn hiện nay”, lúc này ông không còn trẻ những cũng chưa già.

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Đầu năm 2002, nghĩa là sau Đổi mới khoảng mươi lăm năm, trên Tạp chí Sông Hương, có một nhà thơ nổi tiếng thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đặt câu hỏi: Liệu Nguyễn Khoa Điềm có giai đoạn bùng nổ thứ ba của thơ mình hay không? Chắc chắn sẽ rất khó. Nhưng người đọc vẫn hy vọng*.

  • NGỌC BÁI

    (Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant)

  • HOÀNG DIỆP LẠC

    Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    Cô Kiều của Nguyễn Du từ khi xuất hiện trong văn chương Việt Nam đã nhận bao tiếng khen lời chê, khen hết lời và chê hết mực, nhưng cô vẫn sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt, từ bậc thức giả đến kẻ bình dân, xưa đã vậy mà nay cũng vậy.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Bước chân vào con đường nghiên cứu văn học và hòa mình vào trào lưu lý thuyết đang trở nên thời thượng, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), nhưng Phan Tuấn Anh không biến nó thành cái “mác” để thời thượng hóa bản thân.

  • PHAN ĐĂNG NHẬT

    1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp Phan Đăng Lưu
    Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902, tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; con cụ Phan Đăng Dư và cụ bà Trần Thị Liễu.

  • KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ (1946 - 2016)    

    PHẠM PHÚ PHONG

  • HỒ THẾ HÀ

    Nguyên Quân song hành làm thơ và viết truyện ngắn. Ở thể loại nào, Nguyên Quân cũng tỏ ra sở trường và tâm huyết, nhưng thơ được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ hơn.

  • LA MAI THI GIA

    Những ngày cuối năm, Sài Gòn bỗng dưng cũng khác, sáng sớm khi băng qua cầu Thủ Thiêm vốn đã quá quen, tôi khẽ rùng mình khi làn gió lành lạnh từ dưới sông Sài Gòn thổi lên, hơi sương nhè nhẹ tỏa ra bao bọc cả mặt sông mờ ảo, bất chợt thấy lòng ngẩn ngơ rồi lẩm bẩm một mình “Sài Gòn hôm nay khác quá!”

  • PHAN HỨA THỤY

    Thời gian gần đây ở Huế, việc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung đã trở thành một vấn đề sôi động.

  • LÃ NGUYÊN

    Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử cụ thể.

  • Chúng ta đã được biết đến, và đây là phương diện chủ yếu, về một Nguyễn Bính thi sĩ, và không nhiều về một Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957)1.

  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.