Tác phẩm mới tháng 7/2012

16:09 16/07/2012

@ Thúc Tề (Lãng Tử) sinh ngày 17.10.1916 tại Huế. “Là nhà thơ lãng mạn với Trăng mơ, là nhà văn hiện thực với Nợ văn, cuối cùng chết cái chết của một liệt sĩ cách mạng, cuộc đời Thúc Tề tuy éo le ly kỳ, nhưng vẫn phù hợp với phép biện chứng của vận động lịch sử và diễn biến tâm hồn con người” (Hoài Anh).

Tập sách tái bản lần thứ 2 Nợ văn (Nxb Lao động, 2012) được chia làm 3 phần: Phần 1 là Thân thế - Sự nghiệp - Cái chết của Thúc Tề, phần 3 là Một số bài viết về Thúc Tề; phần tác phẩm nằm giữa gồm mục Văn 50 trang và Thơ với chỉ 2 bài; trong đó bài Trăng mơ được tuyển vào Thi nhân Việt Nam, nên ông thường được gọi là “nhà thơ một bài”. Gs. Đinh Xuân Lâm đã có lời bình rất hay về bài thơ này: “điệu thơ buồn lê thê kéo dài trên trang sách, với những hình ảnh tiêu biểu về sông Hương thở dài trong đêm thu đầy sương, với tiếng nhạc dịu dàng lan tỏa dưới vầng trăng lạnh. Tất cả gợi lên một niềm cô tịch sâu lắng, một cảm giác rùng rợn ma quái, đến nỗi khi trời chuyển sáng, điệu hát xuân đã vang ngân mà cảnh và người trong đó vẫn không sao vui lên được”. Nợ văn của Thúc Tề gồm 10 phóng sự, mà thực ra có thể gọi đó là 10 bài ký, đăng trên báo Mai ở Sài Gòn năm 1938 và Nxb Tân Việt in thành sách năm 1941. “Nợ văn của Thúc Tề nói lên một cách da diết cái khổ của nghề văn đất nước ta thời thực dân phong kiến” (Nguyễn Xuân Sanh).


@ Tập ký sự của Nguyễn Trọng Tân với khổ sách bỏ túi (10,5x17; Nxb Hội Nhà văn) với 164 trang Ký ức không yên về chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tàn ác và là một thảm họa đáng quên của nhân loại. “Chỉ trong 24 giờ đầu nắm quyền, chế độ Pôn - pốt đã lộ mặt lũ quỷ khát máu, dìm đất nước Campuchia trong địa ngục trần gian, thi hành một chế độ cai trị quái đản nhất giữa một thế giới văn minh tiến bộ”. Trên chiêu bài “thanh lọc nhân dân mình”, gần 3 triệu người đã bị sát hại một cách man rợ oan khuất. Kỳ quan của thế giới một thuở ngập chìm trong tang tóc; máu và nước mắt ngấm cả vào đền đài di sản mà đến nay chưa hẳn đã gội sạch.


@ Tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong là một giáo viên; niềm đam mê nghiên cứu văn hóa đã khiến anh làm được nhiều việc ý nghĩa hơn cho vùng đồi núi A Lưới. Nhiều công trình của anh được đánh giá cao bởi tính cấp thiết của những vỉa tầng văn hóa đang dần mai một, thất lạc và bào mòn trước thời gian. Gần đây anh đã cùng với Ta Dưr Tư sưu tầm và biên soạn cuốn Truyện cổ Pacô (Nxb Thuận Hóa, Huế, 2011) với 18 câu chuyện vui tươi song nặng trĩu sức sống ghi theo lời kể của chính con người A Lưới. “Những câu truyện cổ của họ tất cả đều nhằm phản ánh những thói hư tật xấu trong xã hội cổ truyền. Và thông qua truyện cổ, người Pacô còn có những cách ứng xử tốt với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”. Truyện A doon là bài học nhắc nhở con người chúng ta phải đối xử tốt với thế giới động vật; truyện Ku moor Ta Ngực, Ky Nhiêr, Kân Tưi Akọ kụt lại nhắc nhở chúng ta về thái độ sống giữa người giàu với người nghèo, tình cảm cha con, vợ chồng…


@ Tác giả Phan Thanh Hải vừa in cuốn sách, theo anh chỉ là “ghi chép mang tính ngẫu hứng” về những nơi anh từng đặt chân đến trong những lần công tác tại Trung Quốc. Điều ấn tượng đầu tiên có lẽ là “các khu vườn Tô Châu luôn gợi cho tác giả cảnh sắc những khu vườn ở Huế”. Anh cũng đã có dịp chiêm ngưỡng 360 bản khắc trên đá bài thơ Phong kiều dạ bạc tại chùa Hàn Sơn; thăm Di Hòa Viên vào mùa đông “mơ màng trong sương khói bảng lảng bốc lên từ mặt băng”; đi tìm lại Viên Minh Viên - Thiên đường trên mặt đất “đã tiêu tan cùng khói lửa chiến tranh khi quân đội phương Tây tràn vào Bắc Kinh cuối thế kỷ XIX”, rồi đưa ra cảm nhận thú vị: “Viên Minh Viên, nếu đúng như tên gọi là sự toàn thiện, toàn mỹ thì làm sao có thể tồn tại trên thế gian đầy trắc trở này?!”.
Du lãm danh thắng Trung Hoa (Nxb Thuận Hóa, 2012) dày gần 200 trang khổ 12x20 được in màu giấy láng sang trọng - là một cẩm nang du lịch có sự co giãn giữa các cung bậc văn hóa. Bằng thao tác nghề nghiệp nghiên cứu lịch sử có tầm, sách không đơn thuần là save những cảm hứng du lãm của một lãng tử mà trong nó chứa nhiều tư liệu về các danh thắng khá sinh động và nghiêm xác. Đây là lợi thế của một cuốn sách mang phong cách “văn-hóa-sử”.


@ Kỳ thư của văn minh phương Đông - Kinh Dịch được xem là Âm Dương vận động với 64 quẻ và 128 tinh đẩu liên quan đến sự sống của con người. Linh khu thời mệnh lý (Nxb Tổng hợp TP HCM, 2012) “là tên gọi học thuật tử vi phương Đông, theo mục đích “văn hóa tam lịch”, gồm: “với thế giới quan là “Am lịch sự cố” (hiểu biết tốt lẽ biến hóa của vạn vật), với nhân sinh quan là “Canh lịch sự biến” (tìm cách giải quyết tốt các xáo trộn xảy ra) và thực tiễn “Luyện lịch sự tình” (điều chỉnh tốt các quan hệ giao tiếp thường ngày) để Biết mình - Hiểu người, Hài hòa cuộc sống. Do vậy cuốn sách này của tác giả Lê Hưng VKD đáng để chúng ta đọc một cách nghiêm túc và thận trọng.


@ Trong 30 năm thành lập (1982 - 2012) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã giúp Di sản Huế từ trong tình trạng “lâm nguy”, “đứng bên vực thẳm của sự quên lãng” (như lời nhận định của M’Bow - TGĐ Unesco năm 1981) trở lại tầm vóc của một di sản văn hóa tầm cỡ thế giới - “những nỗ lực chỉ có thể liên tưởng bằng các chuyện thần thoại” (nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm). Trong 30 năm, Trung tâm đã nhận Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng. Nhân dịp này, trong nhiều chương trình kỷ niệm, Trung tâm đã cho ra mắt tập sách ảnh tư liệu quý giá 30 năm bảo tồn & phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, “ấn chứng” quá trình hồi sinh và phát triển rõ nét nhất của mình. Đặc biệt sách ảnh còn có những bài thơ hay về Huế của Huy Tập (Nếu như chẳng có dòng Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi), Hải Bằng (Nghê vờn ôm bức bình phong lạnh - Bóng đổ chiều hoang xích lại gần); bài thơ Tạm biệt Huế của Thu Bồn, Tiếng chuông Thiên Mụ của vua Thiệu Trị…  

(SH281/7-12)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THUYỀN TRĂNG (thơ), tác giả Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học 2013.

  • BI KỊCH (chuyên luận), tác giả Adrian Poole, Nxb. Tri thức, 2012. Adrian Poole là giảng viên môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại đại học Cambridge. Là người đam mê nghiên cứu văn học thế kỷ 19 và 20.

  • BỬU CHỈ, ĐƯỜNG BAY NGHỆ THUẬT VÀ KÝ ỨC TRẦN GIAN, nhiều tác giả, Nxb. Hội Nhà văn 2012.

  • THƠ 2 (tuyển tập thơ nhiều tác giả), Nxb Hội Nhà văn, 2012.

  • THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC (chuyên luận), tác giả Đỗ Lai Thúy, Nxb Hội Nhà văn, 2012. Vẫn lấy Thơ làm trung tâm của mọi diễn giải, nhưng khác với các công trình trước, ở đây, Thơ được tiếp cận từ cái khác (Otherness), như một phạm trù của triết học và mỹ học.

  • TREO TÌNH TRÊN SÓNG (tiểu thuyết), tác giả Võ Ngọc Lan, Nxb Hội Nhà văn, 2012. Với thi pháp truyền thống, Treo tình trên sóng như là một thiên tự truyện về cuộc đời của một con người. Và từ đây chúng ta nhận thấy thực ra cuộc đời của một con người tự bản thân nó đã là một cuốn tiểu thuyết.

  • NHỊP ĐIỆU THỜI GIAN (thơ), tác giả Nguyễn Hồng Vinh, Nxb Văn học 2012.

  • VÀNG SON THẠCH THỦY KHÍ (truyện ngắn), tác giả Võ Thị Xuân Hà. Nxb Hội Nhà văn, 2012. Đọc văn của Võ Thị Xuân Hà chúng ta bắt gặp những nỗi buồn, những nỗi đau của thân phận con người qua cái nhìn đầy tính nhân văn của chị.

  • NHỮNG CHIẾC THUYỀN VỎ BÒNG, Tác giả Mai Văn Hoan, Nxb Thuận Hóa, 2012. Theo như “lời thưa” của thi sỹ đầu cuốn sách thì ông xem mỗi bài thơ là một chiếc thuyền vỏ bòng thả ¬trên dòng sông cuộc đời. Mai Văn Hoan đã cùng với thơ đi qua  những nỗi nhọc nhằn của cuộc sống, đã cùng với thơ cảm nhận những cung bậc khác nhau trong dòng đời không ngừng tuôn chảy.

  • TRÒ CHUYỆN TRIẾT HỌC. Tác giả Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Tri Thức, Công ty sách Thời Đại, 2012. Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn là một cái tên không hề xa lạ đối với những ai đam mê triết học Tây Phương.

  • HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN NGHỆ SĨ, VĂN NGHỆ SĨ VỚI HỒ CHÍ MINH (tập 4). Nhà xuất bản Hội Nhà văn - in 8.000 cuốn - khổ 16x 24cm - tháng 5 năm 2012.

  • NGUYỄN THỊ HOÀNG

    Thoáng qua thì tưởng chừng như chẳng có gì nơi một khoảng không nhẹ tênh và trong suốt. Lời tiếng ấy, nao lòng ấy, bày tỏ ấy thì đâu đâu cũng có từ nguồn thương mỗi người mẹ gửi cho con...

  • THIỆN TÂM

    Trong những ngày hội sách của Tp Hồ Chí Minh tháng tư vừa qua, giữa hàng ngàn cuốn sách, trong đó có những cuốn được giới thiệu rầm rộ từ nhiều tuần trước, có vẻ các cuốn sách “Đáp lời sông núi” bị chìm khuất dù chúng được giới thiệu trang trọng bằng một cái pa nô lớn trước gian hàng của NXB Trẻ.

  • @ Nhà xuất bản Đại Học Huế vừa cấp giấy phép “mở hàng” cho một tập thơ của hội viên Hội Nhà văn TT. Huế: Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng.

  • @ Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm có thể ví như một giấc thiền bị bủa vây bởi lớp ngôn từ vừa nhập hồn trở lại - hân hoan nhảy múa trên điêu tàn thời cuộc. Đến Mật ngôn (Nxb Văn học, 2012) mỗi ai muốn tiếp cảm phải tự lần tìm password từ những giấc mơ hoang phí.

  • @ Từ những suy tưởng rỗng rểnh ứ họng Lê Hưng Tiến đã liếc dao vào ý tưởng hòng ngụy tạo hoang giấc và cấu xé ngữ nghĩa.

  • @ Tập truyện ngắn và thơ Cái chết không có con người (175 trang, khổ 13x19, Nxb Văn học, 2012) có được là nhờ sự tâm huyết chung tay góp sức của bè bạn văn nghệ Huế thực hiện. Tác giả của nó - Hoàng Trọng Định là nhân vật chính của vở bi hài kịch do chính anh dàn dựng.

  • @ Là một người hoạt động âm nhạc có bề dày nhiều năm trong kháng chiến, cho đến nay đã “hơn 40 năm bổng trầm”, nhạc sĩ Mai Xuân Hòa vừa ra mắt Tuyển tập ca khúc - ca cảnh Nỗi đợi chờ.

  • @ Sau cuốn Có một con đường mòn trên biển Đông của nhà văn Nguyên Ngọc (năm 2000), đến Hải trình bí mật của những con tàu không số (2006) của Hồ Sĩ Thành hay Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển, và gần đây nhất là bộ phim do nhà văn Đình Kính chuyển thể từ tiểu thuyết Sóng chìm của mình; thì nay con đường huyền thoại này càng thêm phần sáng rõ với Cổ tích tàu không số của nhà thơ Ngô Minh Nxb Hội Nhà văn, tháng 11 năm 2011.

  • @ Có lẽ tranh Đinh Cường thuộc diện đứng đầu top sử dụng làm bìa sách, tạp chí. Thêm một bức tranh nữa của họa sĩ tài danh này vừa được trình bày bìa cho Đặc san văn học Quán văn, số đầu tiên ra mắt vào tháng mười năm nay do nhà văn Nguyên Minh làm Chủ biên (Nxb Thanh niên).