NGHỆ THUẬT HUẾ (L’Art à Hué), (Nghiên cứu), Léopold Michel Cadière, bản dịch Nguyễn Thanh Hằng Nxb. Thế Giới & Nhã Nam book, năm 2020.
Đây là một công trình đầu tiên về nghệ thuật Huế của linh mục Léopold Michel Cadière, chủ bút của tập san B.A.V.H, người dành trọn gần như cả cuộc đời của mình cho Huế. Bản đầu tiên của công trình này chính là chuyên khảo số 1 Janv-Mars, năm 1919 của B.A.V.H về nghệ thuật Kinh đô Huế. Với hơn 200 phụ bản tranh, ảnh, đồ họa của họa công, của nghệ nhân Huế đương thời, bao gồm các mô típ, họa tiết của nghệ thuật Kinh đô Huế và các tỉnh lân cận. Nghệ thuật Huế là một công trình độc lập có giá trị vượt thời gian, là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị thẩm mỹ cao.
30 NĂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DÂN GIAN THỪA THIÊN HUẾ (1991 - 2021) (Nghiên cứu), Nhiều tác giả, Nxb. Thuận Hóa, năm 2021.
Hơn 800 trang sách tổng thuật về 30 năm nghiên cứu văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung, Tây Nguyên của Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian. Công trình gồm 4 phần: Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế: những vấn đề chung; Những đặc điểm và giá trị; Bảo tổn và phát huy; và phần IV là phần mở rộng miền Trung và Tây Nguyên. Các đề tài chủ yếu về ngữ văn và lý luận văn hóa dân gian; Phong tục tập quán, lễ hội, địa chí văn hóa dân gian; Văn hóa ẩm thực, nghề cổ truyền và tri thức dân gian; Nghệ thuật tạo hình dân gian; Nghệ thuật biểu diễn dân gian... đã được nghiên cứu cụ thể, sinh động. Cùng với các công trình như Danh mục các công trình sưu tầm, nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế (2000), Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - 25 năm một hành trình (2016), Làng văn vật Thừa Thiên Huế (tập 1,2,3)...
ĐẤT THƠM, Đỗ Văn Tri (Thơ), Nxb. Đại học Huế, năm 2021
Một tập thơ dày dặn những dòng tâm tưởng về nhiều vùng đất tươi mới, dịu ngọt và đầy ánh sáng. Đó là đêm Chư Pưh “hây hây gió dã quỳ rơi”, là Gò Công “nắng sớm hoàng gia”, là “Bạc Liêu mắc nợ hẹn chờ bấy lâu” và Mỹ Sơn “Chuyển hồn tôi - gặp gỡ thiên thần”... và biết bao miền hứa của cao nguyên gió lộng, của mặt nước u buồn sóng xao, của những dấu tích còn bụi xa xăm. Tác giả Đỗ Văn Tri đã đồng vọng tiếng thơ với quê hương xứ Huế với “giọt đêm còn đọng chơi vơi bến tình”, để quặn thắt, để vướng tơ trời giữa cuộc phù sinh đầy ngậm ngùi, lưu luyến.
(SHSDB42/09-2021)
BI KỊCH (chuyên luận), tác giả Adrian Poole, Nxb. Tri thức, 2012. Adrian Poole là giảng viên môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại đại học Cambridge. Là người đam mê nghiên cứu văn học thế kỷ 19 và 20.
BỬU CHỈ, ĐƯỜNG BAY NGHỆ THUẬT VÀ KÝ ỨC TRẦN GIAN, nhiều tác giả, Nxb. Hội Nhà văn 2012.
THƠ 2 (tuyển tập thơ nhiều tác giả), Nxb Hội Nhà văn, 2012.
THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC (chuyên luận), tác giả Đỗ Lai Thúy, Nxb Hội Nhà văn, 2012. Vẫn lấy Thơ làm trung tâm của mọi diễn giải, nhưng khác với các công trình trước, ở đây, Thơ được tiếp cận từ cái khác (Otherness), như một phạm trù của triết học và mỹ học.
TREO TÌNH TRÊN SÓNG (tiểu thuyết), tác giả Võ Ngọc Lan, Nxb Hội Nhà văn, 2012. Với thi pháp truyền thống, Treo tình trên sóng như là một thiên tự truyện về cuộc đời của một con người. Và từ đây chúng ta nhận thấy thực ra cuộc đời của một con người tự bản thân nó đã là một cuốn tiểu thuyết.
NHỊP ĐIỆU THỜI GIAN (thơ), tác giả Nguyễn Hồng Vinh, Nxb Văn học 2012.
VÀNG SON THẠCH THỦY KHÍ (truyện ngắn), tác giả Võ Thị Xuân Hà. Nxb Hội Nhà văn, 2012. Đọc văn của Võ Thị Xuân Hà chúng ta bắt gặp những nỗi buồn, những nỗi đau của thân phận con người qua cái nhìn đầy tính nhân văn của chị.
NHỮNG CHIẾC THUYỀN VỎ BÒNG, Tác giả Mai Văn Hoan, Nxb Thuận Hóa, 2012. Theo như “lời thưa” của thi sỹ đầu cuốn sách thì ông xem mỗi bài thơ là một chiếc thuyền vỏ bòng thả ¬trên dòng sông cuộc đời. Mai Văn Hoan đã cùng với thơ đi qua những nỗi nhọc nhằn của cuộc sống, đã cùng với thơ cảm nhận những cung bậc khác nhau trong dòng đời không ngừng tuôn chảy.
TRÒ CHUYỆN TRIẾT HỌC. Tác giả Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Tri Thức, Công ty sách Thời Đại, 2012. Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn là một cái tên không hề xa lạ đối với những ai đam mê triết học Tây Phương.
HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN NGHỆ SĨ, VĂN NGHỆ SĨ VỚI HỒ CHÍ MINH (tập 4). Nhà xuất bản Hội Nhà văn - in 8.000 cuốn - khổ 16x 24cm - tháng 5 năm 2012.
@ Thúc Tề (Lãng Tử) sinh ngày 17.10.1916 tại Huế. “Là nhà thơ lãng mạn với Trăng mơ, là nhà văn hiện thực với Nợ văn, cuối cùng chết cái chết của một liệt sĩ cách mạng, cuộc đời Thúc Tề tuy éo le ly kỳ, nhưng vẫn phù hợp với phép biện chứng của vận động lịch sử và diễn biến tâm hồn con người” (Hoài Anh).
NGUYỄN THỊ HOÀNG
Thoáng qua thì tưởng chừng như chẳng có gì nơi một khoảng không nhẹ tênh và trong suốt. Lời tiếng ấy, nao lòng ấy, bày tỏ ấy thì đâu đâu cũng có từ nguồn thương mỗi người mẹ gửi cho con...
THIỆN TÂM
Trong những ngày hội sách của Tp Hồ Chí Minh tháng tư vừa qua, giữa hàng ngàn cuốn sách, trong đó có những cuốn được giới thiệu rầm rộ từ nhiều tuần trước, có vẻ các cuốn sách “Đáp lời sông núi” bị chìm khuất dù chúng được giới thiệu trang trọng bằng một cái pa nô lớn trước gian hàng của NXB Trẻ.
@ Nhà xuất bản Đại Học Huế vừa cấp giấy phép “mở hàng” cho một tập thơ của hội viên Hội Nhà văn TT. Huế: Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng.
@ Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm có thể ví như một giấc thiền bị bủa vây bởi lớp ngôn từ vừa nhập hồn trở lại - hân hoan nhảy múa trên điêu tàn thời cuộc. Đến Mật ngôn (Nxb Văn học, 2012) mỗi ai muốn tiếp cảm phải tự lần tìm password từ những giấc mơ hoang phí.
@ Từ những suy tưởng rỗng rểnh ứ họng Lê Hưng Tiến đã liếc dao vào ý tưởng hòng ngụy tạo hoang giấc và cấu xé ngữ nghĩa.
@ Tập truyện ngắn và thơ Cái chết không có con người (175 trang, khổ 13x19, Nxb Văn học, 2012) có được là nhờ sự tâm huyết chung tay góp sức của bè bạn văn nghệ Huế thực hiện. Tác giả của nó - Hoàng Trọng Định là nhân vật chính của vở bi hài kịch do chính anh dàn dựng.
@ Là một người hoạt động âm nhạc có bề dày nhiều năm trong kháng chiến, cho đến nay đã “hơn 40 năm bổng trầm”, nhạc sĩ Mai Xuân Hòa vừa ra mắt Tuyển tập ca khúc - ca cảnh Nỗi đợi chờ.
@ Sau cuốn Có một con đường mòn trên biển Đông của nhà văn Nguyên Ngọc (năm 2000), đến Hải trình bí mật của những con tàu không số (2006) của Hồ Sĩ Thành hay Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển, và gần đây nhất là bộ phim do nhà văn Đình Kính chuyển thể từ tiểu thuyết Sóng chìm của mình; thì nay con đường huyền thoại này càng thêm phần sáng rõ với Cổ tích tàu không số của nhà thơ Ngô Minh Nxb Hội Nhà văn, tháng 11 năm 2011.
@ Có lẽ tranh Đinh Cường thuộc diện đứng đầu top sử dụng làm bìa sách, tạp chí. Thêm một bức tranh nữa của họa sĩ tài danh này vừa được trình bày bìa cho Đặc san văn học Quán văn, số đầu tiên ra mắt vào tháng mười năm nay do nhà văn Nguyên Minh làm Chủ biên (Nxb Thanh niên).