PHAN THANH HẢI
Việc đón Tết năm mới, nhất là nơi cung điện triều đình, là lễ tiết rất quan trọng trong năm theo quan niệm truyền thống.
Vườn bà tôi ngày trước đầy hoa trái, bốn mùa xanh rợp lá cây, hầu như mọi thứ cây trên trần gian đều có trong khu vườn ấy, từ cây cỏn con bé mọn như me đất, diếp cá, rêu xanh cho đến cây cao lớn quý hiếm như giáng châu, hải đường, cổ mai, nguyệt quế… đều được có đất nơi ấy để nẩy mầm, có nắng để đơm hoa, có gió để chải mướt, có mưa để trù mật nồng nàn. Hoa trong vườn quanh năm như theo tiếng dạt dào sông nước dòng Hương trước ngõ mà hé cánh hồn nhiên.
NGUYỄN THẾ
Người Việt từ đất Bắc thiên di vào Thuận Hóa không chỉ mở mang đất đai, phát triển kinh tế mà còn có những hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
PHẠM XUÂN PHỤNG
Ngày xưa, mẹ tôi thường ru tôi bằng câu ca dao “Hải đường hữu sắc vô hương”. Mẹ tôi dạy rằng: “Hoa Hải Đường ví như cô con gái đẹp về nhan sắc mà không đẹp về phẩm hạnh, là cô gái hư.
LƯƠNG DUY CƯỜNG
Vợ tôi bảo tết này về Huế chứ, nhớ lắm rồi. Ấy là vì sau những lo toan, gom góp để giải quyết cho xong chuyện nhà cửa, con cái để tạm gọi là an cư ở Sài Gòn, giật mình đã thấy tóc bạc như sương. Mà cũng dễ gần chục năm xa nồi bánh chưng củi lửa của những chiều 30 tết quê nhà.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Cơn mưa cố xứ đầy bí ẩn và mê hoặc. Tôi sinh vào mùa mưa, mở mắt ra đã thấy mưa, mưa vào lời ru, mưa ôm lấy nôi, mưa qua chiếc nón mẹ che, mưa về trên lối mòn cỏ ướt, mưa đưa tôi đi học, mưa theo ba vào núi, mưa ướt tuổi thơ.
THÁI KIM LAN
Sáng hôm nay có hẹn với anh Tường đi uống cà phê. Đi ra ngoài trời là một ý kiến dưỡng sinh rất hay của Dũng để một người nằm lâu trên giường bệnh như anh Tường có dịp thở khí trời, nhìn thiên hạ và cỏ cây.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Ngày ba mươi tết đẹp nhất trong năm. Thời gian trôi chậm lại, bỗng đến một lúc trời trở lạnh, bóng tối đổ xuống mau. Chúng tôi không đứa nào muốn rời khỏi bếp lửa ngoài sân, nơi nồi bánh tét sôi sùng sục, lửa nóng rát mặt vì đun bằng gốc tre to, cháy đượm.
NHỤY NGUYÊN
Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Cảm tưởng những khoảnh khắc cuối năm ở Huế như một hoàng hôn trắng mưa và cứ thế mà kéo dài ra mãi.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Hai mươi năm trước, tôi về thăm sau mười năm xa Huế, bạn bè còn nguyên vẹn. Nhưng cứ vài ba năm về thăm Huế một lần, bạn bè cứ lần lượt “hao” dần. Số ra đi lập nghiệp xa xứ thì ít so với số anh em lần lượt lên ngồi bàn thờ ăn Tết với ông bà.
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
Ở miền Bắc nước ta, hoa đào được xem là hình ảnh và linh hồn của mùa Xuân.
VÕ NGỌC LAN
Mỗi lần đi đến vùng quê nào đó, ngắm những hàng tre bao bọc quanh làng là hình ảnh làng quê, chốn cũ lại hiện về day dứt.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số trên đất nước ta đều có những lễ hội riêng của mình, trong đó có lễ tết. Cho dù tết lớn hay tết nhỏ thì cả cộng đồng đều tham gia bằng sức người và sức của để sau một năm làm lụng vất vả, sau một vụ mùa bội thu để nhìn lại và hướng tới một năm mới.
BÙI KIM CHI
Hạ đứng mơ màng trên công viên Sông Phố bên bờ sông Đồng Nai hiền hòa bốn mùa nước trôi lặng lẽ. Trước mắt Hạ trời, mây, nước hòa quyện vào nhau bồng bềnh, phiêu lãng.
Y THI
Xem trong bếp, biết nết đàn bà; Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp... là những câu tục ngữ xưng tụng vai trò người phụ nữ, nhân vật trung tâm của cái bếp ngày xưa. Gắn bó mật thiết với chuyện bếp núc, trong tâm thức của người Việt còn có bóng dáng của ba nhân vật khác, gọi tắt là Táo quân.