Chân dung Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Minh Khuê... được khắc họa trên trang viết trong trẻo của nhà thơ.
Trong hơn 30 năm văn nghiệp, Ý Nhi chỉ viết hai tập văn xuôi, Kỷ niệm không có mưa là một trong số đó. Qua từng trang sách, người đọc có thể như đứa trẻ rón rén bước vào một căn phòng đầy ứ những kỷ niệm, một chốn rất riêng tư, vừa trong trẻo và nghiêm cẩn, như thể một tiếng hắt hơi cũng đủ thất lễ vì đã phá tan vẻ tĩnh tại của không gian ấy.
Ý Nhi vẫn là người đàn bà ngồi đan trong căn phòng, mưa nắng thời gian đi qua ngoài kia. Bà ngồi đan dệt lại những kỷ niệm những hồi ức, như cái cách những người phụ nữ du mục vẫn kể lại các câu chuyện của bộ tộc mình trên những tấm thảm dệt. Trên tấm thảm được đan dệt tỉ mẩn của Ý Nhi, ta có thể gặp, ở một phía chân dung của Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Trinh Đường, Khương Hữu Dụng, Xuân Sách, Hoàng Trung Thông, Bùi Giáng... - những nhà văn tiền bối được bà hết mực kính trọng về tài năng cũng như nhân cách sống. Ở một phía khác là chân dung của những người bạn như Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Minh Khuê, Ngô Thị Kim Cúc, Tô Thùy Yên... Họ tạo nên văn chương một thời, họ làm một giai đoạn sống dậy, cửa quậy bằng tài năng của họ, bằng nhịp thở trong cái không khí khuôn phép.
![]() |
Nhà thơ Ý Nhi. |
Ý Nhi luôn viết về những nhà văn đồng nghiệp bằng đôi mắt của nhà phê bình và trái tim của một người bạn. Có lẽ với bà, văn chương là một phần của con người. Đôi mắt nhà phê bình đã giúp Ý Nhi nhìn ra được những điều nhỏ bé trong các tác phẩm, không thiên kiến, không tâng bốc, luôn luôn duy trì một sự nhũn nhặn, dẫn dắt người đọc không chỉ vào không gian của kỷ niệm mà còn vào thi giới. Trong tim bà, những người bạn lúc nào cũng chân thành, thân thiết như người một nhà, dẫu ngăn cách nhau bởi khoảng cách địa lý, bởi âm dương vẫn trọn một thứ tình ấm áp mà thiết tha. Bùi Giáng qua ngòi bút của bà trở nên tỉnh táo, tỉnh táo trong cuộc thế đảo điên. Hay một Xuân Quỳnh nồng ấm, dữ dội trong thơ, lại có nét tinh nghịch, thích trêu đùa...
Đối với Ý Nhi, kỷ niệm không có mưa, cho nên lúc nào mọi thứ cũng trong trẻo, ngập nắng. Có nỗi buồn, có những điều tiếc nuối, nhưng không có giận hờn oán trách. Các nhân vật được Ý Nhi vẽ ra với đầy đủ những nét chân phương đời sống, từ cái đời sống chân phương đó, họ vẫn viết lên những tác phẩm làm lay động biết bao độc giả.
Trong một tập hợp không thuần nhất, được tạo thành từ những bài viết rải rác suốt nhiều năm của Ý Nhi, Kỷ niệm không có mưa vẫn kiến tạo được một không khí chung, hòa quyện, nơi ta được thấy không chỉ những khuôn mặt của một thời, mà còn thấy thời gian phôi pha đã lướt đi qua không gian rộng lớn trong tâm tưởng. Đó là không gian của Ý Nhi và những người cùng thời với bà đã sống, đã viết, viết với tất cả sự chân thành, vượt lên trên những niềm đau khổ, viết để cho mình, cho mọi người.
Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!, Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.
Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.
Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.
Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.
Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.
Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8.
Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).
Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.
Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...
Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.
Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.
Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.
Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.
Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời, Trên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.
Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.
Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.