Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.
Niềm vui của trẻ em nông thôn
Chất chưa song hành với lượng
Theo số liệu thống kê cả nước hiện có khoảng trên 100 đơn vị phát hành xuất bản phẩm, với khoảng 13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, siêu thị, điểm cho thuê, mua bán sách; gần 300 công ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân kinh doanh xuất bản phẩm. Tuy nhiên, những đơn vị phát hành sách này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, còn các đơn vị phát hành sách ở các địa phương, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa đang ngày càng thu hẹp. Bởi thực tế trẻ em ở miền núi, kể cả bộ phận các em chưa sõi tiếng Việt, nhưng các em vẫn có nhu cầu xem sách, đặc biệt là truyện tranh về các truyền thuyết dân gian, các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc, các tấm gương hiếu thảo, các sách truyện cổ tích, truyện lịch sử, giáo dục về tác hại của các tệ nạn xã hội như uống rượu, hút thuốc phiện… và sách bằng tiếng dân tộc của các em. Thậm chí việc trẻ em nông thôn, miền núi ít đọc sách, một phần vì do thiếu sách, một phần khác vì do các em phải đọc những cuốn sách không phù hợp, nên không thích đọc.
Phân tích về thực trạng này, theo ông Phạm Thế Khang- Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, nguyên nhân là do khi cổ phần hóa, các đơn vị phát hành lo doanh thu và lợi nhuận, nên chỉ chú trọng đến thị trường ở các thành phố lớn, mà không chú trọng đến mảng sách cho trẻ em nông thôn miền núi, cũng không quan tâm đến việc phát hành sách đến miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cũng theo ông Khang sau khi tìm hiểu thì nhiều gia đình ở nông thôn, miền núi chưa có ý thức rèn luyện cho con thói quen đọc sách, chưa có ý thức mua sách thường xuyên cho con, nhiều gia đình thì không đủ điều kiện để có thể mua sách cho con…
Cùng với việc chương trình mục tiêu quốc gia về trang bị sách cho các thư viện huyện ở vùng sâu, vùng xa đã không còn được duy trì, các thư viện công cộng cấp huyện, xã không được cung cấp sách thường xuyên, chính vì vậy, mà sách về nông thôn ngày càng ít. Thiếu sách, dẫn đến tình trạng các em thiếu nhi không có cơ hội biết yêu thích việc đọc sách, đồng thời cũng ngày càng kéo dài khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi. Đơn cử, một thực trạng đáng ngại, không chỉ mạng lưới phát hành sách ở nông thôn, miền núi bị thu hẹp, mà hệ thống thư viện ở các trường học ở nông thôn, miền núi hầu như chỉ có sách giáo khoa, thậm chí sách giáo khoa cũng không đủ cho học sinh mượn học.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của rất nhiều địa phương dù đã tiến hành trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm VHTT cấp xã, phường hay thậm chí là các bưu điện văn hóa xã… đều là những thiết chế văn hóa có thể tạo dựng không gian đọc công cộng để người dân đên tới đọc, mượn sách và truy cập thông tin miễn phí. Thế nhưng sau một thời gian rầm rộ, những nơi này đều trở nên… đìu hiu, vắng vẻ.
Đem vấn đề này trao đổi với bà Vũ Dương Thúy Ngà- Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) cũng thừa nhận hiện nay các thư viện công cộng cũng như thư viện trường học ở miền núi vẫn còn khó khăn vì thiếu sách. Một phần do điều kiện bổ sung tài liệu từ nhà trường và thư viện công cộng hạn chế. Bên cạnh đó, do chương trình mục tiêu quốc gia về việc trang bị sách cho các thư viện huyện ở vùng sâu, vùng xa đã không còn được duy trì. Chính vì vậy, ngoài sự cung cấp của Nhà nước, các thư viện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu đầu sách.
Bài học từ cộng đồng
Có thể thấy việc triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đặc biệt với vùng nông thôn, miền núi đang đứng trước vô vàn những thách thức. Tuy nhiên, bằng việc xuất hiện nhiều phong trào thiện nguyện vì cộng đồng, trong đó có phong trào đưa sách về nông thôn đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả. Trong nhiều năm nay, các mô hình tủ sách nối tiếp nhau ra đời phù hợp với nhiều vùng nông thôn khác nhau và ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội, như mô hình Tủ sách dòng họ, Tủ sách phụ huynh, Không gian đọc, thư viện trong khuôn viên chùa...
Nổi bật là dự án “Sách hóa nông thôn” của anh Nguyễn Quang Thạch, trong vòng hơn 10 năm, Nguyễn Quang Thạch cùng những người đồng sự của mình đã xây dựng được gần 10.000 tủ sách ở nhiều tỉnh, thành. Tương tự, dự án “Tủ sách Lam Sơn” của nhóm trí thức, doanh nhân là những người con xứ Thanh hỗ trợ phát triển hệ thống thư viện sách theo mô hình “Tủ sách lớp học”, với mục tiêu tặng tủ sách cho các học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hội Doanh nhân Hải Hậu tại Hà Nội đã tự xây dựng chương trình “Tủ sách lớp học” tại Hải Hậu. Tỉnh Nam Định cũng đã phát động chương trình “Xây dựng 12.662 tủ sách lớp học ở Nam Định”, với mục tiêu phủ sách lên toàn bộ 10 huyện và thành phố của tỉnh, để các học sinh Nam Định từ mẫu giáo đến trung học đều được tiếp cận với sách phù hợp với các em...
Nhìn vào một số mô hình tủ sách hiệu quả trên có thế thấy lộ trình xây dựng tủ sách cần phải có những nguyên tắc chung như xác định đối tượng phục vụ chính của tủ sách, địa điểm đặt tủ sách, người quản lý, vấn đề tự bổ sung nguồn sách và hiệu ứng nhân rộng các mô hình. Bên cạnh đó, phong trào này cũng cần sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, nhất là sự quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan như thư viện, giáo dục trong việc hỗ trợ nguồn vật chất, tạo điều kiện về cơ chế để các mô hình tủ sách hoạt động hiệu quả.
Theo Minh Sơn - ĐĐK
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.