Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.
Niềm vui của trẻ em nông thôn
Chất chưa song hành với lượng
Theo số liệu thống kê cả nước hiện có khoảng trên 100 đơn vị phát hành xuất bản phẩm, với khoảng 13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, siêu thị, điểm cho thuê, mua bán sách; gần 300 công ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân kinh doanh xuất bản phẩm. Tuy nhiên, những đơn vị phát hành sách này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, còn các đơn vị phát hành sách ở các địa phương, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa đang ngày càng thu hẹp. Bởi thực tế trẻ em ở miền núi, kể cả bộ phận các em chưa sõi tiếng Việt, nhưng các em vẫn có nhu cầu xem sách, đặc biệt là truyện tranh về các truyền thuyết dân gian, các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc, các tấm gương hiếu thảo, các sách truyện cổ tích, truyện lịch sử, giáo dục về tác hại của các tệ nạn xã hội như uống rượu, hút thuốc phiện… và sách bằng tiếng dân tộc của các em. Thậm chí việc trẻ em nông thôn, miền núi ít đọc sách, một phần vì do thiếu sách, một phần khác vì do các em phải đọc những cuốn sách không phù hợp, nên không thích đọc.
Phân tích về thực trạng này, theo ông Phạm Thế Khang- Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, nguyên nhân là do khi cổ phần hóa, các đơn vị phát hành lo doanh thu và lợi nhuận, nên chỉ chú trọng đến thị trường ở các thành phố lớn, mà không chú trọng đến mảng sách cho trẻ em nông thôn miền núi, cũng không quan tâm đến việc phát hành sách đến miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cũng theo ông Khang sau khi tìm hiểu thì nhiều gia đình ở nông thôn, miền núi chưa có ý thức rèn luyện cho con thói quen đọc sách, chưa có ý thức mua sách thường xuyên cho con, nhiều gia đình thì không đủ điều kiện để có thể mua sách cho con…
Cùng với việc chương trình mục tiêu quốc gia về trang bị sách cho các thư viện huyện ở vùng sâu, vùng xa đã không còn được duy trì, các thư viện công cộng cấp huyện, xã không được cung cấp sách thường xuyên, chính vì vậy, mà sách về nông thôn ngày càng ít. Thiếu sách, dẫn đến tình trạng các em thiếu nhi không có cơ hội biết yêu thích việc đọc sách, đồng thời cũng ngày càng kéo dài khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi. Đơn cử, một thực trạng đáng ngại, không chỉ mạng lưới phát hành sách ở nông thôn, miền núi bị thu hẹp, mà hệ thống thư viện ở các trường học ở nông thôn, miền núi hầu như chỉ có sách giáo khoa, thậm chí sách giáo khoa cũng không đủ cho học sinh mượn học.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của rất nhiều địa phương dù đã tiến hành trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm VHTT cấp xã, phường hay thậm chí là các bưu điện văn hóa xã… đều là những thiết chế văn hóa có thể tạo dựng không gian đọc công cộng để người dân đên tới đọc, mượn sách và truy cập thông tin miễn phí. Thế nhưng sau một thời gian rầm rộ, những nơi này đều trở nên… đìu hiu, vắng vẻ.
Đem vấn đề này trao đổi với bà Vũ Dương Thúy Ngà- Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) cũng thừa nhận hiện nay các thư viện công cộng cũng như thư viện trường học ở miền núi vẫn còn khó khăn vì thiếu sách. Một phần do điều kiện bổ sung tài liệu từ nhà trường và thư viện công cộng hạn chế. Bên cạnh đó, do chương trình mục tiêu quốc gia về việc trang bị sách cho các thư viện huyện ở vùng sâu, vùng xa đã không còn được duy trì. Chính vì vậy, ngoài sự cung cấp của Nhà nước, các thư viện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu đầu sách.
Bài học từ cộng đồng
Có thể thấy việc triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đặc biệt với vùng nông thôn, miền núi đang đứng trước vô vàn những thách thức. Tuy nhiên, bằng việc xuất hiện nhiều phong trào thiện nguyện vì cộng đồng, trong đó có phong trào đưa sách về nông thôn đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả. Trong nhiều năm nay, các mô hình tủ sách nối tiếp nhau ra đời phù hợp với nhiều vùng nông thôn khác nhau và ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội, như mô hình Tủ sách dòng họ, Tủ sách phụ huynh, Không gian đọc, thư viện trong khuôn viên chùa...
Nổi bật là dự án “Sách hóa nông thôn” của anh Nguyễn Quang Thạch, trong vòng hơn 10 năm, Nguyễn Quang Thạch cùng những người đồng sự của mình đã xây dựng được gần 10.000 tủ sách ở nhiều tỉnh, thành. Tương tự, dự án “Tủ sách Lam Sơn” của nhóm trí thức, doanh nhân là những người con xứ Thanh hỗ trợ phát triển hệ thống thư viện sách theo mô hình “Tủ sách lớp học”, với mục tiêu tặng tủ sách cho các học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hội Doanh nhân Hải Hậu tại Hà Nội đã tự xây dựng chương trình “Tủ sách lớp học” tại Hải Hậu. Tỉnh Nam Định cũng đã phát động chương trình “Xây dựng 12.662 tủ sách lớp học ở Nam Định”, với mục tiêu phủ sách lên toàn bộ 10 huyện và thành phố của tỉnh, để các học sinh Nam Định từ mẫu giáo đến trung học đều được tiếp cận với sách phù hợp với các em...
Nhìn vào một số mô hình tủ sách hiệu quả trên có thế thấy lộ trình xây dựng tủ sách cần phải có những nguyên tắc chung như xác định đối tượng phục vụ chính của tủ sách, địa điểm đặt tủ sách, người quản lý, vấn đề tự bổ sung nguồn sách và hiệu ứng nhân rộng các mô hình. Bên cạnh đó, phong trào này cũng cần sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, nhất là sự quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan như thư viện, giáo dục trong việc hỗ trợ nguồn vật chất, tạo điều kiện về cơ chế để các mô hình tủ sách hoạt động hiệu quả.
Theo Minh Sơn - ĐĐK
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.
Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.
Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.
Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.
Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...
Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.
Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.
Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.
Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...
VĨNH AN
Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
“Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.
Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.