NGUYỄN THANH TÙNG
Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.
Ảnh: internet
Tác giả phân tích tác động quyết định của giáo dục gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người. Tác động đó là hiển nhiên, xưa nay chưa thấy ai phủ nhận. Điều phát hiện của tác giả là ở chỗ ông viết: "Nếu đúng cuộc đời mỗi con người thường khó tránh khỏi tác động của bốn nhân vật quan trọng nhất là người mẹ, người vợ (chồng), người thầy, người bạn, thì rõ ràng người mẹ và người vợ thuộc diện gia đình, còn người thầy thuộc diện nhà trường, người bạn thuộc diện xã hội. Như thế đủ thấy bằng những tình cảm gia đình thiêng liêng để thực hiện tốt sự giáo dục gia đình là quan trọng biết nhường nào. "Điều hơi lạ là tác giả không nói đến người cha. Phải chăng vì ông cho rằng tác động của người cha là hiển nhiên, nhắc đến là thừa? Hay vì ông muốn nhấn mạnh tác động của "tình cảm gia đình thiêng liêng" mà nhân vật đại diện và ban phát là người mẹ chứ không phải là người cha? Nhưng dù nghĩ thế nào đi nữa thì khi nói đến tình cảm gia đình, giáo dục gia đình mà không nhắc đến người cha là không thể được, vì đó là nhân vật trụ cột. Vai trò giáo dục của người cha là hết sức cần thiết, không chỉ khi con cái đang ở tuổi thiếu nhi mà nhất là khi chúng đã trở thành người thanh niên. Trong phương châm giáo dục trẻ con, chúng ta chỉ chú trọng những nhân tố mang tính chất xã hội, bỏ qua các nhân tố có tính chất gia đình, và chúng ta đang gánh chịu hậu quả của sự lệch lạc đó.
Lâu nay chúng ta nói và viết nhiều về thanh thiếu niên hư hỏng mà không thấy, chính không ít bố mẹ của thanh thiếu niên, là những người trong độ trung niên cũng hư hỏng. Tôi chưa nói đến cái hư của họ về mặt xã hội, trước tiên tôi nói đến cái tội bất hiếu của họ đối với cha mẹ. Chắc nhiều người còn nhớ nhân vật trong một vở kịch đã nói với cha đẻ nó: "Ông không phải là bố tôi" chỉ vì hắn muốn cướp cái nhà của ông ta và chắc cũng chưa quên chuyện "Một ông già tội nghiệp" (đăng ở một tờ báo chủ nhật ở Hà Nội) đã uất lên và lăn đùng ra chết vì bị con dâu mất dạy buộc cho ông lấy chiếc nhẫn vàng của nó mà thằng chồng khốn nạn câm miệng hến, không một lời la mắng vợ đã xúc phạm đến cha mình, một ông già trí thức về hưu suốt cuộc đời đã hy sinh tất cả cho con cháu. Và xin đừng tưởng đó chỉ là những chuyện hư cấu hoặc là những chuyện cường điệu. Hàng ngũ những trung niên, nam nữ bất hiếu với cha mẹ ở đâu cũng có và không hiếm lắm đâu. Mất hết lý tưởng chính trị xã hội, không hề biết lý tưởng đạo đức là gì, họ quay quắt chạy theo tiền tài danh vọng, sống ích kỷ cao độ, đầu óc hoàn toàn xa lạ với các khái niệm trung hiếu, biết ơn, không hiếm trường hợp họ phản cha phản mẹ. Và cũng không hiếm những gia đình ở đó phát sinh mâu thuẫn khá gay gắt giữa cha và con - vì quan điểm chính trị tư tưởng: cha thì chống quan liêu, độc đoán chuyên quyền, tiêu cực, tham nhũng, con thì ở trong bộ máy, làm cán bộ, làm cấp ủy, sống buông thả, đầu óc do tư tưởng cơ hội chi phối, động cơ hành động là lợi ích bản thân, xa lạ với khái niệm trách nhiệm chính trị trước dân trước Đảng. Xung đột thế hệ ở đây không phải do thái độ cố chấp của người già trước xu hướng theo cái mới của người trẻ, mà là sự xung khắc giữa quan điểm lập trường cách mạng của các ông cha với chủ nghĩa cơ hội của các đứa con. Có người nói đây là mâu thuẫn đối kháng giữa trung và nịnh. Đã có trường hợp cha không đuổi con ra khỏi nhà mình được đành phải bỏ nhà ra đi. Nhưng cũng cần phải nói điều ngược lại là có những người con đã trưởng thành, đã trở thành người lớn, người cán bộ trong bộ máy Nhà nước, bỏ nhà bố mẹ ra đi, đoạn tuyệt với gia đình. Lôgic của cuộc sống trong một xã hội đang băng hoại mất hết kỷ cương tất yếu phải đẻ ra những sự đổ vỡ, những bi kịch như kia.
Nhìn bao quát xã hội ta hiện nay thì không phải chỉ có tuổi thanh thiếu niên là có nhiều người hư, phạm pháp mà tuổi trung niên cũng có, tầng lớp người lớn cũng có và khó mà nói ở đâu có tỷ lệ hư, phạm pháp cao hơn, và chắc chắn là sự phạm pháp (bị truy tố hoặc không bị truy tố) ở hai tầng sau mang tính chất nghiêm trọng hơn nhiều, vì cái hư của người lớn là thủ phạm gây nên sự băng hoại của xã hội, thanh thiếu niên chỉ là nạn nhân. Và cái nhìn bao quát kia bắt chúng ta phải thấy sự thất bại của mình trong công cuộc xây dựng con người. Cơ thể xã hội gồm có trẻ con, thanh thiếu niên, trung niên, người lớn. Chúng ta báo động, kêu cứu, muốn giáo dục, cứu vớt thanh thiếu niên, cứu riêng bộ phận thanh thiếu niên thì làm sao cứu được! Cho nên vấn đề không phải là cứu thanh thiếu niên, cứu trung niên hay cứu người lớn mà cứu con người, con người chủ thể của xã hội. Trong Chủ nghĩa xã hội dù là ở giai đoạn nào, con người phải là con người làm chủ, con người tự do, con người được tự do phát triển. Đó là một điểm căn bản của Chủ nghĩa Mác. Có thực hiện được điều đó, ta mới thực hiện được tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đó, chưa một nước nào làm được và hậu quả của tình trạng này là hết sức nghiêm trọng. Thảm kịch ở các nước Đông Âu, phân tích cho đến cùng, đó là sự nổi dậy của con người bị nô dịch hóa, không còn là mình nữa, mất hết tính tự nguyện trong sự tham gia vào công việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Con người được tạo hóa sinh ra để hưởng hạnh phúc trong tự do, không thể nào chịu đựng mãi thân phận tha hóa và sớm muộn rồi cũng phải tự giải phóng cho mình. Xã hội ta đã bắt đầu nhận thức được sự tha hóa của con người và không chậm trễ, đã nêu lên yêu cầu dân chủ hóa nền giáo dục. Đó là bước đầu, một bước căn bản, hết sức cần thiết, và cũng là một bước trở về với chủ nghĩa Mác: để cho mỗi con người phát triển tự do, ngay cả những ngày thơ ấu.
Với toàn xã hội ta, ở thời điểm này, khi ta bàn về cương lĩnh xây dựng đất nước, vấn đề chống sự tha hóa của con người, tức vấn đề dân chủ hóa, phải là vấn đề ưu tiên số một. Vấn đề phải được giải quyết không phải bằng một lời tuyên bố bằng câu bằng chữ, mà bằng sự lựa chọn một hình mẫu tổ chức Nhà nước có khả năng thực hiện một nền dân chủ thực sự: Nhà nước pháp quyền. Sự lựa chọn này thực ra cũng chỉ là một sự trở về, trở về với chủ nghĩa Mác, với tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư duy pháp quyền đã xuất hiện sớm trong lịch sử xã hội loài người. Ở Trung Hoa cổ đại, ở cổ Hy La, những bộ óc cao cả đã suy nghĩ nhiều để tìm ra phương cách cai quản con người và xã hội tốt nhất, có hiệu lực nhất. Và cho đến nay, con người cũng chưa có cách nào để quản lý xã hội tốt hơn là dựng lên một Nhà nước pháp quyền hoạt động với một hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo sự phát triển hài hòa của xã hội song hành với sự phát triển của con người. Một Nhà nước phi pháp quyền hoạt động bất chấp luật pháp, đứng trên luật pháp, sớm muộn sẽ thoái hóa thành một Nhà nước chuyên chế cực quyền, đối cực của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa.
Bến Ngự, tiết lập Xuân 91
N.T.T.
(Cán bộ về hưu - Nguyên Tham mưu trưởng Mặt trận Bình Trị Thiên thời chống Pháp)
(TCSH45/03-1991)
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.
Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…
Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.
Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.
Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.
Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?
Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.
Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.
Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!
Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích.
Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.
Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.
“Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.