Với chủ đề Gặp gỡ Huế - “Hành trình xây đắp Giấc mơ Huế”, buổi gặp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ với hơn 500 người tham dự là những người Huế xa quê và những người yêu Huế tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng nay (04/4) đã để lại cho những người tham gia chương trình nhiều cảm xúc với một tình yêu quê hương thiết tha, một mong muốn - khát khao cống hiến để xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, con người Huế được sống trong một xã hội bình an và hạnh phúc.
Hành động để hiện thực hóa giấc mơ
Phát biểu mở đầu buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, thời gian gần đây, với quá trình thay đổi tư duy trong phát triển, tư duy trong huy động nguồn lực, tư duy về truyền thông và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc và từng bước phát triển trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ thông tin... được bạn bè, được lãnh đạo Đảng, Chính phủ đánh giá cao.
Thừa Thiên Huế đang khát vọng vươn lên để phát triển hài hòa, hội nhập với bản sắc riêng có của mình. Thế mạnh của Huế là người Huế. Từ thuở là Kinh đô, Huế đã tụ hiền tài, do biến thiên lịch sử, người Huế đi khắp nơi. Ngày nay, Huế muốn cường thịnh không cách nào khác phải tụ trở lại. Phát triển Huế không thể thiếu những người con Huế xa quê. “Gặp gỡ Huế - Hành trình xây đắp giấc mơ Huế” hôm nay không ngoài mong muốn như vậy.
Kêu gọi mọi người hướng về Huế, Chủ tịch UBND tỉnh nói: Tôi mong muốn những người xa Huế, những người yêu Huế, những người trẻ hãy hướng về Huế, hãy về với Huế; Hãy cùng nhau xây đắp Giấc mơ Huế bằng cả trái tim và trí tuệ của mình.
“Giấc mơ Huế không có gì xa vời, đó là hướng đến một xã hội người dân sung túc, một xã hội bình yên và một chính quyền thân thiện. Tôi tin tưởng rằng với trí tuệ Huế, với cốt cách Huế, với khát vọng Huế thì Giấc mơ Huế sẽ sớm trở thành hiện thực. Chúng ta có cơ sở, niềm tin Huế sẽ phát triển với những gì vốn có của nó, một Huế trầm mặc nhưng vẫn hiện đại và luôn luôn mới. Để có được điều này đòi hỏi mỗi người yêu Huế chúng ta phải hành động, cụ thể hóa những ý tưởng thành các việc làm cụ thể, nếu không làm, không hành động thì Giấc mơ chỉ mãi mãi là Giấc mơ".
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi gặp mặt |
Tại buổi gặp mặt, nhiều ý kiến của những người yêu Huế, người Huế xa quê thuộc nhiều thành phần từ những nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các nghệ sĩ và cả sinh viên Thừa Thiên Huế đang học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được đưa ra với mong muốn Huế phát triển nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí theo định hướng đã chọn. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội chia sẻ, phải quan tâm xuyên suốt một thông điệp thật rõ, mạnh mẽ, tạo được cảm hứng. Thông điệp trước tiên là khi đã đánh thức được “cô gái đẹp Huế” rồi thì hãy làm cho di sản sống động bằng sáng tạo và khoa học công nghệ thì lúc đó mới có thể nối tiếp di sản để đi vào tương lai. Tư duy, tầm nhìn của Thừa Thiên Huế phải đưa sự liên hoàn khu vực vào. Tức là phải nghĩ đến những tỉnh kế cận cần phải làm gì cho nhau, phải có sự tương hỗ, kết nối với các tỉnh trên các lĩnh vực, nhất là du lịch. Đồng thời, quan tâm xây dựng thành phố đại học ở Huế; đẩy mạnh thế mạnh y học để làm du lịch chữa bệnh; quan tâm tổng thể đến bài toán nguồn nhân lực.
Giáo sư Hà Tôn Vinh, cố vấn cao cấp của Chính phủ nêu quan điểm, Huế cần có chiến lược gia tăng cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với đó, quan tâm đến kế hoạch chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực vì chuyển đổi số là căn bản, là mục tiêu quan trọng của sự phát triển. Cùng suy nghĩ, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Chủ tịch HĐQT công ty L&A cho rằng, chính quyền Thừa Thiên Huế cần trang bị kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm sống cho bạn trẻ khởi nghiệp. Cần có chiến lược, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực cho tương lai. Cần phải an cư để lập nghiệp. An cư lập nghiệp ở đây không chỉ cho người Huế mà cho người từ nơi khác đến nhằm thu hút nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho đội ngũ trí thức, người có kinh nghiệm, tay nghề cao về Huế.
Ông Lê Viết Hải, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình hiến kế, cần khai thác ưu thế, sự độc đáo của di sản Cố đô với sự độc đáo của địa hình núi, biển, đầm phá, cảnh quan, sinh thái để phát triển kinh tế, nhất là du lịch. Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện thủy triều trên vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai…
![]() |
Tại buổi gặp mặt |
Hãy về với Huế
Phát biểu kết luận tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, các đóng góp ý kiến, hiến kế tâm huyết của những người con Huế xã quê, những người yêu Huế chia sẻ tại buổi gặp mặt hôm nay cũng chính là trăn trở, tâm tư của lãnh đạo tỉnh trong thời gian qua. Từ những ý kiến này, chúng tôi ghi nhận để xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện hơn, nâng cao vị thế Huế, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc, sung túc hơn của người dân. Các cuộc “Gặp gỡ Huế” hàng năm sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, để Huế ngày càng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
“Huế đã từng sang trọng trong quá khứ và mọi người đều mong muốn Huế phải đẹp đẽ, lộng lẫy, giàu có trong hiện tại và tương lai- đó cũng là mong muốn của những người dân Huế, người xa Huế, những người quan tâm và yêu Huế, giấc mơ đó không có gì xa vời. Hãy về với Huế để cùng nhau đắp xây giấc mơ Huế. Một hành trình ước mơ đang mở ra với khát vọng Huế, tâm hồn Huế, trí tuệ Huế đang chờ đón mọi người”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định.
Tại buổi gặp mặt, Quỹ giáo dục Huế hiếu học đã trao 11 suất học bổng cho các cháu là con em người Huế có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi đang theo học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
![]() |
Theo thuathienhue.gov.vn
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".
Sáng ngày 30/6, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức Họp báo thông báo về kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Sáng 28/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế ( Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – TP Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu phối hợp vơi Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Triển lãm ““Aotearoa – Một miền mây trắng”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế.
Tối 23/6, tại đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm (TP Huế), Sở Du lịch phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Sen Huế 2023 – Sen tô sắc Huế”.
Chiều 23/6, tại công viên Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã diễn ra diễn tập chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy mô cấp tỉnh trên sông Hương. Đến dự có ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), sáng ngày 21/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Chiều 20/6, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt báo chí và trao giải báo chí Hải Triều lần thứ IV – 2023 nhân Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Sáng ngày 20/6, Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Đại diện Ban Giám đốc Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Tối ngày 17/6, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế, 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Sáng 17/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan tổ chức khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – Thơ vua Thiệu trị qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”.
Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".
Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.
Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).
Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).
Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.