Xa xăm vẻ đẹp núi rừng

10:13 11/05/2021

“Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Phiêng Lằm (Chợ Đồn, Bắc Kạn), Triệu Hoàng Giang sáng tác từ khi còn là học sinh của Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Khi trở thành sinh viên khoa Viết văn - Báo chí (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội), anh từng tạo ấn tượng với tập sách đầu tay mang tựa đề “Chim đón dâu” do NXB Kim Đồng ấn hành.

Trong sáng, lặng lẽ mà bền bỉ, sáng tác của Triệu Hoàng Giang đi sâu vào khắc họa vẻ đẹp của núi rừng và văn hóa, con người bản địa. Ở đó, chất chứa niềm yêu thương mãnh liệt cũng như nỗi ám ảnh về những khu rừng chẳng có nổi tiếng chim kêu, suối không còn róc rách và tiếng gọi đầy khắc khoải: “Vía ơi, về đi!”. Từ những công việc giản đơn như người dân lên rừng đào củ măng, củ mài… cho đến từng mùa săn nay chỉ còn trong ký ức, tất cả luôn được Triệu Hoàng Giang miêu tả đầy sinh động, tình cảm. Sinh ra ở Phiêng Lằm nên tên đất, tên rừng trong tác phẩm cũng mang dấu ấn ấy qua những: Phiêng Luông, Phiêng An, Phiêng Liềng, Phiêng Kham… 

Hầu hết tác phẩm trong tập truyện ngắn “Nghiệp rừng” đều tập trung vào vẻ đẹp bí ẩn, tinh thần che chở của núi rừng và cái “nghiệp” con người phải gánh chịu sau những hành động thô bạo, vô tâm. Lung linh từ cuốn sách “Nghiệp rừng” còn có mầu hoa lửa bừng bừng như váy áo đàn bà Dao đỏ trong màn đêm. Rồi “puột pu”, cây chuối có nhiều bông hoa đỏ được người Dao gọi là “cây bạc”. Người đọc bị cuốn vào câu chuyện đầy huyền tích, vào những ngày rằm khi ánh trăng sáng nhất, sẽ có khoảnh khắc toàn thân “puột pu” phát sáng, ai gặp dịp đó, nhanh tay chặt gốc để cây không chạy xuống đất, chặt ngọn để cây không chạy lên trời, thì khúc giữa sẽ là cả khúc bạc trắng, con người sung túc cả đời. Người đàn ông mải mê tìm “puột pu”, cuối cùng nhận ra chín bông hoa ấy như những chùm hoa đỏ trên bộ váy cô dâu. Phong tục tín ngưỡng độc đáo của đồng bào dân tộc Dao đỏ cũng được khắc họa độc đáo qua nét chấm phá về dáng vẻ một người say trong lễ “quá tăng” (cấp sắc). Người đàn ông dựa cả vào gốc cây vải mà ngủ, chung quanh toàn tiếng kèn pí lè, tiếng chũm chọe, tiếng trống nêm, ánh đèn đốt bằng nhựa trám…

Khắc họa tâm lý nhân vật chỉ thông qua vài câu thoại ngắn là điểm mạnh của tác giả. Lấp lánh phía sau lối kể chuyện mạch lạc, sâu sắc, là nét trong sáng, nhân văn để người đọc luôn cảm nhận được tình đất, tình người hiện hữu. Ngay cả những nhân vật phản diện vẫn có đường lui thông qua nỗi ăn năn. Mỗi tác phẩm như một hoài niệm tha thiết và xa xăm về núi rừng với những rung động gần gũi mà sâu thẳm.

 
Theo Thụy Phương - Thời Nay
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên  toàn quốc.

  • Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…

  • 1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.

  • Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.

  • Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.

  • Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.

  • Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

  • Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.

  • Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

  • Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.

  • Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.

  • Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".

  • Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.

  • hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

  • Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.

  • Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.

  • Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.

  • Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn  Nguyễn Đình Thi -  người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).        

  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.