Vườn thơ đoàn kết

08:50 15/07/2014

DƯƠNG PHƯỚC THU (Sưu tầm, giới thiệu) 

LGT: Đã từng có một cuộc xướng họa thơ trên báo với số lượng người tham gia đông kỷ lục; 1324 lượt tác giả với 1699 bài họa. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu lại Vườn thơ đoàn kết do Báo Cứu Quốc - nay là Báo Đại Đoàn Kết tổ chức xướng họa thơ cách đây đã 43 năm.

Bộ trưởng Phan Anh - Ảnh: wiki

Theo Báo Cu Quc, tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 21, họp ngày 6/3/1971, đã quyết định triệu tập Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào cuối năm đó. Nhân dịp này, Bộ trưởng Phan Anh, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã làm bài thơ xướng theo thể Đường luật in trên Báo Cu Quc số 3529, ra ngày 21/3/1971. Bài thơ xướng như sau:

CÂY CAO BÓNG CẢ

Cây cao bóng c y ai trng?
Ngn vút tri cao, gc bin Đông
Cành, lá đỏ tươi hoa chiến sĩ
Vóc, mình vng chc r công nông
Xua tan giông t, chùn Tây, M
Đổi mi non sông, thm Lc Hng
Đip đip trùng trùng che đất nước
Cây đây, rng đó, Bác ta trng.  

Để lập thành tích chào mừng Đại hội, trên cơ sở bài thơ CÂY CAO BÓNG CẢ của Bộ trưởng Phan Anh, Báo Cu Quc mở cuộc họa thơ với mục đích ca ngợi Mặt trận đã đoàn kết các tầng lớp, các dân tộc trong cả nước một lòng chống ngoại xâm và nhằm động viên nhân dân ta thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Cuộc họa bài thơ CÂY CAO BÓNG CẢ trên Báo Cu Quc bắt đầu từ ngày 21/3/1971 và kết thúc trong dịp Đại hội lần thứ III, họp từ 14 đến ngày 17/12/1971, được người yêu thơ các giới hưởng ứng tham gia. (Những địa danh và tên tác giả trong bài này đều chép lại thời điểm năm 1972).

Tính từ thời điểm phát động cho đến khi kết thúc, đã có 1.324 lượt tác giả, gửi tới Tòa soạn 1.699 bài (có tác giả gửi nhiều bài). Số tác giả nữ có 117 người.

Các tác giả tham gia họa thơ thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội và nhiều lứa tuổi khác nhau, từ người nhiều tuổi nhất là cụ Dương Học Hải, 89 tuổi (ở Đống Đa, Hà Nội), đến các cháu thiếu niên học sinh phổ thông, các cụ phụ lão, xã viên các HTX nông nghiệp, thủ công nghiệp, các nhà trí thức, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên các cấp, cán bộ giảng dạy và học sinh đại học, công nhân xí nghiệp, nhà máy hầm mỏ, đồng bào theo đạo Thiên Chúa, các vị linh mục, các vị hòa thượng, thượng tọa, mục sư đạo tin lành, tu sĩ, cán bộ nhiều cơ quan trung ương và địa phương, những người làm nghề cá thể, chiến sĩ và sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các cụ lang Đông y, các văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, Việt kiều, lưu học sinh và cán bộ đang công tác ở nước ngoài, cả chiến sĩ đang chiến đấu trên tiền tuyến lớn v.v.

Hưởng ứng việc làm vô cùng ý nghĩa của Cu Quc, lúc bấy giờ dù rất bận công tác ở Pháp, Bộ trưởng Xuân Thủy cũng đã gửi về Tòa soạn bài thơ họa:

“Muôn năm ơn Bác khéo vun trng
Cây c nên rng rp bin Đông
Cành Bc, cành Nam, hoa Thng Nht
Ngn gươm, ngn giáo gc công nông
Xâm lăng quét sch, chi xanh thm
Xã hi vươn cao, trái đỏ hng
Đoàn kết, đẹp thay Vườn T quc!
Muôn năm ơn Bác khéo vun trng”.

Tòa soạn đã cố gắng dành chỗ công bố được nhiều bài thơ họa, để nhiều người nói lên được tấm lòng của mình đón mừng Đại hội Mặt trận. Nhưng do số trang báo có hạn, cho nên Cu Quc cũng mới chỉ đăng được 304 bài, tức ngót một phần năm số bài mà Tòa soạn nhận được…

Cuộc họa thơ đón mừng Đại hội ở nhiều nơi đã thành một sinh hoạt tập thể. Các cụ ở các tổ phụ lão những khu phố Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa… ở Hà Nội đã đóng góp một số khá lớn trong số 390 bài của các tác giả ở Thủ đô. Các cụ ở Hải Phòng cũng đóng góp với một tỷ lệ như vậy trong số 153 bài của Hải Phòng v.v. Riêng các tác giả là dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng đã góp 93 bài… Công đoàn Thư viện Khoa học xã hội ở Hà Nội đã có sáng kiến chép bài thơ xướng CÂY CAO BÓNG CẢ rồi dán lên báo tường để mọi người xem. Sau đó, một số anh chị em ở đó đã làm bài thơ họa dán lên báo tường (cụ Ca Văn Thỉnh, Giám đốc Thư viện cũng làm một bài).

Trong số hơn 1.600 bài mà Cu Quc nhận được, có hơn 300 bài hoặc hoàn toàn làm không đúng luật thơ Đường tám câu, hoặc thất luật, thất niêm. Trong thư gửi Tòa soạn, ông Lê Văn, cán bộ Mặt trận (xã Yên Phụ, Yên Phong, Hà Bắc) viết: “Nói đến luật thơ Đường thì niêm, luật, ý, lời thật là khe khắt nên cũng ngập ngừng sợ sai sót. Nhưng không. Với nhiệt tình thì cứ làm. Thật là điếc không sợ súng”. Ông đã gửi bài tới Tòa soạn và còn cho biết thêm: “Ở xã, sau khi chúng tôi nhận được tờ Cu Quc, anh em chúng tôi tọa đàm với nhau rồi xuống các tổ phụ lão… Cụ ông cũng họa, cụ bà cũng họa… Có một điều đáng chú ý ở đội trồng cây hợp tác xã Yên Sơn có 51 cụ thì cả 51 cụ đều nhớ câu cuối của bài xướng: Cây đây, rng đấy, Bác ta trng”. Cu Quc chia sẻ với những tác giả nhiệt tình và trân trọng đối với những bài họa không đúng luật, cả với những bài đề là “thơ họa” nhưng có những câu dài 11 chữ: “Vườn cây Mt trn Dân tc Thng nht Bác H trng”…

Nhiều tác giả gửi thư tới Tòa soạn hoan nghênh bài thơ xướng của Bộ trưởng Phan Anh nhưng cũng nói là vần của bài xướng “hắc búa” quá. Vì có hai vần trng nên có nhiều tác giả họa theo thể thủ vĩ ngâm. Có một số tác giả nói rõ ý mình là muốn họa khác vần trng ở câu kết (câu thứ 8). Có tác giả, như ông Vũ Văn Quế, Việt kiều ở Luân Đôn, họa chệch mấy vần nhưng bài họa của ông là một bài thơ Đường 8 chữ đúng luật, có tứ độc đáo, lại là lời phát biểu của một người con xa Tổ quốc gửi về đón mừng Đại hội, nên Tòa soạn cũng đã cho đăng.

Dưới đây xin điểm về một số thơ họa, qua các vần.

Vần trng ở câu phá đề (câu 1):

Vần này đúng là “hắc búa” như nhiều tác giả nói, vì chữ trng chỉ có một nghĩa. Nhưng với nhiệt tình cao, với lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Hồ Chủ tịch, Mặt trận, các tác giả đã có nhiều ý phong phú trong cả câu. Nhiều tác giả đề cập thẳng đến vần đề Mặt trận ngay từ câu này. Bạn Nguyễn Cung Mạc (Hà Nội) viết: “Kìa cây Đoàn kết Bác ta trng”. Ông Đào Văn Định, ở thành phố Nam Định: “Trí thc ngày nay Bác khéo trng”. Cụ Đông Thành Nguyễn Văn Tuy, ở khu Hoàn Kiếm, Hà Nội: “Rng cây “Ph lão” Bác ta trng”.

Nhiều tác giả đề cập đến công ơn vĩ đại của Hồ Chủ tịch đối với dân tộc ta. Cụ Hoàng Hưng Tuân (dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng) viết: “Pác Bó nêu cao du Bác trng”. Kỹ sư thủy sản Liêu Hải Phong (Hoa kiều, 68 Hàng Buồm, Hà Nội): “Bác H trng trước đến dân trng”. Bạn Mai Xuân Đào (xã Quảng Sơn, Quảng Bình): “Do gót năm châu chn ging trng”

Có những tác giả vào đề bài thơ như dâng thành tích của ngành mình lên mừng Đại hội sắp tới. Chị Phương Thị Thanh Điệp (HTX nông nghiệp Đại Thắng, Phú Xuyên, Hà Tây) viết:

Bèo dâu ai đó khéo ươn trng
Nhân mãi màu xanh tiếp bin Đông.

Chị Nguyễn Thị Hồng (Ban Chấp hành Phụ nữ xã Hải Hà, Hải Hậu) vừa nói lên công ơn Hồ Chủ tịch, vừa nói lên sự trưởng thành của phụ nữ nước ta:

Liu yếu đào tơ Bác khéo trng
Cũng thành tùng, bách trn tri Đông.

Bạn Vũ Văn Thành, cán bộ giảng dạy (ĐHSP Hà Nội 2):Đội ngũ thy, cô gng sc trng”. Bạn Văn Luận (HTX vôi ngói, Hòn Gai): “Mã Lương lp tr Bác vun trng”. Em Đỗ Thị Thu Hà (lớp 7A trường cấp II, xã Hải Hà, Hải Hậu):

Hàng cây non y Bác H trng
Nay đã thành rng trc cõi Đông.

Một ý khá độc đáo được bạn Lã Trọng Minh (Bộ Kiến trúc) nêu lên bằng cách liên hệ bản thân:

Tôi như cây ci được vun trng
Hn h phô màu đón rng đông.

Vần “Đông”:

Chữ đông cũng ít nghĩa. Nhiều tác giả dùng chữ “Biển Đông”, như bạn Hoàng An (Chợ Con, Hải Phòng): “Sc mnh đào non, lp bin Đông”. Bạn Thanh Tịnh (ĐHSP Việt Bắc): “Sc mnh di non, lp bin Đông”… Phần lớn vần “đông” trong các bài họa đều có nghĩa là phương Đông. Cụ Nguyễn Thị Ất (Hà Nội):

Khí thiêng T quc đã vun trng
H Chí Minh ngi sáng cõi Đông.

Nhà văn Nguyễn Hải Trừng viết: “Mt bc trường thành trn cõi Đông”. Ông Vương Tô Văn, Chủ tịch MT huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh: “Vit Nam xanh mát cõi tri Đông”.

Nhiều vần “đông” khác có nghĩa là đông đúc. Cụ Lê Hào (Hà Nội): “Mt trn sum vy đủ loi đông”. Chị Phạm Thị Đức Phương (ĐHSP Hà Nội) viết: “Cho bao thế h cháu con đông”. Bạn Đức Chính (Hải Phòng): “Chí vng gan bn sc li đông”…

Vầnđông” còn được dùng theo nghĩa “mùa đông”. Cụ Hoàng Bá Chuân (64, Hàng Bạc, Hà Nội) viết: “Du dãi sương hè vi tuyết đông”. Bạn Nguyễn Báu (Cục Hậu cần, Công an Nhân dân võ trang):

Bác chc t khi bi đất trng
Cây xuân này s chn mùa đông.

Một số khá nhiều tác giả như bạn Nguyễn Trọng Tuất (ĐHSP Vinh) dùng vầnđông” để nói lên một chiến thắng lớn của quân và dân hai nước anh em Việt - Lào:Đường 9, Khe Sanh ti Bn Đông”…

Vần “nông”:

Có một bạn họa thơ nói vui với chúng tôi: “Hai câu thc (câu 3 và 4) của bài họa kỳ này thc là gay vì vần nông”. Vần nông được tuyệt đại đa số dùng theo hai nghĩa thông thường của nó là nông nghip (công nông) và nông sâu. Nắm vững điều luật họa thơ Đường 8 chữ là chỉ được họa lấy một chữ vần của mỗi vần, không được lấy cả chữ đứng liền trước vần đó, cụ Chi Phương Nguyễn Hữu Hàm (Lâm Thao, Vĩnh Phú) đã họa một bài theo đúng điều luật đó. Nhưng, cụ viết trong thư gửi Tòa soạn: “…Tôi lại họa thêm một bài nữa. Bài này tôi “chịu vần” của tác giả. Bài đó có hai câu thc như sau:

Du qu là phn chung đất nước
Mà mm bt r t công nông.

Thực tế, rất nhiều bài thơ đã “chịu vần” của bài xướng như vậy. Nhưng vì mấy vần của bài họa “hắc búa” như nhiều bạn nói, Cu Quc đã phải chú ý nhiều đến nội dung chính trị, đến tứ thơ hay, đến chữ dùng đắt… của toàn bài và do đó đã đăng lên báo cả những bài có “chịu vần” như vậy.

Một số tác giả, như bạn Mai Thanh Thụ (Cục Truyền thanh) dùng một từ khác: “Tm vông dám chng c ca nông”. Bạn Lê Huy Điệp (khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội): “Cây c tng xua ti y, nông” (y, nông tiếng Pháp: vâng, không). Trong tất cả ngót 1.700 bài họa, có một bài của bạn Mai Lâm, Hà Nội, đã họa vần đó một cách duy nhất thật độc đáo:

“Hp sc công, nông, binh, trí thc
Hp đàn Kinh, Thượng, Kh, Mơ Nông”.

Vần “hồng”:

Các tác giả thường họa vần này theo những nghĩa đen, nghĩa bóng thông thường của chữ hng hoặc theo nghĩa Lạc Hồng, sông Hồng… Cụ Trần Trọng Thưởng (Mỹ Đức, Hà Tây) viết:

Tri đất n gan dòng ging Lc
Giang sơn t mt cháu con Hng.

Bạn Quý Yến (Tổng cục Lâm nghiệp), nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã dùng vần “hồng” mà vẽ nên những bức tranh đẹp:

Phi lao lá h thêu rèm biếc
Dương liu cành xuân dt năng hng.
                                    (Quý Yến)

Đường quê bãi dt vùng pha biếc
Xưởng máy lu tô tía ln hng.
                                    (Đoàn Văn Cừ)

Chị Song Yên (giáo viên ở Hòn Gai) dùng hai chữ ch Hng (tức nữ Anh hùng Lê Thị Hồng Gấm) để họa vần này. Một số tác giả như Thượng tọa Thích Linh Quang (chùa Phúc Hà, Ninh Bình), cụ lang Đông y Phạm Văn Thơ (Chợ Đồn, Ý Yên), bạn Lê Cảnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã dùng chữ hng với ý nghĩa là loài chim hồng: “C đỏ vàng sao thng cánh hng” (cụ Phạm Văn Thơ). Cụ Ca Văn Thỉnh cũng dùng chữ hng như vậy để nói lên lực lượng của nhân dân ta:

Sc di non bin kinh hn địch
Chí bt tri mây vút cánh hng.

Một số tác giả khác đã dùng chữ Diên Hồng, chữ này đã có nhiều bạn đọc nhận xét là dùng rất đắt. Chị Hà Đào Chi (ĐHSP Hà Nội 2) viết:

Ni chí cha ông thi Kiếp Bc
Góp mưu trăm h thu Diên Hng.

Bạn Trần Ngọc Lâm (285, Hoàng Văn Thụ, Nam Định):

Sát thát dit Nguyên, hn Kiếp Bc
Khí thiêng chng M, la Diên Hng.

Bạn Nguyễn Chi (Khoa Toán, ĐHSP Hà Nội 2) viết trong một bài họa theo kiểu “sang sợi” - lấy 8 chữ “Chúc Đại hi Mt trn đại thành công” làm 8 chữ đầu 8 câu của bài thơ họa:

Trn tuyến đó, mài gươm Kiếp Bc
Đại doanh đây, bàn kế Diên Hng.

Vần “trồng” ở cuối bài:

Vần này cũng như vần “trồng” ở câu thứ nhất của bài thơ xướng, chỉ có một nghĩa. Nhưng nhiều tác giả cũng đã làm cho câu kết của bài họa có những ý độc đáo, đặc biệt là nêu bật được lòng biết ơn của mình đối với Hồ Chủ tịch, Đảng và Mặt trận. Cụ Nguyễn Văn Kỳ (Lâm Thao, Vĩnh Phú) viết:

Cao ngút non sông, ngăn sóng gió
Đi đâu cũng thy bóng cây trng.

Bạn Nguyễn Xuân Tạo (Hòm thư 740.492.JB03): “Bác nghĩ, chúng ta tiếp tc trng”. Bạn Nguyễn Như Tiêu (huyện Xin-ma-cai, Lai Châu):

Gió lng Trường Sơn hòa bn bin
Bác còn sng mãi vi cây trng…

Ngoài những bài thơ họa theo kiểu thông thường, có một số tác giả họa theo kiểu “sang sợi” (như bạn Nguyễn Chi, đã kể ở trên). Cụ Áng Hải (49, Hàm Long, Hà Nội) lấy 8 chữ “Chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc” làm đề tài. Bạn Như Môn (Nhà máy cơ khí 1 - 5 Hưng Yên) lấy 8 chữ “Cây cao bóng c, Bác H vun trng”. Các bạn Trường Thiên (Ty Thông tin Sơn La), Lê Như Sâm (khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội), bạn Nguyễn Thế Canh (Ủy ban Nông nghiệp Trung ương) không hẹn mà gặp, cùng chọn 8 chữ: “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Trong số những tác giả họa nhiều bài “sang sợi”, còn có cụ Lê Công Hợp (43, phố Cầu Gỗ, Hà Nội), ông Nam Hùng (12, Hàng Dầu, Hà Nội), chị Lê Thị Tuất (công nhân Nhà máy điện khí Thống Nhất) v.v…, còn có một số tác giả họa theo kiểu “thuận nghịch độc” (một bài đọc xuôi, một bài đọc ngược bài trên), họa bằng chữ Hán, họa theo thể thơ ngũ ngôn, họa theo thể song thất lục bát, v.v.

Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi không thể điểm hết trăm sắc trăm hương của cả Vườn thơ Đoàn kết đón chào Đại hội lần thứ III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà đông đảo các cụ, các bạn đã chung sức chung lòng cùng trồng nên. Những câu thơ trích dẫn trong bài này cũng chưa phải là tất cả những câu điển hình nhất. Còn nhiều câu thơ hay, bài thơ hay cả về tứ, về chữ dùng, cả về kết cấu của bài, nói lên được sức mạnh của khối Đại đoàn kết của toàn dân tộc, lòng biết ơn của toàn dân ta đối với Hồ Chủ tịch, người sáng lập ra Mặt trận Dân tộc Thống nhất, mở đường thắng lợi cho cả nước, lòng biết ơn đối với Đảng lãnh đạo, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của toàn dân ta… Những bài thơ đó dù không có dịp đăng lên báo nhưng chúng tôi nghĩ đó cũng là những đóa hoa tươi đẹp đã góp vào Vườn thơ Đoàn kết để đón chào Đại hội.

Nhân dịp này Bộ trưởng Phan Anh đã gửi tới Cu Quc một lá thư với nội dung sau: “Cuộc xướng họa thơ do quý báo tổ chức đã kết thúc thắng lợi trong niềm tin tưởng sắt đá vào sức mạnh đại đoàn kết vô cùng to lớn của Mặt trận Dân tộc Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, bảo đảm sự thực hiện Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch kính mến, giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tới một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần đắc lực vào cách mạng thế giới. Để tỏ lòng hâm mộ đối với các cụ, các bạn đã tham gia cuộc họa thơ và cảm ơn báo Cu Quc đã tổ chức cuộc xướng họa, tôi xin có mấy vần lấy đầu đề là: Ba cây chm li”.  

BA CÂY CHỤM LẠI  

Mt cây làm chng nên non
Ba cây chm li nên hòn núi cao.
Núi cao ngun nước dt dào,
Rng thơ hoa n trăm màu, trăm hương.
Tht là giá đáng thnh Đường
Li li châu ngc, hàng hàng gm thêu!
Giá gương lng ph nhiu điu,
Din đàn Cu Quc bao nhiêu hn hò!
Bc - Nam mt di cơ đồ,
Cùng nhau ni gót Bác H trng vun.
Sao cho chung mt tri xuân,
Núi sông vang dy muôn vn thơ ca!
Ri ra ta li gp ta,
y là ha hn, y là ước mong.
Muôn đội ơn lòng.  

Cu Quc chân thành cảm ơn Bộ trưởng Phan Anh đã góp phần tốt đẹp vào cuộc họa thơ này. Đối với tất cả các tác giả đã có thơ họa gửi đến Vườn thơ Đoàn kết, Cu Quc xin phép dùng câu kết của Bộ trưởng Phan Anh trong bài thơ BA CÂY CHỤM LẠI đăng trên số báo ngày 16/12/1971, để nói lên ý nghĩa sâu sắc của chúng tôi: Muôn đội ơn lòng!

D.P.T
(Ngun: Báo Cu Quc các số: 3529/1971, 3572/1972)
(SDB13/06-14)








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN GIA NÙNGCả cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Cao Bá Quát là một chuỗi dài những bi kịch của cuộc tìm kiếm không ngừng, không nghỉ về lẽ sống ở đời, về vai trò của văn thơ nói riêng, về kẻ sĩ nói chung. "Mình là ai?" "Mình có thể làm được gì? Làm thế nào để có thể tự khẳng định mình và có thể giúp ích được cho đời?" Có thể nói những câu hỏi ấy luôn trăn trở, dằn vặt trong con người Cao Bá Quát từ khi tự ý thức được tài năng của mình cho đến lúc từ giã cõi đời mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp trong một chế độ đầy rẫy bất công, phi lý mà mọi con đường để thoát ra, với ông, đều mờ mịt và chính ông, dù đã cố công tìm, bế tắc vẫn hoàn toàn bế tắc.

  • THẠCH QUỲBài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tuyển chọn để giảng dạy ở trường phổ thông vài chục năm nay. Đó cũng là bài thơ xuất sắc được bạn đọc cả nước yêu mến. Tuy vậy, cho đến hôm nay, cái hình ảnh “Mặt chữ điền” đầy sức quyến rũ và ám ảnh ấy vẫn chưa được nhận chân, nhận diện một cách chính xác.

  • HỒ THẾ HÀNhư một quy luật hiển nhiên, có sáng tác văn học thì sớm muộn gì cũng có phê bình văn học và lý luận văn học, càng về sau, có thêm các phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học - với tư cách là trường phái, trào lưu nối tiếp nhau nhằm tiếp cận và giải mã tác phẩm ngày một đa dạng, tối ưu, hiện đại để không ngừng làm đầy những giá trị và ý nghĩa chỉnh thể của tác phẩm văn học.

  • PHONG LÊTrong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Đó là các nhân vật trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút băn khoăn, muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cải cách cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ.

  • MÃ GIANG LÂNCách nhân bản thơ, xuất bản thơ bằng "công nghệ sạch" của loài người có từ ngày xửa ngày xưa dưới hình thức ngâm thơ và đọc thơ. Người Việt chúng ta ngâm thơ là truyền thống. Tiếng Việt nhiều thanh, giàu tính nhạc, giọng ngâm có sức vang, sức truyền cảm.

  • TRIỀU NGUYÊN1. Chương trình Văn học lớp 11, chỉnh lí năm 2000, phần tác giả Cao Bá Quát, bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông đô sát họ Bùi, giảng một tiết, được thay bằng bài Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây). Cả sách học sinh và sách giáo viên đều không có chú thích gì về "hành", ngoài cách chuyển y khi dịch sang tiếng Việt như vừa ghi.

  • ĐIỀN THANHAndy Warhol nổi tiếng là người đùa rỡn với chuyện danh tiếng, nhưng niềm say mê của ông với sinh hoạt hiện đại có hàm chứa một không gian tối xám hơn nhiều. Đó là việc ông bị ám ảnh bởi cái chết, điểm này cho mỗi chúng ta biết nhiều nhất về tinh thần của thời đại ngày nay…

  • ĐINH VŨ THUỲ TRANGThời Đường là thời đại cực thịnh của dân tộc Trung Hoa về mọi mặt, trong đó có thơ ca. Câu nói này có vẻ sáo mòn nhưng không thể không nhắc đến khi nhìn vào những trang sử vàng son ấy. Chúng ta biết đến ba nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Nhưng phải nói rằng, chỉ đọc thơ của họ thì chưa thấy hết được cái hay của thơ Đường. Bởi lẽ, các nhà thơ tuy cùng khuôn luật, cùng chủ đề... nhưng mỗi người đều riêng khác nhau.

  • LÝ HOÀI THUSự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành cùng sự vận động và phát triển của các loại thể văn học. Nói một cách khác: sức sống của một giai đoạn văn học được biểu hiện rõ rệt nhất qua diện mạo thể loại. Chính vì vậy, thể loại vừa là sự "phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học" (1) vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua mỗi chặng đường phát triển.

  • INRASARA (Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009)

  • HÀ VĂN THỊNH Những cái tên - có lẽ không giản đơn như cách nói của người Nga - " Người ta gọi tôi là...”  Ở đây, lớp vỏ của ngôn từ chỉ diễn tả một khái niệm mù mờ nhất của một lượng thông tin ít nhất.Trong khi đó, có bao giờ ta nghĩ rằng một cái tên, không ít khi hàm chứa thật nhiều điều - thậm chí nó cho phép người khác biết khá rõ về tính cách, khả năng và ngay cả một phần của số phận của kiếp người?

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Ivan Bunhin (1870-1953) là một nhà văn xuôi Nga nổi tiếng của thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông trải qua những bước thăng trầm gắn với nhiều biến động dữ dội mang tính chất thời đại của nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XIX và mấy chục năm đầu thế kỷ XX.

  • LÊ THÀNH NGHỊCâu hỏi “ta là ai?”, “ta vì ai” nổi tiếng của Chế Lan Viên tưởng đã tìm ra câu trả lời có chứa hạt nhân hợp lý của thời đại trong thơ chống Mỹ đã không còn đủ sức ôm chứa trong thời kì mới, khi nhu cầu xã hội và cá nhân đã làm thức tỉnh cái tôi trữ tình của người làm thơ. Nhu cầu xã hội thường là những gì bức thiết nhất của thực tại, do thực tại yêu cầu. Chẳng hạn, thời chống Mỹ đó là độc lập tự do của dân tộc. Tất cả những hoạt động tinh thần, trong đó có sáng tác thơ văn, nếu nằm ngoài “sự bức thiết thường nhật” này không phù hợp, không được đón nhận... và vì thế không thể phát triển. Kể từ sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, với chủ trương đổi mới, trong xã hội ta, nhu cầu bức thiết nhất, theo chúng tôi là khát vọng dân chủ.

  • LÝ TOÀN THẮNG“Văn xuôi về một vùng thơ” là một thể nghiệm thành công của Chế Lan Viên trong “Ánh sáng và phù sa”, về lối thơ tự do, mở rộng từ thấp lên cao - từ đơn vị cấu thành nhỏ nhất là Bước thơ, đến Câu thơ, rồi Đoạn thơ, và cuối cùng là cả Bài thơ.

  • INRASARA1. Đó là thế hệ thơ có một định phận kì lạ. Người ta vội đặt cho nó cái tên: thế hệ gạch nối, thế hệ đệm. Và bao nhiêu hạn từ phái sinh nhợt nhạt khác.Đất nước mở cửa, đổi mới, khi văn nghệ được cởi trói, nhà thơ thế hệ mới làm gì để khởi sự cuộc viết? Cụ thể hơn, họ viết thế nào?

  • VÕ VĨNH KHUYẾN Tiểu luận nhằm tìm hiểu thành tựu thơ ca trong khoảng 16 tháng giữa 2 cột mốc lịch sử (19.8.1945 - 19.12.1946). Bởi khi phân chia giai đoạn văn học nói chung (thơ ca nói riêng) trong tiến trình lịch sử văn học, các công trình nghiên cứu, các giáo trình ở bậc Đại học - Cao đẳng và sách giáo khoa trung học phổ thông hiện hành, không đặt vấn đề nghiên cứu thơ ca (cũng như văn học) nói riêng trong thời gian này. Với một tiêu đề chung "Văn học kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954". Đây là nguyên do nhiều sinh viên không biết đến một bộ phận văn học, trong những năm đầu sau cách mạng.

  • HỒ THẾ HÀ1. Diễn đàn thơ được tổ chức trên đất Huế lần này gắn với chương trình hoạt động của lễ hội Festival lần thứ 3, tự nó đã thông tin với chúng ta một nội dung, tính chất và ý nghĩa riêng. Đây thực sự là ngày hội của thơ ca. Đã là ngày hội thì có nhiều người tham gia và tham dự; có diễn giả và thính giả; có nhiều tiếng nói, nhiều tấm lòng, nhiều quan niệm trên tinh thần dân chủ, lấy việc coi trọng cái hay, cái đẹp, cái giá trị của nghệ thuật làm tiêu chí thưởng thức, trao đổi và tranh luận. Chính điều đó sẽ làm cho không khí ngày hội thơ - Festival thơ sẽ đông vui, phong phú, dân chủ và có nhiều hoà âm đồng vọng mang tính học thuật và mỹ học mới mẻ như P.Valéry đã từng nói: Thơ là ngày hội của lý trí (La poésie est une fête de l'intellect).

  • THẠCH QUỲThơ đi với loài người từ thủa hồng hoang đến nay, bỗng dưng ở thời chúng ta nứt nẩy ra một cây hỏi kỳ dị là thơ tồn tại hay không tồn tại? Không phải là sự sống đánh mất thơ mà là sự cùn mòn của 5 giác quan nhận thức, 6 giác quan cảm nhận sự sống đang dần dà đánh mất nó. Như rừng hết cây, như suối cạn nước, hồn người đối diện với sự cạn kiệt của chính nó do đó nó phải đối diện với thơ.

  • NGUYỄN VĨNH NGUYÊNNhững năm gần đây, người ta tranh luận, ồn ào, khua chiêng gõ mõ về việc làm mới văn chương. Nhất là trong thơ. Nhưng cái mới đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau những cuộc tranh luận toé lửa rốt cục vẫn là: hãy đợi đấy, lúc nào đó, sẽ... cãi tiếp...

  • TRẦN VĂN LÝAi sản xuất lốp cứ sản xuất lốp. Ai làm vỏ cứ làm vỏ. Ai làm gầm cứ làm gầm. Nơi nào sản xuất máy cứ sản xuất máy. Xong tất cả được chở đến một nơi để lắp ráp thành chiếc ô tô. Sự chuyên môn hoá đó trong dây chuyền sản xuất ở châu Âu thế kỷ trước (thế kỷ 20) đã khiến cho nhiều người mơ tưởng rằng: Có thể "sản xuất" được thơ và sự "mơ tưởng" ấy vẫn mãi mãi chỉ là mơ tưởng mà thôi!