Vun đắp giá trị gia đình Việt

09:46 29/06/2021

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

Gia đình phải thực sự là nơi an toàn cho mỗi cá nhân tìm về - Nguồn: afamily.vn

Gia đình truyền thống biến đổi
 

“Gia đình truyền thống đang bị phai nhạt nhưng giá trị gia đình không mất đi. Văn hóa gia đình vẫn là gốc của xã hội. Giáo dục đầu tiên là giáo dục từ gia đình, giáo dục trong gia đình. Với một kết cấu bền chặt và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, cần thúc đẩy các điều kiện để thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách con người. Các hoạt động tôn vinh gia đình mà chúng ta đang tiến hành chính là một cách góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa -

 Ủy viên Thường trực

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng

Tại Hội thảo “Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam: Nhận diện và giải pháp” sáng 28.6, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa đã có nhiều tác động tích cực tới kết quả xây dựng gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, gia đình Việt cũng phải đối diện với nhiều thách thức, thậm chí khủng hoảng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo hơn, một số truyền thống tốt đẹp trong các gia đình bị phá vỡ.

Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu gia đình và giới năm 2020, quan điểm hôn nhân của thanh niên đã cởi mở hơn, hiện đại hơn với một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới. Tình trạng sống độc thân, kết hôn đồng giới, sống thử, chung sống không kết hôn, làm mẹ đơn thân… ngày càng nhiều. Trong gia đình, việc giáo dục con cái, trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già cũng đã thay đổi đáng kể. Con cái ít được cha mẹ quan tâm, đôi khi bị phó mặc cho nhà trường, chịu sự tác động của môi trường xã hội. Việc chăm sóc cha mẹ già chuyển từ trực tiếp hàng ngày sang gián tiếp qua hỗ trợ tài chính, quan tâm đời sống tâm lý, tình cảm…

PGS.TS. Trần Thị Minh Thi - Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết thêm, việc bùng nổ thiết bị thông minh khiến các cá nhân dễ dàng đắm chìm trong thế giới ảo, giảm giao tiếp trong gia đình và xã hội. Trong thế giới phẳng hiện nay, lối sống, cảm xúc, ứng xử, hệ giá trị của con người và đặc biệt là sự duy trì các quan hệ xã hội thực sự thay đổi…

Những biến đổi trong bối cảnh xã hội mới đặt ra yêu cầu có cách nhìn “động” hơn về mối quan hệ của thiết chế gia đình với các thiết chế xã hội khác như kinh tế, văn hóa, chính trị… thúc đẩy vai trò và sự tham gia của gia đình vào quá trình phát triển xã hội bền vững.

Giáo dục đạo đức, nhân văn

Nghiên cứu các giải pháp nhằm vun đắp hạnh phúc gia đình trong xã hội hiện đại, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi cho biết, vấn đề đặt ra đối với các gia đình Việt Nam trong giai đoạn này là làm thế nào vừa tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong xu thế hội nhập, vừa giữ được bản sắc dân tộc và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài đất nước.

Để làm được điều đó, theo PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, 4 giá trị gia đình quan trọng cần quan tâm trong giai đoạn tới gồm: An toàn, thịnh vượng, trách nhiệm và bình đẳng giới. “Gia đình trước hết và quan trọng nhất là môi trường sống lành mạnh, yêu thương, không có bạo lực, xâm hại, xao lãng, nơi cá nhân tìm về khi gặp khó khăn, giúp cá nhân không xa lánh xã hội và rơi vào các thách thức khó khăn kế tiếp, cân bằng tâm lý, tình cảm cho cá nhân trước áp lực cuộc sống”.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa bổ sung, cũng cần tập trung tuyên truyền về gia đình và giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam; hỗ trợ xây dựng gia đình với ý nghĩa là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời của mỗi người. Cụ thể, cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống như kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Giáo dục mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh… Đặc biệt, phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam là yêu thương, chia sẻ, gắn với những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, vun đắp giá trị gia đình Việt Nam về cơ bản là từ phong trào lấy phụ nữ làm hạt nhân nhằm bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, để gia đình thực sự là nơi an toàn cho mỗi cá nhân tìm về, vợ chồng bình đẳng, cùng nhau xây dựng gia đình thịnh vượng, bền vững và văn hóa, góp phần phát triển xã hội bền vững, hạnh phúc.

"Văn hóa gia đình cần được xây dựng trên nền tảng nhân văn, đề cao giá trị đạo đức, nền nếp, kỷ cương một cách tự giác, nuôi dưỡng tâm hồn, rèn luyện phẩm chất, hình thành nhân cách con người. Giá trị hôn nhân và con cái trong gia đình cần tiếp tục khẳng định. Yếu tố bình đẳng, tiến bộ trong gia đình hiện đại cần được thấm sâu hơn" - TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Học viện Phụ nữ Việt Nam đề xuất. 

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đưa tiêu chí văn hóa vào nội hàm các cuộc vận động trên toàn quốc, như "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" (không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); các mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc có sự tham gia của nam giới và các thành viên trong gia đình…

Nguồn: Hương Sen - ĐBND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nếp nhà lãng đãng khói hương như chiếc cầu nối với quá khứ. Hồn người tĩnh tại, thong dong hòa quyện miền tâm linh thăm thẳm. Nhưng không phải dịp Tết đến ta mới thấy nhẹ nhàng. Bất cứ khi nào đứng trước ban thờ tiên tổ, bao bộn bề, lo toan đều tự nhiên rũ bỏ, để gia tâm bảo vệ những gì tốt đẹp của tinh thần.

  • Vừa qua, một số cá thể thiên nga đã được thả vào hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc làm này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Dù sau đó, các cá thể thiên nga đã được di chuyển đến một địa điểm khác song từ sự việc này nhiều người tỏ ra băn khoăn bởi hồ Hoàn Kiếm vốn được coi là nơi linh thiêng, hơn nữa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn còn là Di tích quốc gia đặc biệt.

  • Khi toàn cầu hóa, nhiều người mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sáng tạo. Nhiều quốc gia coi sáng tạo là nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, bên cạnh động lực cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khả năng sáng tạo của con người.

  • “Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.

  • Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.

  • Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.

  • Một năm qua, sự xuất hiện của các sàn đấu giá nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy hội họa phát triển, tạo ra thị trường lành mạnh thu hút nhà đầu tư cũng như giới mộ điệu. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.

  • Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.

  • Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.

  • Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.

  • Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chia sẻ đầy trăn trở tại Hội thảo "Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc" vừa qua ở Đà Nẵng.

  • Sáng 16/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội - nhận diện, bảo tồn và phát triển” tại đình Hào Nam. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa - xã hội, các nghệ nhân dân, đồng đền, thủ nhang, thanh đồng…

  • Gần đây, một số trường ngoài công lập tăng học phí cao gây phản ứng của phụ huynh và bất bình dư luận. Đáng chú ý là theo Luật Giáo dục 2005, các cơ quan quản lý nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường ngoài công lập. Các trường này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và ngành giáo dục chỉ giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo.

  • Là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia từ năm 1991, nhưng những giá trị lịch sử, yếu tố nguyên gốc tại chùa Khúc Thủy, thôn Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

  • Không phải ai sinh ra cũng đã có thẩm mỹ âm nhạc mà nó được hình thành gắn với không gian sống, điều kiện thụ hưởng. Theo nhạc sĩ Quốc Trung, hiện nay ở Việt Nam hầu hết các chương trình nghệ thuật chỉ trình diễn một vài thể loại nhạc, bó hẹp sự lựa chọn của khán giả. Nếu mọi người tự mở rộng, bỏ qua rào cản để thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau, sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ, thú vị.

  • Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.

  • “Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.

  • Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.

  • Trước các phương tiện nghe nhìn, sách đang trở nên yếu thế hơn. Người lớn cũng ngại đọc sách, còn trẻ em thì thích xem iPad và chơi game. Làm sao để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ, qua đó, dần nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng sách?

  • Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.