Vũ Hạnh, ngòi bút nhiệt thành và một nhân cách lớn

09:14 18/08/2021

Giữa lúc tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh căng thẳng, nhà văn Vũ Hạnh (trong ảnh) bị tai biến, phải nhập viện. 6 giờ sáng 15/8 ông qua đời, hưởng thọ 96 tuổi (1926 - 2021). Biết ông từ lâu, và mươi năm gần đây được gần gũi ông, hiểu ông, càng thêm yêu quý ông về tài năng và nhân cách. Thương tiếc vĩnh biệt một nhà văn lớn, đa tài, đầy nhiệt huyết với lý tưởng sống và lý tưởng nghệ thuật của mình!

Ảnh: NGUYỄN ÐÌNH TOÁN

Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Ðức Dũng, sinh ngày 15/7/1926 tại Thăng Bình, Quảng Nam trong một gia đình Nho giáo. Ông là cháu ngoại ông Nghè Phan Quang, một trong "ngũ phụng tề phi" xứ Quảng đầu thế kỷ 20. Cha ông là một nhà nho, có ảnh hưởng nhiều của tây học. Sớm giác ngộ cách mạng, Vũ Hạnh tham gia Việt Minh ngay từ tuổi thanh niên và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, giáo dục tại quê nhà. Năm 1955, ông bị địch bắt vì tham gia đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneva, thống nhất đất nước. Ra tù ông phải chuyển vùng vào hoạt động tại Sài Gòn. Bút danh Vũ Hạnh là tên một người bạn tù giàu nghĩa khí, kiên cường và ân nghĩa với ông những ngày gian khó.

Từ đây cuộc đời hoạt động cách mạng và văn chương của Vũ Hạnh sang một trang mới đầy hào hứng và sôi nổi, kết hợp ngọn lửa của lý tưởng và tài năng văn nghệ trong tâm hồn ông. Miền nam sau Hiệp định Geneva là thời kỳ đen tối của cách mạng, không chỉ về chính trị mà cả trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật. Không ít kẻ vì đớn hèn, vì danh lợi cam tâm bán mình cho quỷ dữ trở thành bồi bút. Trên văn đàn không thể công khai ca ngợi hòa bình, đấu tranh thống nhất đất nước, các tác giả phải giấu mình sau những biểu tượng để thể hiện ý tưởng. Bút máu (12/1958), Chất ngọc (1/1960) của Vũ Hạnh ra đời trong hoàn cảnh như vậy, đó là "tuyên ngôn với chính mình đồng thời cũng là cách phản ứng, đấu tranh với những bọn bồi bút đông đảo thời ấy". Sau đó, ông còn mở rộng phạm vi phản ánh và đề cập những vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Lửa rừng là một thí dụ. Theo tác giả cho biết, ý tưởng tác phẩm là một dự cảm về một phong trào nổi dậy của quần chúng, đồng thời cũng là bày tỏ tình cảm trước sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam. Các tác phẩm tiếp theo như Con chó hào hùng, Ngôi trường đi xuống, Vượt thác, Cô gái Xà-niêng, Người chồng thời đại… cũng nằm trong trường thẩm mỹ như vậy của người viết.

Trường hợp ra đời tác phẩm Người Việt cao quý lại mang ý nghĩa đặc biệt. Ðó là thời điểm năm 1965, chiến tranh ở miền nam mở rộng, quân Mỹ trực tiếp tham chiến với những cuộc càn quét, tàn sát khốc liệt. Cùng với đó là lối sống sa đọa đồi trụy và nhiều hệ luỵ khác được du nhập vào các đô thị. Vũ Hạnh nhận ra, chỉ có những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mới có thể ngăn cản được làn sóng ấy, và ông quyết định viết "một cái gì đề cao tinh thần dân tộc để mà gián tiếp đánh Mỹ". Ðể dễ bề vượt qua kiểm duyệt, ông mượn tên một người Ý là A. Pazzi làm tác giả. Trong một tuần, cuốn sách hoàn thành và đã được công chúng nhiệt thành đón nhận, được in tới lần 50, không chỉ đáp ứng nhiệm vụ trước mắt thời kỳ đó mà cho đến nay vẫn còn giá trị.

Những tác phẩm Tìm hiểu văn nghệ, Ðọc lại Truyện Kiều cũng ra đời trong những hoàn cảnh khá đặc biệt như vậy. Ðó là kết quả của những suy nghĩ kết hợp giữa nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm xã hội của nhà văn. Từ thực tiễn cuộc sống, sự nhạy cảm nghệ sĩ, Vũ Hạnh đưa ra suy nghĩ của mình về văn nghệ. Mặc dù bị kìm kẹp và khống chế gắt gao, nhưng những luận điểm và kiến giải trong các tác phẩm trên vẫn mang nhiều tính cách mạng, rất gần với quan điểm của Ðảng về văn học nghệ thuật thời kỳ đó. Là cơ sở mật của cách mạng, hoạt động đơn tuyến trong nội thành, một môi trường khắc nghiệt và phức tạp, ông không chỉ phải kiên cường đối phó với "bàn tay sắt" của địch, mà còn phải ứng phó khôn khéo với "bàn tay nhung" thâm độc mà kẻ địch giăng khắp nơi. Năm lần bị địch bắt, bị tù đày, ông vẫn giữ tròn khí tiết cách mạng với nhiều đóng góp quý, cụ thể và thiết thực, nhất là trong Phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc do ông là Tổng Thư ký, và kẻ thù cũng không thể thủ tiêu được ông.

Vũ Hạnh là con người văn hóa. Cách ứng xử lịch thiệp khiến người đối diện quý trọng, vị nể. Ông dễ hòa đồng, sẵn lòng chia sẻ khi cần thiết. Ðặc biệt trong sáng tạo và bàn luận khoa học, ông là người luôn cẩn trọng, lịch duyệt. Những năm gần đây, tuổi tác đã cao, ông không còn năng nổ như trước, nhưng vẫn nhất quán một con đường thủy chung với lý tưởng. Là người trong cuộc nhiều trải nghiệm, trên các diễn đàn, ông luôn luôn trân trọng nhấn mạnh giá trị và hy sinh của dân tộc trong lịch sử, cách mạng và kháng chiến, từ đó cần hết sức gìn giữ, phát triển những giá trị ấy trong điều kiện mới.

Với tài năng và tâm huyết, Vũ Hạnh đã cống hiến cho đất nước những đóng góp to lớn trong công cuộc chiến đấu của nhân dân, đặc biệt là tại các đô thị bị tạm chiếm ở miền nam trước năm 1975. Ông thật sự là một tấm gương sáng trong đội ngũ những người hoạt động văn học ở miền nam và cả nước. Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật mà Ðảng và Nhà nước trao tặng nhà văn Vũ Hạnh năm 2007 chính là một phần của ghi nhận ấy.

 
Theo Lê Quang Trang - NDĐT
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.

  • Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.

  • Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.

  • Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.

  • Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

  • Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.

  • Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.

  • Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.

  • Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.

  • Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.

  • Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.

  • Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.

  • Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...

  • Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.

  • Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.

  • “Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...

  • Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.

  • Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.

  • Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.

  • Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!