Với anh em văn nghệ sỹ Huế

09:51 26/03/2009
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOVà tôi đã rời xa Huế vào những ngày mà chính tôi cũng không muốn một chút nào. Có lẽ, không ai trách được sự sắp xếp và an bài của cuộc sống. Dù rằng Huế đối với tôi là ân nghĩa, là những kỷ niệm khó phai thì rồi cũng phải tự tạ từ. Trong sâu thẳm đáy lòng, khi nhìn những đêm trăng phả xuống thành phố tôi đang sống, tôi lại quay lòng nhớ Huế, dẫu một chút thôi, hơi thở của tôi đã không được đắp bồi bởi Huế.

Với Huế là ân nghĩa.

Tôi đã sống ở Huế suốt khoảng thời gian sinh viên của một cô gái nghèo xứ Nghệ. Ra đi từ lam lũ của ruộng đồng, của mảnh đất được nhắc đến bởi những tên người tên đất, bởi một thế hệ những bậc anh tài văn sỹ. Từ Đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ Nguyễn Công Trứ, của một Cù Huy Cận đôn hậu và nhân từ... Kế tiếp niềm tự hào ấy, tôi yêu văn chương và đến với văn chương như một niềm an ủi và tự tại nhất. Rồi vào Huế, như những người từng đến, từng ở lại rồi ra đi... tôi đã nhận ra mình được bồi đắp cảm xúc văn chương, được sống trong tình yêu thương và đùm bọc của anh em văn nghệ sỹ - từ những người là bậc cha, bậc chú, đến những người đồng trang lứa... tất cả không gượng gạo mà chân thành, đầm ấm, Huế với tôi một mái nhà nghỉ chân yên bình nhất mỗi khi chạnh lòng trắc ẩn. Mà trắc ẩn nghĩa là người ta phải nhớ, phải suy nghĩ và có thể là không dễ nguôi quên. Tôi là người trẻ tuổi, sức viết và kinh nghiệm chưa đủ chín muồi như những anh em văn nghệ sỹ lớp trước; nhưng tôi đã không ngần ngại khi đưa những đứa con đầu lòng của mình lên mặt báo, và tôi đã nhận được không ít những lời động viên, góp ý chân thành. Nghề viết là nghề gian nan, khó nhọc và phải lao động bằng cả khối óc lẫn con tim. Nghề viết văn, làm thơ, viết ký lại là một chuỗi những tháng ngày mệt nhoài đánh vật với từng con chữ, từng dấu chấm, dấu hỏi... Nhiều người vẫn nghĩ rằng có khó gì đâu bởi nghề viết là nghề “tưởng tượng”. Nhưng mấy ai hiểu rằng để có được một tác phẩm ra mắt công công chúng, người viết phải đánh đổi rất nhiều. Tôi đã từng hỏi bản thân mình: Nếu không được nuôi dưỡng tâm hồn mình ở một mảnh đất có nhiều giai tầng văn hóa như Huế thì liệu mình có nung chín được cảm xúc không?! Từ sâu thẳm của hơi thở trầm tích Huế, tôi nhận ra những vẻ đẹp gần gũi, vừa tâm linh, vừa thực tế, và có chút gì đó như hồn phách bao đời nay của những thế hệ người Huế đã ra đi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói với tôi:

“Khi viết, phải thật chân thành, thật thảnh thơi và phải đẩy mâu thuẫn của chính mình lên đến đỉnh điểm. Đào có biết ngày xưa Nguyễn Công Trứ đã từng cưỡi ngựa lên Núi Hồng Lĩnh để làm thơ không, biết đâu bây giờ những dấu chân ngựa ngày xưa của ông cụ giờ đã thành di sản phi vật thể? Đào sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ ấy, phải hiểu được những thách thức của một người cầm bút. Người viết như một con ngựa bất kham bị thuần phục bởi lòng nhân ái của đồng loại”. Và cũng từ đó, tôi đã thấm được cái thần của người cầm bút, khi phải sống lăn lộn với từng đồng nhuận bút ít ỏi, của những ngày Huế rét cắt thịt da và những cơn mưa dầm rầu rĩ nhất. Nhưng tình yêu Huế, tình cảm của những lớp anh, chị văn nghệ sỹ Huế đã giúp tôi sống những ngày đẹp nhất và đầy ý nghĩa ở Huế. Bây giờ trên giá sách của tôi, có nhiều món quà tặng tinh thần vô giá với những lời đề tặng: những tập ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Cầm Hải, tiểu thuyết, truyện ngắn của Hà Khánh Linh, Hồng Nhu, Trần Thùy Mai, thơ của Nguyễn Khắc Thạch, Võ Quê, Ngô Minh, Ngàn Thương, Lê Ngã Lễ, Hồ Thế Hà, Văn Công Toàn, Tôn Nữ Hỷ Khương... Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi với Huế là khi thực hiện bộ phim về 20 năm Tạp chí Sông Hương, khi Ban giám đốc Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế ký duyệt phát sóng HVTV và VTV thì nhận được thông báo của Ban tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế... về kiểm tra. Thoạt đầu, tôi đã rất sợ, bởi với một người vừa vào nghề, khi đổ công sức để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Tạp chí Sông Hương trong 20 năm đã là một việc làm rất khó. Nhưng với tâm huyết của người làm báo, và chút tình cảm chân thành với văn chương, tôi đã cố gắng hết mình khi hoàn thành kịch bản, cùng anh em trong phòng khởi quay và hoàn tất. Lý do đơn giản nhất mà tôi nhận được từ kết luận của đoàn là chỉ kiểm tra xem phim có thể hiện sai về quan điểm chính trị không vì Tạp chí Sông Hương đã trải qua nhiều sóng gió?! Thế mới biết, sự tồn tại của một tạp chí nổi tiếng về chất lượng bài vở như Sông Hương trên một mảnh đất nhạy cảm trong lòng mọi người là một thách thức quá lớn. Nhưng vượt qua tất cả, tạp chí Sông Hương vẫn khẳng định được vị trí của mình, là niềm hi vọng của anh em văn nghệ sỹ Huế cũng như cả nước khi gửi gắm những đứa con tinh thần của mình nhằm làm đẹp thêm cho cuộc sống.

Tôi rời Huế vào mùa thu, đi xa, khi vọng Huế, những ký ức tươi nguyên ấy lại hiện về rưng rưng nước mắt. Hình như Huế đã là một phần máu thịt trong tôi, che chở cho tôi những lúc tâm hồn mệt nhoài vì mưu sinh cuộc sống.

Là duyên nợ...

Những tác phẩm đầu tay của tôi đều được viết khi còn ở Huế. Đó là những kỷ niệm nằm lòng đầy dấu ấn mà tôi không thể nào quên. Nhớ có lần vừa hoàn thành một truyện ngắn, đạp xe lên nhà văn Hồng Nhu, rồi qua Hội văn học nghệ thuật nhờ anh Võ Quê đọc, góp ý, rồi lại chạy về Tạp chí Sông Hương, gặp các cô chú và anh chị ở đó, và tôi tự ''chào hàng'' bằng truyện ngắn “Gam màu hạnh phúc” đăng trên mục trang viết đầu tay. Rồi từ đó, những truyện ngắn, thơ, tìm hiểu tác phẩm văn học của tôi được đăng đều trên tạp chí Sông Hương, báo Thừa Thiên Huế, tạp chí Văn hóa Huế... Không gì hạnh phúc bằng khi nhìn những đứa con tinh thần của mình được có đất dụng võ, được bạn đọc biết đến và trân trọng. Như vậy, thử hỏi, có phải Huế đã là duyên nợ với tôi không? Mặc dù trong những cuộc thi thơ, truyện ngắn, bút ký do Hội văn học nghệ thuật tổ chức tôi chưa có dịp tham gia, nhưng tôi thường xuyên theo dõi kết quả của những tác giả, tác phẩm đạt giải. Nhiều người vẫn nói, sau những cuộc thi như vậy, Huế giàu lên về sản phẩm tinh thần và văn học nghệ thuật Huế lại có thêm nhiều sức sống mới. Nhưng lại nghèo hơn về con người, vì, đã không ít người vì hoàn cảnh gia đình đã rời xa Huế?! Trong những cuộc họp của Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, nhiều anh chị em băn khoăn về lực lượng trẻ kế cận công việc viết lách ở Huế, và đã không ít lần lo âu thắc thỏm vì lực lượng trẻ quá ít, họ không nhận được một sự khuyến khích nào của những người có trách nhiệm? Vừa qua, nhà văn trẻ Văn Cầm Hải đã được vinh dự đứng vào hàng ngũ Hội viên hội Nhà văn Việt , như thế ít nhiều lực lượng trẻ cũng đã khẳng định được vị trí của mình. Nhưng trong tổng số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế hiện nay, lực lượng trẻ rất ít. Những người “gạo cội” thì càng lớn tuổi mà những người mới chập chững vào nghề thì chưa đủ kinh nghiệm để được tin tưởng. Nên chăng để có được lớp nền móng vững chắc hơn, những người có trách nhiệm đối với văn học nghệ thuật ở Huế cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với lớp trẻ.

...Đồng vọng Huế

Cũng như bao người từng có những ký ức dịu dàng với Huế, tôi vẫn hằng mong một ngày nào đó được trả ơn với Huế, được trở về dạo bước trên những con đường bình yên giữa mưa phùn và gió rét. Bởi khi cô đơn, con người sẽ tự bộc phát cảm xúc và viết được nhiều hơn những gì mình nghĩ. Anh em văn nghệ sỹ ở Huế sống chân thành, không câu nệ bởi tuổi tác hay vật chất. Chính cái niềm vui bình dị ấy của họ đã cho tôi thấu hiểu được một phần nhỏ trong bội phần của cuộc sống phức tạp, bấn loạn ngoài kia. Huế như một góc khuất của những tâm sự người - người. Giữa bao nhiêu bộn bề của cuộc sống, giữa những tham vọng đời người, tôi không muốn mình phải câu nệ với một ai. Nhưng để chọn lựa được một nơi gửi gắm tâm tư, tôi sẽ không ngần ngại chọn Huế, bởi với tôi Huế chính là quê hương thứ hai. Ở đó có những người anh, người chị, người bạn luôn dang rộng vòng tay khi ai đó trở về...

Nhớ Huế, 7/2005

N.T.A.Đ
(198/08-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Vậy mà, đã hơn 50 năm, từ những năm tháng trẻ tuổi… Huế, ngày ấy đã xa. Đã là kỷ niệm. Đã mất đi nhưng vẫn không ngừng sinh nở. Như những câu thơ, một thời…

  • Việt Đức - Võ Quê - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Văn Vũ - Lê Phùng - Thùy Phương - Trần Băng Khuê

  • Trại sáng tác văn học với chủ đề “Vinh Xuân - Mùa biển gọi” do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã Vinh Xuân tổ chức, diễn ra trong thời gian từ ngày 3/5 đến ngày 10/5/2024, gồm 14 nhà văn, nhà thơ và 1 nhạc sĩ khách mời, đã cho ra đời 58 tác phẩm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngày 18/9/1945, tại số 43 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Thuận Hóa, Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Thừa Thiên - tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay được thành lập.

  • CHU SƠN

    Cuối năm 1963 tôi từ Hội An ra Huế để nhận lại tập thơ Quê Nhà và giấy phép xuất bản tại nha thông tin Trung Việt.

  • TRẦN DZẠ LỮ

    Gần một đời người làm thơ, sống giữa Sài Gòn với bao nhiêu thăng trầm dâu bể, có những ngày đói rách, lang thang. Bạn bè thì nhiều, có kẻ nhớ người quên sống khắp cùng đất nước, nơi đâu cũng để lại trong tôi ít nhiều kỷ niệm.

  • (SHO) Những người tôi gặp ở Huế trẻ hay già thường ngưỡng mộ anh là Thầy, một vị Thầy của môn âm nhạc, của tiếng, của lời, thân hay sơ mỗi người đều như chịu ít nhiều ân huệ của anh.  Nhưng thoạt mơ hồ tôi hiểu danh hiệu ấy khác hơn khi được ngồi với anh, bên bàn cơm, khi vui ca, khi đi dạo, khi nghe anh hát, khi thấy anh ngồi yên giữa bạn bè, anh hiện ra là vị Thầy bên trên âm nhạc... 

  • Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút ngày 24.6. Ông thọ 94 tuổi.

  • LTS: Ngày 17-7-1988 nhà thơ THANH TỊNH đã qua đời tại Hà Nội sau một cơn bệnh nặng, thọ 77 tuổi. Tưởng niệm nhà thơ, người anh người đồng nghiệp đáng kính của anh em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Hoàng Trung Thông và đoạn trích trong Điếu văn đọc tại lễ tưởng niệm nhà thơ tại trụ sở Hội văn nghệ B.T.T ngày 19-7-1988.

  • DƯƠNG THỊ NHỤN

    Tôi biết nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung là hàng xóm cũ của tôi những năm 90 của thế kỉ trước. Chị Dung là cháu ruột lại gần nhà ông ở phố Điện Biên Phủ nên rất thân thiết với ông. Tôi chỉ nghe chuyện và đọc truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua chị Dung.

  • LGT: Thúc Tề và Trần Kim Xuyến là hai nhà báo có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là: trong hai nhà báo liệt sĩ nói trên, ai mới đúng là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam?”. Nhiều ý kiến công nhận nhà báo Trần Kim Xuyến là nhà báo liệt sĩ đầu tiên, trong khi các tư liệu lại cho chúng ta thấy Thúc Tề mới đúng là nhà báo liệt sĩ đầu tiên.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Trong số bạn bè thân tình của tôi, Ngô Minh rất “lạ”. Lạ đầu tiên là… nhỏ thó. Người thấp bé, tròn vo, tròn vo từ mấy chục năm ni luôn, chừ lại suốt ngày (e cả suốt đêm) ngồi máy tính viết bài.

  • Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Nhằm thẳng quân thù mà bắnThuyền trưởngRừng xưa xanh lá ;Kiếp chóNhững người rách việc; Chuyện kể năm 2000... đã qua đời vào lúc 6 giờ sáng ngày 18.12. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bước vào sáng tác văn chương từ năm 20 tuổi và đã có một bút lực dồi dào để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

  • Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913 , quê  làng Trà Vi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Hội Sinh viên thị xã Thái Bình thuộc Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và bị Pháp bắt vào cuối năm 1930 và bị giam hai tháng rưỡi tại thị xã Thái Bình.

  • Thi sĩ Kiên Giang là tác giả những bài thơ nổi tiếng Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Tiền và lá, Ngủ bên chân mẹ… Ông cũng là soạn giả của những vở cải lương quen thuộc như Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi - Mỵ Nương và hàng trăm bản vọng cổ. Như người bạn văn tâm giao Sơn Nam và thi sĩ đàn anh Nguyễn Bính, Kiên Giang cả một đời phiêu bạt sống rày đây mai đó, cho đến khi trái tim đột ngột ngừng đập”...

  • Ở tuổi 89, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Nhà văn Trần Áng Sơn sinh ngày 12/7/1937 tại Hải Phòng, lớn lên ở Huế, trưởng thành ở Sài Gòn, mất ngày: 18/5/ 2014.

  • QUANG VIÊN

    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là vị tướng tài năng và đức độ. “Ông là một danh tướng, một nhà chính trị và nhà quân sự lỗi lạc” - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thốt lên khi nhớ về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như vậy. Trong cuộc sống tình cảm gia đình, cũng như ứng xử với văn hóa văn nghệ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng hết sức chí tình, có những việc làm rất đáng khâm phục. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về ông rất hay: “Sáng trong như ngọc một con người”…