trời xanh đầm đìa hai mắt
(Bao giờ cho đến mùa thu - Vũ Từ Trang)
Tôi đã từng đọc thơ Vũ Từ Trang. Và bây giờ, cũng những ngày rất thu, tôi đọc Vì ai ta mãi phong trần (NXB Phụ nữ 2017). Đây là tập chân dung văn học thứ ba của ông sau Phía sau con chữ và Nhà văn độc hành độc bộ. Khi đọc xong cuốn sách này, tôi lại nhớ thơ ông và thấy trời xanh đầm đìa hai mắt.
Nhà văn, nhà thơ không phải là danh xưng dành cho tất cả những người cầm bút, mà là những tác phẩm sẽ suy tôn nên họ. Nhưng, cùng với sự thay đổi của lịch sử và thời cuộc, sẽ có không ít những con người, những giá trị bị khuất lấp, ẩn giấu hay chôn vùi vĩnh viễn. Đó là sự thật không phải hiếm trong văn học nghệ thuật. Đáng quý và đáng trân trọng thay, có những người viết cùng thời, cùng thế hệ của những người như thế, vì tiếc tài, vì trọng bạn, vì cảm phục hay vì ân tình nào đó mà ghi lại. Từ đó, những góc khuất, thất lạc, mù mờ hay lầm tưởng sẽ ít nhiều mà được sáng rõ và thấu hiểu.
Trong lời nhỏ đầu sách, nhà thơ Vũ Từ Trang đã viết: “Có những người nổi tiếng, có người chìm khuất, nhưng tôi muốn viết về niềm khát khao đắm say và sự xả thân theo đuổi cái đẹp của họ trong sáng tác”. Bởi vậy nên xuyên suốt cuốn sách người đọc cảm nhận được một niềm đam mê và tâm huyết mà tác giả dành để viết về những nhân vật của mình - những bạn văn thân thiết. Và dù họ có là những người nổi tiếng hay chưa thực sự nổi tiếng thì ta vẫn thấy được sự trân trọng và niềm yêu quý, thiết tha của người viết dành cho họ. Cũng có thể, niềm say mê ấy là từ chính những nhân vật thổi vào tâm hồn người viết chăng mà đến nỗi, có những đoạn, người đọc gần như cùng vui, buồn, xa xót, ngậm ngùi qua những câu văn, mẩu chuyện. Để từ đó, ta cũng hiểu hơn những bất tận của nghệ thuật và nỗi cô đơn của những con người trên con đường đi tìm cái đẹp trong văn chương.
Nguyên quán của Vũ Từ Trang ở Từ Sơn - Bắc Ninh, đây cũng là mảnh đất nảy nở những nguồn cơn của bao tâm hồn văn chương đồng điệu. Để từ đó ta thấy hiện lên một nhà thơ Anh Vũ với vẻ lãng tử, hải hồ và câu thơ như gói trọn hồn vía nơi đây: Thị xã đèn dầu thị xã của anh/ Thị xã của em mà em bỏ vắng. Một Nguyễn Phan Hách - Người ra đi từ làng quan họ nhưng những câu thơ cuộc đời vẫn gắn bó với hồn cốt quê hương. Dẫu thỏa chí tang bồng thì vẫn ẩn sâu đâu đó hình ảnh “ngôi nhà nhỏ bé cũ càng, cái bờ ao cỏ mọc hoang vắng và con ngõ nhỏ quanh quanh”. Một Thúy Toàn, người dịch giả tiên phong của nền văn học Nga vĩ đại. Dẫu xa quê từ nhỏ, dẫu sang tận trời tây thì sau cùng ông vẫn bình dị, khiêm nhường và tao nhã trở về với quê cha đất tổ. Hay một Nguyễn Thanh Kim, tưởng thuận theo sự dạt trôi của số phận nhưng rồi vẫn đường hoàng trở lại, nghiêm ngắn với niềm đam mê chữ nghĩa.
Cũng không thể không nhắc tới nhà thơ Vũ Quần Phương qua ngòi bút Vũ Từ Trang. Hình ảnh nhà thơ Vũ Quần Phương đĩnh đạc, ấm áp và hóm hỉnh bây giờ lại gợi tôi hình dung về cậu bé tám tuổi là ông khi xưa, côi cút đội cái nồi đồng to nặng trên đầu đi bán để lấy tiền ăn trong cảnh gió mưa mịt mùng. Ẩn sau câu chuyện, dường như Vũ Từ Trang không giấu giếm sự cảm phục, ngưỡng mộ dành cho nhà thơ của những câu thơ tài hoa. Nhà thơ Pờ Sảo Mìn người dân tộc Pa Dí nổi bật lên như một nét khác biệt. Hình ảnh con ngựa hoang trên núi Mường Khương theo cách gọi của Vũ Từ Trang thực sự gây một ấn tượng mạnh với người đọc. Nét hoang dã trong những câu thơ và trong chính con người Pờ Sảo Mìn đã được gọi tên để ta hiểu hơn về một vùng đất, một tộc người, và một tâm hồn thơ như gọi mời khám phá. Hay nhà thơ Tạ Vũ người liêu xiêu giữa thơ ca và cuộc đời nhưng lại viết nên câu thơ như đến từ cõi khác: Tôi nghe tiếng vuốt nhẹ cần đàn trong gió heo may.
Tôi cảm nhận một sự đè nén, lắng sâu trong những dòng chữ Vũ Từ Trang viết về nhà thơ Vương Tùng Cương. Những xa xót, ngẫm ngợi về cõi người với nỗi đau tận cùng mà con người ấy phải chịu đựng, và thơ như một cõi khác để xoa dịu, để nâng đỡ được chăng? Và với nhà thơ Trần Ninh Hồ, cũng là thơ đã dẫn dắt ông đi qua những hòn tên mũi đạn của chiến tranh và của cuộc đời. Thơ băng bó những vết thương của số phận con người và lưu lại vẻ đẹp nơi tâm hồn người viết, cho dẫu Vì thơ, ta mãi phong trần...
Mơ mộng và đậm sâu là bài viết về nhà văn Lê Minh Khuê, nhân vật nữ duy nhất trong cuốn sách. Như một trang ký ức đẹp đẽ và đáng nhớ, Vũ Từ Trang đã tái hiện lại không khí văn chương của Hà Nội những năm đầu thập niên bảy mươi, trong đó nữ nhà văn đã làm nên một dấu ấn không chỉ với riêng tác giả cuốn sách mà với cả những người viết cùng thời khi ấy. Ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê tưởng như xa xôi mà thật gần gũi và giản dị với tóc tết bím và đôi mắt sáng, to. Chỉ những mơ mộng và nội lực viết trong tâm hồn người con gái đó thì thật khó đoán định, nếu không đọc bằng những tác phẩm.
Như một khúc vĩ thanh của cuốn sách, Vũ Từ Trang viết về Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa sáu tại Quảng Bá như để thêm một lần gọi tên, những cái tên đáng nhớ. Niềm khát khao thánh thiện thuở ban đầu là nỗi rung động thực sự của tác giả khi nhắc về nơi gặp gỡ và chắp nối những tình cảm bạn bè, thày trò, tiền nhân và hậu thế. Là nơi mà những ước mơ trong trẻo, những đam mê bỏng cháy được thắp sáng hay nhen nhóm trên con đường văn chương của mỗi người. Là những chiêm nghiệm của người viết sau một khoảng thời gian không ngắn của đời người. Và những cái tên, dù tên tuổi hay khiêm nhường trên văn đàn Việt Nam, một lần nữa là niềm rưng rưng nuối tiếc, nhưng đọng lại trong lòng độc giả là những vẻ đẹp thấp thoáng, ẩn giấu đâu đó trên con đường nghệ thuật mà học đang và đã đi qua.
Nhà thơ Vũ Quần Phương có nhận định sau khi đọc xong cuốn sách này: “Đó là kho hiện vật, kho tư liệu tâm hồn làm chứng tích cho một thời gian khổ, thiếu thốn, chật hẹp đủ điều nhưng ước vọng tinh thần và ý chí sáng tạo của con người văn chương thì thật đẹp, đủ sức giúp họ đứng vững và tạo nên một trong những điều kỳ diệu của cuộc đời này. Ấy là nghệ thuật, ấy là văn chương.”
Theo Kim Nhung - VNQĐ
2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.
Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.
Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.
Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.
Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.
Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.
Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.
Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...
Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.
Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.
“Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...
Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.
Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.
Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!