Về một nhà thơ mới qua đời

13:50 20/08/2011
Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

Nhà thơ Văn Hữu Tứ - Bửu Chỉ ký họa

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Các tập thơ đó đồng thời cũng là tự sự về một phần đời anh như Văn Hữu Tứ đã suy nghĩ trước khi xuất bản. Suy nghĩ của anh làm nhớ lại những năm Văn Hữu Tứ còn bước đi dưới nền trời của tuổi thanh niên. Trước năm 1972, thầy giáo Văn Hữu Tứ đã từng thể hiện lòng yêu nước yêu người trong những bài thơ được lưu truyền trong một số người bạn. Tập thơ “Dưới bóng cờ cách mạng” của Văn Hữu Tứ và Nhất Huy đã ra đời trong bối cảnh đó mà sau này, tập “1000 năm thương nhớ” nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trích đăng lại một bài thơ trong đó của anh.

Giờ đây Văn Hữu Tứ  nằm lặng im sau khi đã ngược xuôi trên những chặng đương đời, lặng im như cõi vĩnh hằng. Sắp tới, mỗi khi nhớ lại chút hơi ấm trong bàn tay Văn Hữu Tứ với những cái bắt tay thường nồng nhiệt, những người bạn của anh có lẽ không còn cách nào khác ngoài việc lật lại những trang thơ của một người đã qua đời. Nơi đó, Văn Hữu Tứ đã hóa thân trong những dòng chữ của ngọn đèn khuya, gian nan và vinh hiển.

1h khuya, 14.7.2011
Lê Văn Ngăn


VĂN HỮU TỨ


Dòng sông tuổi mười lăm

Tưởng nhớ N.K

Tôi ngồi bên bờ sông
đọc lại những bài thơ của người đã chết
những bài thơ
những khúc hát than đá đen

Chàng thường ngắt những cành hoa bất tử
ném xuống dòng sông
cành hoa trôi đi
báo hiệu thân phận người tử tù
hiên ngang bước vào cửa địa ngục
Chàng thường ném những tia nhìn giễu
cợt tới mặt trăng, mặt trời
tới mặt đất đầy hầm hố

Em không thể nào đọc được niềm băng giá
trong thân thể chàng đã chìm dưới
                                                đáy sông xanh
Thân thể chàng lặng lẽ trôi đi
như những cánh hoa bất tử

Tôi ngồi bên bờ sông một thời chàng
                                                ca hát đêm đêm
dòng sông in bóng người đãng trí
chàng ôm chặt tình yêu đất xám
còn em quay về vườn địa đàng

Bờ sông kia mọc lên một cành hoa cô độc

Người đãng trí ôm những lời ngụ ngôn
                        đi qua tám cửa thành
với vòng nguyệt quế là dòng sông
                                    tuổi mười lăm

Ai biết được tình yêu của chàng là
                        ba mươi, mười lăm
                                    hay mười bảy?


Hát bên đời


Đời mênh mông đêm tối
tôi gọi em bằng tên các vì sao
nồng ấm mắt em ngọn lửa
và tim tôi là gió phiêu bồng

Em hãy làm quê nhà
gìn giữ tình yêu thời con gái
để lại trong tôi nỗi nhớ khôn nguôi

Đời mãi mãi dội vang tiếng thét đấu trường
tôi xin tặng em trái tim đấu sĩ
với số phận rủi may
và bình minh ròng ròng máu đỏ
xin em hiểu rằng tim tôi
                        là thảm kịch của em
Tôi bước đi một mình
số phận đè xuống hai vai
                        như một tảng đá thời cổ đại
                        đêm đêm
                        tôi có em làm giấc mơ trú ẩn

Có thể tôi sẽ gục ngã bởi đau thương
nhưng với tình yêu của tôi đã trao em
                        như ngọn lửa ấm áp
Tôi sẽ bình tâm
đi trong mênh mông đêm tối
đi tới đấu trường


Bài ca đốm lửa


Em rạch nát vùng trán tôi
Nụ cười hồn nhiên tuổi trẻ
Những hạt mưa mùa phục sinh bất chợt
Thời gian đầy rồi vơi
Cổng thành xưa xõa tóc
Tôi ngược xuôi một phần thế kỷ
                        xuyên con kênh độc thoại
Phía hai bờ mưa giăng xối xả
                                                tôi đi
Nắng rồi mưa
            dòng sông vẫn một màu năm tháng
Em đã đến và em đã đi
Bóng mây vàng rồi xanh
            phút giây đợi giờ nguyệt thực
Chim đã về
            và chim đã khuất xa
Còn réo rắt tiếng tơ đồng rụng rơi
                        Lăn hoài như giọt nước
Ơi màu hoa đỏ hoa ban
Rì rào âm thanh sóng
Làn hương thiết mộc lan ngây ngất
Ai cất tiếng vu vơ
                        khúc hát mục đồng
Cháy lên những bài ca đốm lửa
Bên kia bờ trăng sao ngơ ngẩn
Dòng sông xanh im bóng


(270/08-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
                                        Heidegger
    Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
                                        Heidegger

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại

  • PHAN ĐÌNH DŨNG   

    Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.

  • NGUYỄN XUÂN HÒA

    Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.

  • LÊ KIM PHƯỢNG

    Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.

  • LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
    Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…

                Ban Biên tập

  • HỒ THẾ HÀ

    Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.

  • PHAN VĂN NAM    

    Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).

  • VĂN THÀNH LÊ    

    1.
    Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.

  • ĐỖ LAI THÚY

    Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.

  • SƠN CA 

    Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.

  • NGUYỄN THANH TÂM    

        …đi về đâu cũng là thế… 

  • GIÁNG VÂN

    LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.

  • HỒ THẾ HÀ

    Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.

  • NGUYỄN THÀNH NHÂN

    Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.” 

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
    Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)    

    Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).