Về một cuốn sách phê bình

10:04 13/04/2010
HÀ VĂN THÙY(Nhân đọc Văn học - phê bình, nhận diện của Trần Mạnh Hảo)

Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo - Ảnh: gio-o.com

Hơn năm trước, trong khi viết bài trao đổi lại với nhà thơ Trần Mạnh Hảo, chúng tôi canh cánh nỗi lo: điều gì sẽ xảy ra khi những bài ông Hảo phê bình sách giáo khoa Văn học được gom lại in thành sách? Nay nỗi lo đã thành sự thực: cuốn Văn học-phê bình, nhận diện ra đời tại một nhà xuất bản tiếng tăm - Nhà xuất bản Văn học.

Ngót 500 trang sách với 35 bài viết đều một giọng dè bỉu, làm mất mặt hàng chục nhà giáo đứng đầu nền giáo dục nước nhà, khiến người đọc khó tiếp thu.

Chúng tôi xin trao đổi đôi điều về cuốn sách trên.

1/ Bất cập từ sự thái quá

Cũng như nhiều người đọc công tâm, chúng tôi đã từng hoan nghênh ủng hộ một số bài viết phê bình sách giáo khoa văn học của ông Trần Mạnh Hảo.

(Xem Hà Văn Thùy: Về hiện tượng nhà thơ Trần Mạnh Hảo phê bình sách giáo khoa văn học - Văn hóa văn nghệ Công an tháng 3/1999). Bài Cần phải hiểu đúng thơ Nguyễn Khuyến là bài viết cực hay. Chất thơ của bút pháp cộng với tấm lòng người viết tạo ra một áng bình luận văn chương tuyệt bút. Ngoài việc chỉ ra chi tiết hoa khô quá đỗi vụng về của sách giáo khoa, tác giả đã phát hiện ra tầng ý nghĩa thật sâu kín của thơ cụ Yên Đồ. Có thể nói, trước bài viết của ông Hảo, chúng ta chỉ cảm nhận 3 bài thơ thu ở mức của tác giả sách giáo khoa. Phát hiện của Trần Mạnh Hảo đã đẩy nhận thức về thơ Nguyễn Khuyến tới độ sâu tận cùng. Nguyễn Khuyến "nằm chung với khói mây" cũng là bài viết nhiều xúc cảm. "Thơ duyên" trong sách giáo khoa là bài viết thuyết phục, cho người đọc thấy sự giảng giải còn khiên cưỡng của sách giáo khoa và giúp ta hiểu đúng hơn về cái vui cái buồn trong thơ Xuân Diệu. Cần giảng dạy đúng tinh thần bài thơ "Tiếng hát con tàu"cũng có những ý mới, vượt lên cách hiểu nặng về xã hội học của sách giáo khoa. Có thể kể thêm những bài về Tống biệt hành, về Tràng giang hoặc có thể tìm được những ý hay rải rác trong một số bài khác.

Những bài viết như vậy của ông Hảo giúp cho người đọc nhận thức sâu hơn văn chương trong sách giáo khoa. Và điều có ý nghĩa không nhỏ là ông Hảo đã đóng lên tiếng chuông báo động với xã hội rằng sách giáo khoa Văn học của chúng ta còn nhiều sai sót, cần phải sửa chữa thậm chí làm lại. Một mình đơn phương độc mã lao vào trận địa gai góc như vậy, Trần Mạnh Hảo đã có công nhiều với nền giáo dục.

Tuy nhiên, có sự thật là: ngay trong những bài có ý đúng, ông Hảo nhiều khi bộc lộ những điều sai. Có khi là sự ngộ nhận chủ quan, có khi lại là sự áp đặt nhận thức sai lầm của mình lên những kiến giải khá thỏa đáng của sách giáo khoa. Chúng tôi đã nhiều lần chân tình trao đổi lại với ông Hảo (Đôi điều trao đổi lại với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về cái nỗi mõm mòm Xuân Hương- VHVNCA 11/ 1999 và Từ những sự viện dẫn thiếu thuyết phục- VHVNCA số 1/ 2000) Trong những bài viết đó, chúng tôi lưu ý rằng: Sách giáo khoa đã không sai khi giảng bài Tiếng hát con tàu mà mới bóc được tầng nghĩa bên ngoài để trên cơ sở đó ông Hảo khám phá tầng sâu hơn. Chúng tôi cũng bàn lại rằng, sự hiểu cái mõm mòm Xuân Hương của ông Hảo mang tính tùy tiện, dung tục. Chúng tôi cũng có bài viết (chưa in) nói rằng: trượt theo vết sai của Xuân Diệu, ông Hảo giảng bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi với buồng chuối biến thành buồng giai nhân, buồng văn nhân đã sai lầm hơn cả sách mà ông phê phán. Ngay cả ý tưởng “ Văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là nghiền ngẫm về hiện thực” của Lê Ngọc Trà mà ông Hảo chê bai dè bỉu cũng chẳng hề là sự phủ định Lê Nin mà là sự phát triển Lê Nin ở mức cao hơn. Ngay cái điều ông Hảo nhiều lần khoe: do bài viết của ông mà cơ quan chức năng chỉ thị cho Bộ Giáo dục đưa Tuyên ngôn độc lập trở lại sách giáo khoa cũng chưa thể coi là giải pháp tốt nhất. Trong văn chương thậm chí cả trong khoa học không phải bao giờ cũng tìm ra lời nói cuối cùng. Hiện nay trong công chúng vần tồn tại ý kiến: “ Không thể bỏ Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ văn ra khỏi sách giáo khoa vì như vậy không những bỏ tác giả mà bỏ cả một thời đại văn học. Còn thời chúng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đẫm trong từng hơi thở nên việc dành mảnh đất chật hẹp của sách giáo khoa để học sinh chiêm ngưỡng một Hồ Chí Minh thi nhân là điều hợp lý”. Nếu suy nghĩ đó thỏa đáng thì sự báo động của ông Hảo chưa hẳn đã là báo động thật!

Có thể thấy rằng ban đầu ông Hảo viết có những bài thuyết phục. Nhưng khi mở rộng ra, vượt quá vòng phấn cảm thụ văn chương sở trường của mình, càng ngày ông Hảo càng bộc lộ sai lầm. Cuốn Văn học- phê bình, nhận diện là sự tập hợp những sai lầm đó. Bài viết “Cần trả lại giá trị nghệ thuật đích thực cho kiệt tác “ Cung oán ngâm khúc” là bài viết nhạt nhẽo, không có ý tưởng đáng để ý. Bài “ Bàn về nghệ thuật phê bình liếc nhìn” với nhà Tố Hữu học Nguyễn Văn Hạnh không có gì đáng chú ý về học thuật mà nổi lên sự cay cú trả thù công kích cá nhân, điều không nên có trong văn hóa phê bình. Bài “ Có thật nền văn học Việt Nam “ rất đỗi đơn sơ”, “ ít được phát huy tận độ” là đặc trưng cho bút pháp ngoa ngoắt của Trần Mạnh Hảo. Phải nói rằng, sau những mặc cảm tự ty và cả sau những tự tôn vô lối, sách giáo khoa (Văn 10) lần đầu tiên đưa ra nhận định tương đối sát hợp về văn học nghệ thuật Việt Nam thì trong bài viết của mình, Trần Mạnh Hảo lại bài bác sách giáo khoa với tinh thần tự tôn vô lối cũ mèm cần gạt bỏ! Bài “ Cơ sở văn hóa Việt Nam: khoa học hay truyền thuyết? Cũng là một tiêu biểu cho phong cách tranh luận và sự hụt hẫng kiến thức của ông Hảo. Ở đây ông Hảo dẫn ra hàng loạt định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt để bắt bẻ người viết sách! Việc làm này là khiên cưỡng thiếu khoa học bởi Từ điển tiếng Việt là từ điển phổ thông. Khi đi vào những thuật ngữ chuyên sâu, người ta phải dùng bộ Từ điển chuyên dùng. Từ điển phổ thông không thể là tiêu chuẩn duy nhất đúng cho mọi trường hợp. Dùng thước đo khác nhau để định giá là điều ông Hảo nhiều lần bài bác thì chính ông lại mắc. Đã vậy, khi có người chép điều giải nghĩa trong Từ điển tiếng Việt thì ông lại cho là ăn cắp! Cầm cân nảy mực như ông, ai còn biết đặt chân đặt tay vào đâu? Mặt khác, nhiều lần ông tiền hậu bất nhất. Ở trang 323 ông viết: “ Như vậy, tôn giáo phồn thực thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ hành động giao phối do ông Thêm gán ghép cho dân tộc ta suốt 4. 000 năm lịch sử là việc làm rất chủ quan”. Nhưng khi để bảo vệ mình, ông Hảo lại vội vã học theo Đỗ Lai Thúy để khẳng định: “... Tín ngưỡng phồn thực là cơ sở xâu xa của tâm linh Việt, là nguồn gốc của văn hóa dâm tục và trên cái nền này mọc ra Hồ Xuân Hương...”i (Văn hóa văn nghệ Công an 12/ 99, trang 83). Nghiên cứu hệ thống tư duy và tri thức của ông Hảo, chúng tôi cảm nhận rằng: do thiếu một vốn văn hóa hệ thống và cơ bản nên nhièu khi kiến thức ông bấp bênh. Bên cạnh những điều rất sâu đôi khi bộc lộ cái ấu trĩ đến không ngờ. Nhưng cả hai cực đó phần nhiều lại là kiến thức cóp nhặt từ sách này sách khác chưa được tiêu hóa. Chính vì vậy không ít bài viết của ông Hảo trở thành mê hồn trận của lý sự cù nhầy không ích lợi gì cho văn chương. Nhiều kiến giải của ông bộc lộ những sai lầm bất cập có hại.

2. Cuốn sách thiếu tính thiện

Sự xuất hiện của cây bút phê bình sách giáo khoa Văn học như ông Hảo không phải là bất thường mà dường như phản ánh đúng quy luật của cuộc sống: ở đầu thiên niên kỷ này, xã hội Việt Nam có nhu cầu định giá lại nhiều gía trị. Điều này là lành mạnh bởi cần nhìn lại để phát triển. Vấn đề là ở đây, hòn đá thử vàng ở đây là: nhìn nhận, định giá theo nhãn quan nào?

Nửa thế kỷ vừa qua, những cơn bão cách mạng luôn thét gào trong xã hội Việt Nam. Tất cả vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng là yêu cầu thường trực là bắt buộc với mọi thành viên cộng đồng. Văn học nói chung và sách giáo khoa nói riêng cũng không thoát khỏi đòi hỏi bức xúc đó. Chính vì vậy chúng ta phải đưa kiệt tác Chinh phụ ngâm ra khỏi học đường. Các nhà phê bình rồi nhà giáo biến Hồ Xuân Hương thành chiến sĩ chống phong kiến... Ngày nay, đọc lại nhiều bài viết trên sách báo trước đây kể cả trong sách giáo khoa ta không khỏi có lúc cười ra nước mắt về một thời non dại. Các nhà giáo, ngoài một số ít người cơ hội vì lợi ích cá nhân tự nguyện đẩy việc phục vụ chính trị tới mức cực đoan, số dông vẫn giữ được cái tâm của mình khi làm sách. Nhờ chữ trinh còn một chút này mà sách giáo khoa đạt được chuẩn mực khoa học nhất định và đã trang bị kiến thức văn học cho hàng triệu người. Giữa công lớn ấy và sai lầm của người thầy, nên cân phân thế nào cho phải lẽ? Đâu là sai lầm chủ quan của người làm sách đâu là những hạn chế mang tính thời đại? Nếu bây giò, được hưởng lợi từ cuộc đổi mới, người đi sau đứng ra vạch mặt chí trán “nhận diện” người đi trước có sai sót rồi phang (chữ quen dùng của Trần Mạnh Hảo) cho đã giận, cho bật ra sự nổi trội của mình, phải chăng là thái độ khoa học là cận nhân tình? Mười năm trước, khi bắt tay vài đổi mới, những người cầm bút đã nhắc nhau: hãy cẩn trọng khi phê bình người thầy thuốc và thầy giáo vì sau họ là người bệnh là học trò! Thật đáng buồn là trong sách của mình, nhà thơ Trần Mnạh Hảo nỡ buông giọng khi đay nghiến chì chiết, lúc mỉa mai, khi hả hê đắc thắng trước sai sót của người khác. Thực lòng chúng tôi không hình dung nổi sau những cú đòn như vậy, liệu các thầy giáo có còn tâm trí để bước lên bục giảng? Chính vì vậy, khi cầm cuốn sách trên tay, chúng tôi thấy nhức nhối. Cuốn sách thiếu tính thiện, xa lạ với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

3. Đôi điều bàn góp

Việc cuốn Văn học- phê bình, nhận diện ra đời là hiện tượng nổi cộm trên lãnh vực văn chương và giáo dục. Người ta có thể chê tác giả ác, chê những khiếm khuyết về học thuật nhưng không thể không thừa nhận rằng, việc xới lên, việc dóng hồi chuông báo động với xã hội một vấn đề bức xúc như vậy của ngành giáo dục là việc làm có ích. Đánh lẽ từ lâu rồi ngành giáo dục phải thấy và sửa chữa thiếu sót của mình. Chẳng những không làm việc đó mà khi có hàng loạt bài báo phê bình sách giáo khoa, lẽ ra ngành giáo dục phải tiếp xúc với tác giả tiếp thụ phê bình thì lại làm ngơ coi như không có chuyện gì đồng thời chủ trương sửa sách một cách cập rập chắp vá. Chính vì vậy việc không nên có đã xảy ra... Và bây giờ cuốn sách đã ra đời, tư tưởng đã đi vào công chúng. Người thực sự hiểu biết sẽ đánh giá nó đúng theo phẩm chất của nó. Tiếc rằng không ít người sẽ hiểu nó theo những lời đồn đại sai lầm. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị Bộ giáo dục và Hội nhà văn cần có cuộc hội thảo về cuốn sách này để có kết luận: điều gì ông Hảo phát hiện đúng thì phải sửa. Điều ông Hảo phê sai cũng cần nói lại cho rành rẽ.

Tháng giêng năm Rồng
H.V.T
(136/06-00)
 



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • VŨ NGỌC KHÁNHLTS: Ngày 17-11-2007, tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Trung tâm Minh Triết Việt đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa Thục. Giới trí thức học thuật của Hà Nội, nhiều thanh niên, sinh viên và hậu duệ của một số nhà Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) đã đến dự.

  • MAI VĂN HOAN     Nhà xuất bản Văn học vừa ấn hành tập thơ Cõi lặng của Nguyễn Khoa Điềm. Cõi lặng gồm 56 bài, đa phần được viết sau khi tác giả nghỉ hưu. Điều đó cũng là lẽ thường. Các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... đều như thế cả. Khi đương chức họ bận trăm công nghìn việc. Phải đến lúc nghỉ hưu họ mới sống thoải mái hơn, dành nhiều thời gian cho thơ hơn. Đọc Cõi lặng ta mới thấu hiểu tâm trạng của nhà thơ, mới nghe được nhịp đập của một trái tim nhiều trăn trở.

  • HỒNG NHU“Trường đại học của tôi” là cuốn sách thứ 4 của Nguyễn Nguyên An (tức Nguyễn Văn Vinh) trình bạn đọc trong khoảng mười năm trở lại đây. Ba cuốn trước là truyện ngắn, cuốn này là truyện dài.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊChỉ mới qua hai tác phẩm “Báu vật của đời”(NXB Văn nghệ TPHCM, 2001) và “Đàn hương hình”(NXB Phụ nữ, 2002), Mạc Ngôn - nhà văn “hạng nhất” thuộc Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí đã vượt lên cả những “ngôi sao” quen thuộc như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông... và cả nhà văn Cao Hành Kiện (Noben 2001).

  • ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.

  • HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.

  • LÊ THIẾU NHƠN(Tản văn và bình văn của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Lục)Một cuốn sách tập hợp những bài báo của nhà văn Trần Hữu Lục sau nhiều năm anh đồng hành với bè bạn văn nghệ.

  • HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.

  • HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Đọc tập truyện "Ngôi nhà hoang bí ẩn" của Phan Văn Lợi)Tôi đọc mê mải tập truyện đầu tay của tác giả Phan Văn Lợi. Cái tựa "Ngôi nhà hoang bí ẩn" gợi trong lòng người đọc một câu hỏi ban đầu: Cuốn sách viết về cái gì đây? Càng đọc, càng bị cuốn hút khi cùng anh trở lại miền ký ức, để đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

  • LÊ MỸ ÝSau một loạt tác phẩm và tác giả được giới thiệu trên nhiều lĩnh vực tôn giáo, triết học, văn hoá, khoa học và nghệ thuật để làm tư liệu nghiên cứu và tham khảo, trong quý một năm nay, Nhà xuất bản Văn học lại tiếp tục cho ra mắt bộ sách lớn:"Krishnamurti - cuộc đời và tư tưởng" do Nguyễn Ước chuyển ngữ. Đây là một bộ sách công phu và được nhiều độc giả chờ đợi đón đọc.

  • VĂN CẦM HẢI       (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".

  • TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Vậy là đã đúng một chu kì World Cup, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị “cải bệnh hoàn đồng” và phải tập ăn tập nói, tập đi tập đứng lại từ đầu. Dù vậy, anh vẫn viết được và viết hay như trước.Trong dịp Festival Huế 2002, đã diễn ra một cuộc hội thảo văn học về Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân bộ tuyển tập của anh được Công ty Văn hóa Phương ấn hành.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến đã thành văn được trình bày trong hội thảo đó.

  • NGUYỄN THIỀN NGHIHai chữ "Trăng lạnh" trắng trên nền bìa màu lam do tác giả tự trình bày bềnh bồng một chút tôi bằng những bài thơ tự sự của mình.

  • VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.

  • NGUYỄN VĂN HOA           Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...

  • KIM QUYÊNĐọc tản văn của nhà văn Mai Văn Tạo (*) và nhà văn Trần Hữu Lục (*) tôi như đứng trên những tảng mây lấp lánh sắc màu, theo gió đưa về mọi miền, mọi nẻo quê hương.

  • HƯƠNG LANGuy de Maupassant sinh ngày 5-8-1850 ở lâu đài xứ Normandie. Trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi mà nước Pháp vừa trải qua cuộc đụng đầu lịch sử giữa giai cấp tư sản hãy còn nhức nhối những vết thương thất bại của cuộc cách mạng năm 1848.