Về bốn chữ "mê tín dị đoan"

14:21 31/03/2010
ĐÀO THÁI TÔNTrong bài Mê tín dị đoan trên chuyên mục Tiếng nói nhà văn (Văn Nghệ số 52 (2032), ngày 26 - 12 - 1988), nhà văn Thạch Quỳ thấy cần phải "phân định cho được văn hóa tâm linh, văn hóa nhân bản, văn hóa tín ngưỡng để phân biệt nó với mê tín dị đoan".

Nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn - Ảnh: vietnamnet.vn

Tác giả còn đưa ra cụm từ "ý tưởng chiêm nghiệm tâm linh" mà theo anh, ý tưởng này đã "đặt được các vấn đề bí ẩn để soi đường cho khoa học nghiên cứu. Phủ nhận ý tưởng tâm linh là phủ nhận khát vọng khám phá bí ẩn mà bất kỳ ở thời nào thì loài người vẫn còn những vấn đề chưa nhận thức hết". Vậy là, cụm từ ý tưởng tâm linh, ý tưởng chiêm nghiệm tâm linh văn hóa tâm linh, hóa ra là một? Vì khuôn khổ bài viết, tôi sẽ không bàn về những thuật ngữ, cụm từ này mà chỉ xin đáp lời đề nghị của nhà văn Thạch Quỳ: "Tôi đề nghị các nhà văn nghiên cứu cần định nghĩa cho được bốn từ "mê tín dị đoan".

Thực ra thì "mê tín "dị đoan", là hai khái niệm khác nhau, không thể đứng liền.

"Mê tín" là: "Bất biện sự lý chi thị phi nhi võng tín dã - không phân biệt được phải trái của "sự lý" mà cứ tin xằng, tin một cách mê muội - (Từ nguyên, trang 1456).

Còn "dị đoan" có xuất xứ trong thiên Vi chính, sách Luận ngữ. "Tử viết: Công hồ dị đoan tư hại dã dĩ" (Khổng Tử nói: nghiên cứu các "dị đoan" là hại lắm vậy). Nghiên cứu 'dị đoan" là nghiên cứu gì? Nghĩa gốc của "đoan" là đầu mối của cuộn tơ. "Dị đoan" là đầu mối khác. Cuộc đời có lắm việc, sự vật cũng có lắm góc cạnh, cứ bời bời như các đầu tơ mối chỉ, nên người xưa dạy: "Thiên hạ chi lý vô cùng, thiên hạ chi sự diệc vô cùng. Vị khả cứ kỳ sở kiến, chấp nhất đoan luận chi" (Lý trong thiên hạ là vô cùng, sự trong thiên hạ cũng vô cùng. Không thể chỉ bằng vào cái tai nghe mắt thấy, chỉ nắm được một đầu mối của sự lý đã vội phán bừa như "thầy bói xem voi"). Học thuật cũng thế, thời nào cũng có lắm đầu mối, lắm học thuyết. Thời Khổng Tử cũng có lắm học thuyết. Nhưng ông chỉ xem học thuyết của ông mới là "đại trung chí chính". Các học thuyết khác đều bị ông xếp vào "dị đoan" tức là các mối dây khác với mối dây của ông. Nhưng dù thế, học thuyết "phi Nho" vẫn là một thế lực, "phi Thánh nho chi đạo nhi lánh vi nhất đoan" - Chu Hy (tuy không phải "Thánh nho" nhưng các "đạo" đó vẫn tách biệt như một "đoan", tồn tại song song với Khổng Tử mà ông không làm gì được; vì ông chỉ là một "tố vương" - một ông vua không ngai, suốt đời đi hết nước này đến nước khác truyền đạo mà chả mấy ai theo - có khi thấy trò còn suýt chết đói! Câu nói của ông, do vậy, chỉ là lời khuyên môn đệ: "Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ" (Nếu các trò mà cứ bỏ công nghiên cứu các "dị đoan" - ví như học thuyết của Dương Chu, Mặc Định thì nguy hại lắm).

Với nghĩa gốc trong xuất xứ của "dị đoan" như thế, ta thấy nó đã có một nghĩa xác định - là "một chủ thuyết, một trường phái học thuật, một lĩnh vực văn hóa nào đó" không phải "Thánh nho" của Khổng Tử. Theo nghĩa này, những người theo chủ nghĩa duy vật sẽ nhìn văn hóa tâm linh, văn hóa tín ngưỡng là các "dị đoan" so với khoa học - bởi tuy không xuất phát từ cơ sở lý thuyết xác đáng nhưng văn hóa tâm linh vẫn tồn tại từ lâu như một thực tiễn trong đời sống văn hóa xã hội. Tôi đồng ý với nhà văn Thạch Quỳ, các "dị đoan" này đã và sẽ là chất xúc tác "đặt được các vấn đề" để các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu bí ẩn của giới tự nhiên. Bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng: trong giới tự nhiên không có những điều không thể biết, chỉ có những điều con người chưa biết được mà thôi. Những điều chưa biết được đó chính là mảnh đất sống của cõi tâm linh, của ước mơtưởng tượng, của thần thoạitrường ca cô, và cũng là mảnh đất để các tôn giáo chân chính từ hàng ngàn năm qua đã xây dựng nên những học thuyết, những trang thơ văn cô đọng bất hủ - trong đó có những vần thơ Thiền trác tuyệt, những câu văn hàm xúc trong Kinh Thánh... như dấu ấn tuổi thơ một đi không trở lại của nhân loại.

Tôn giáo cũng đa dạng. Mỗi: "giáo" chân chính đều có cách hiểu thế giới của mình. Mỗi giáo là một "dị đoan" so với giáo khác. Trong một giáo cũng có lắm "đoan", lắm mối, cũng "đa đoan" như khối óc một con người. Nhưng bất kỳ một tôn giáo học thuyết chân chính nào thì, suy cho cùng đều hướng tới vấn đề nhân bản, đều mong cho xã hội thanh bình hạnh phúc mà ở đó mỗi con người đều được sống vì cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ. Hẳn mọi người còn nhớ: vào năm 1946, để trả lời một câu hỏi của phóng viên tại nước ngoài: Thế rút cục thì, xin hỏi ngài, ngài là người quốc gia hay quốc tế? Hồ Chủ Tịch khi đó điềm tĩnh đáp: Tôi là người yêu nước. Khổng Tử có điều vĩ đại là đạo đức tu thân, đức Phật Thích Ca vĩ đại ở lòng vị tha bác ái; chúa Giê su vĩ đại ở chủ trương cứu khổ nạn cho loài người; ông Các Mác vĩ đại vì có phép biện chứng; bác sĩ Tôn Dật Tiên thì có chủ nghĩa Tam dân rất hợp với đất nước chúng tôi. Các ông ấy đều giống nhau ở chỗ cùng mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Tôi tin rằng ngày nay nếu các vị ấy sống lại mà gặp nhau thì họ sẽ đối xử với nhau như những người bạn tốt. Tôi nguyện làm người học trò nhỏ của các vị ấy.

Câu chuyện trên đây cho thấy cách nhìn khoa học, dung hợp được các "dị đoan" của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người nhận thấy mỗi "đoan" đều có những nét tinh túy nổi trội cần phải tiếp thu, vận dụng. Vì thế, khi vừa giành được chính quyền, còn biết bao công việc bề bộn mà Người đã rất sớm ra sắc lệnh nghiêm cấm việc phá hủy chùa chiền, nhà thờ và các đình miếu, di tích lịch sư. Trong di sản của Người, còn nhiều bài nói, bài viết mà ở Người luôn xem các tôn giáo khác nhau như những thành viên cần thiết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có công cùng toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Trung thành với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cho tới nay, Nhà nước ta vẫn chủ trương coi trọng các tôn giáo, coi trọng tự do tín ngưỡng của toàn dân. Điều đó được thể hiện nhất quán trong Hiến pháp, trong các Nghị quyết, các bài nói, bài viết của các vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ta suốt mấy chục năm qua.

Rõ ràng là, Nhà nước ta từ trước tới nay vẫn nhất quán trong việc tôn trọng các "dị đoan", chỉ chống lại những ai nhân danh "đoan" này "đạo" nọ để hành "nghề" mê tín nhằm mục đích lòe bịp một số người do trình độ văn hóa thấp, để thỏa mãn lòng tham và dục vọng của mình - ví như "pháp sư" này "tiên cô" nọ - mà điển hình là tên lừa bịp trong bài "Gã thầy bói già và bi kịch của hai cô gái" mà báo Tiền phong (8 - 12 - 1998) vừa vạch mặt chỉ tên. Chúng ta chỉ chống lại những người tuy đã ở đạo này đạo khác nhưng vì lý do nào đó, vội bỏ việc đạo xông vào việc đời (mà vốn họ không thông thạo) một cách quá sâu - bất chấp giáo lý Từ bi nơi cửa Phật, không chút sượng sùng trong bộ áo cà sa, nhảy chồm chồm lên nóc xe cảnh sát, hè nhau lật đổ, rồi đốt cháy cả xe!

Từ những điều phân tích trên đây, chúng tôi đề nghị chỉ nên dùng cụm từ "chống mê tín" chứ không thể nói hoặc viết theo thói quen "chống (bài trừ) mê tín dị đoan". Vì "mê tín" là một từ để chỉ một thói xấu. Đối với những người do trình độ văn hóa thấp mà mắc tật mê tín, chúng ta không bài trừ họ mà chỉ giáo dục nhằm dẫn họ ra khỏi cõi mê. Chúng ta chỉ bài trừ những người hành "nghề" mê tín. Có những người hành nghề mê tín chưa đọc thông viết thạo. Thế thì hà cớ gì chúng ta lại xếp họ ngang hàng với các "dị đoan" có giáo lý, lý thuyết - một khi chúng ta gộp hai khái niệm khác nhau một trời một vực vào bốn chữ "mê tín dị đoan" để chống, để bài trừ? Vẫn biết rằng hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng còn dùng sai không ít từ Hán Việt. Báo chí nhắc nhở đã nhiều, vẫn chưa sửa được. Nhưng ở trưởng hợp "mê tín dị đoan" này, chúng tôi cho rằng nên tích cực sửa ngay vì nó đụng chạm tới cách hiểu về chủ trương đường lối tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng của Nhà nước ta.

Viết tới đây, tôi thử tìm cái mà do đó hai chữ "dị đoan" bị gán vào "mê tín". Tôi cho rằng sự lầm lẫn này là do việc hiểu chữ "công" trong câu văn Khổng Tử. Chữ "công " này có tới hơn 10 nghĩa. Nhưng có hai nghĩa dễ nhận lầm là: 1)Công kích, đả phá; 2) Chuyên tâm nghiên cứu. Như trên đã nói. Khổng Tử không hề có thế lực gì để có thể công kích, đả phá các học thuyết khác. Ông chỉ dám khuyên học trò: chớ nên "công" (nghiên cứu) các "đoan" (học thuyết) khác, chỉ nên "công" đạo Nho ông thôi!

Có lẽ là do nhận lầm nghĩa chữ "công" - theo nghĩa thứ nhất, nên trong dân gian đã cho rằng tất cả những giáo lý, học thuyết nào trái với chủ nghĩa duy vật thì đều là "duy tâm". Mà đã là "duy tâm" thì thế tất là "mê tín", là "dị đoan" so với duy vật. Thế là phải "công", phải bài trừ! Cứ nói và viết mãi như thế, "mê tín dị đoan" hóa ra quen tai, trở thành quán ngữ. Tôi chắc nhiều người rất rõ sự lầm này, nhưng vẫn chiều theo tập quán mà nói mà viết cho "gần quần chúng". Sự lầm này là tai hại lắm: chẳng những sai về học thuật mà còn gây tác hại nhỡn tiền: hiện nay, hàng năm chúng tôi phải đi nghiên cứu ở các địa phương, vẫn thấy có những ngôi đình, chùa đã bị dỡ bỏ. Có ngôi do Pháp đốt, có ngôi do Mỹ ném bom. Đau xót lắm. Nhưng đau nhất là có ngôi chùa cho đến những năm 80, chính quyền xã vẫn dỡ bỏ với lý do "bài trừ mê tín dị đoan"! Chùa đã dỡ, thì bia đá bị người ta mang về kê cột, đập lúa, làm cầu ao... Nay sờ đến để đọc, nhiều cái đã vỡ, hoặc chữ mòn hết cả! Đoàn chúng tôi, vào mùa hè năm 1993, tại một xã ở Bắc Ninh, đã từng ngẩn ngơ ngồi trên chiếc cầu ao bắc bằng tấm bia đá xanh khá lớn mà vết chân người đã dẵm mòn, nhẵn thín không còn một hàng chữ. Ghé sát mắt vào mặt bia dòm nghiêng, mong nhờ ánh sáng chiếu có thể giúp đọc được lờ mờ một chữ nào chăng, thì chỉ thu hoạch được một điều là: bia bắc làm cầu ao, mặt đá còn trơ lại sẽ bóng, nhẵn hơn rất nhiều những mặt bia bị mất chữ do mài dao, đập lúa! Chúng tôi chỉ còn biết đưa bàn tay vuốt vuốt trên trán bia, nơi còn hiện rõ những nét khắc chạm "rồng run" tiêu biểu của tấm bia đời Lý như thầm gửi lời chào vĩnh biệt một phế tích, một di sản văn hóa dân tộc để buồn bã tiếp tục hành quân sang thôn khác, xã khác xem còn tấm bia, quả chuông nào đặng cọ rửa sạch sẽ, để in cho đẹp, cho rõ chữ, mang về lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Tôi dừng bút bài viết bày trong niềm biết ơn sâu sắc Thầy tôi - Giáo sư Cao Xuân Huy - người đã cho chúng tôi hiểu kỹ lưỡng về sự lắp ghép vô lối hai chữ "dị đoan" vào sau "mê tín" trong một buổi giảng thiên Vi chính sách Luận ngữ vào một sáng Thu muộn năm 1965, để hôm nay tôi được có dịp ngẫm lại lời giảng của Thầy mà thưa cùng nhà văn Thạch Quỳ và bạn đọc.

Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm Mậu Dần -
Ngày giỗ lần thứ 26 các liệt sĩ và nạn nhân B52
      đêm 22 tháng Chạp năm 1972.

Đ.T.T
(134/04-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ tác phẩm người đọc có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và phong cách sáng tác của người nghệ sĩ. Văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá trên mọi phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Viết về đề tài lịch sử trong bối cảnh mới, các nhà văn sau 1975 không chịu núp mình dưới lớp vỏ ngôn ngữ cũ kĩ, khuôn sáo như trước.

  • Nếu có thể nói gì về tình trạng ngày càng thưa vắng các tiểu thuyết đọc được hôm nay, hay nói một cách chính xác hơn là sự vắng mặt của tiểu thuyết hay trong vài thập kỷ qua, theo tôi trước hết đó là vấn đề tâm thể thời đại

  • ĐINH XUÂN LÂM      (Hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh sinh ngày 19 tháng 07 năm Quý Tỵ, niên hiệu Minh Mạng 14 (1833) tại xã Chân Mỹ, tổng Từ Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

  • HOÀNG TẤT THẮNG1. Khái quát về địa danh học.

  • NGUYỄN HOÀNG ĐỨCKhông có một xã hội nào sống và phát triển được nếu không cậy trông vào khả năng phê bình của chính mình. Nói một cách thật dễ hiểu, như người Pháp khẳng nhận: "Người ta dựa trên những gì chống lại mình".

  • PHONG LÊ      (Tiếp theo Sông Hương số 250 tháng 12-2009 và hết) Sau chuyển đổi từ sự chia tách, phân cách đến hội nhập, cộng sinh, là một chuyển đổi khác, cũng không kém tầm vóc: đó là từ cộng đồng sang cá nhân; với một quan niệm mới: cá nhân mạnh thì cộng đồng mới mạnh; cá nhân được khẳng định thì sự khẳng định vai trò cộng đồng mới được bảo đảm.

  • ĐÀO THÁI TÔNNhư chúng tôi đã có lời thưa từ bài báo trước, trong Thơ quốc âm Nguyễn Du (Nxb Giáo dục, H, 1996), thay vì việc xem "bản Kinh" của Truyện Kiều là bản sách in bởi vua Tự Đức, Nguyễn Thạch Giang đã viết đó chỉ là những bản chép tay bởi các quan văn trong triều. Điều này là rất đúng.

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện giờ báo chí chuyên về văn chương ở ta đã phong phú và đa dạng. Riêng Hội Nhà văn đã có các báo Văn nghệ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, Văn nghệ Tre, và các tạp chí Tác phẩm mới, Văn học nước ngoài.

  • LÊ ĐẠT     Cầm tên em đi tìm

  • VŨ NGỌC KHÁNH        (Trích tham luận: “Thử bàn về minh triết”)

  • LTS: Thế giới đang xuất hiện trào lưu phục hưng minh triết sau một thời gian dài chối bỏ. Ở Việt cũng đã hình thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt . Tiếp theo cuộc Hội thảo lần thứ I tại Hà Nội “Minh triết - giá trị nhân loại đang phục hưng”, cuối tháng 11.2009 tại Huế, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Minh triết Việt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt”.

  • Giấy dó là sản phẩm thủ công của cha ông ta để lại. Xưa kia làng Bưởi có nghề làm giấy dó nổi tiếng. Giấy dó được dùng vào việc ghi chép văn bản chữ Hán nôm, viết bút lông mực tàu...

  • Sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật- dù ở đâu, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy- thường phụ thuộc vào 3 nhân tố quan trọng và phổ quát nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ; Những chính sách chính trị (trong đó bao gồm cả những chính sách về văn hóa và nghệ thuật); Những nhà tư tưởng và nghệ sỹ lớn.  

  • TRẦN HUYỀN SÂMClaude Lévi-Strauss là một trường hợp hiếm thấy và khó lặp lại trong lịch sử nhân loại. Lévi chính là một cú sốc đối với nền văn minh phương Tây. Lý thuyết của nhà cấu trúc học vĩ đại này là sự hạ bệ hùng hồn nhất đối với tư tưởng thống ngự và độc tôn của xã hội toàn trị châu Âu; và là sự biện minh sâu sắc cho một mô thức đa văn hóa của nhân loại.

  • LÊ THÀNH LÂNTrong 4 năm liền, Tào Mạt lần lượt cho ra đời ba vở chèo tạo nên một bộ ba chèo lịch sử với tiêu đề chung là Bài ca giữ nước, đều do Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần dàn dựng và đều được nhận những giải thưởng cao.

  • PHONG LÊĐó là: 1. Từ sự phân cách, chia đôi của hai thế giới - địch và ta, chuyển sang hội nhập, cộng sinh, có nghĩa là nhân rộng hơn các tiềm năng, cũng đồng thời phải biết cách ngăn ngừa, hoặc chung sống với các hiểm họa. 2. Từ cộng đồng chuyển sang cá nhân, cá nhân trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển, nhưng cá nhân cũng sẵn sàng nổi loạn cho các ước vọng thoát ra khỏi các chuẩn mực của cộng đồng. Và 3. Từ phong bế (ở các cấp độ khác nhau) đến sự mở rộng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, với sự lưu tâm hoặc cảnh báo: trong đi tắt, đón đầu mà không được đứt gẫy với lịch sử.

  • ĐỖ HẢI NINH(Nhân đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009)

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện nay, vấn đề đổi mới thi pháp đang được nhiều người cầm bút quan tâm. Xin ghi lại cuộc trao đổi mới đây giữa tôi (PQT) với một nhà văn (NV) về vấn đề bức thiết này.

  • (Theo bách khoa thần học New Catholie)THẨM GIÁ PHÊ BÌNH Việc thiết định giá trị phán đoán trong phê bình đã được kiểm thảo một cách nghiêm khắc trong thế kỷ XX. Chẳng hạn, người ta cho rằng phê bình đã vượt lên cả tầm vóc “viên đá thử vàng” trong việc thẩm giá hội họa để dẫn dắt thị hiếu thưởng thức hội họa của công chúng.

  • NGUYỄN ĐĂNG MẠNH(Kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng 1939 - 2009)Trong lĩnh vực văn chương, tác phẩm không hay, không có giá trị nghệ thuật thì chỉ là con số không, chẳng có gì để nói, để bàn. Người viết ra nó, dù cuộc đời có ly kỳ thế nào, người ta cũng chẳng quan tâm.