Về bản Truyện Kiều chữ Nôm cổ trong “Truyện Kiều tập chú”

16:46 21/04/2010
NGUYỄN THẾ - PHAN ANH DŨNGCầm trên tay cuốn Truyện Kiều tập chú (TKTC), NXB Đà Nẵng, 1999, dày hơn 1000 trang của các tác giả Trần Văn Chánh, Trần Phước Thuận, Phạm Văn Hòa, chúng tôi thấy đây là một công trình nghiên cứu công phu, tập hợp và chọn lọc được một số chú giải của các học giả nổi tiếng.

Ảnh: diendan.songhuong.com.vn

Đặc biệt ngoài những hình ảnh minh họa được rút ra từ nhiều nguồn, các tác giả đã cho in vào phần phụ lục một bản Kiều Nôm và cho rằng đây là một bản Nôm “thuộc loại xưa nhất, là thủ bút của cụ Tam nguyên Vị Xuân Trần Bích San (1838-1877)”. Mặc dù nguyên văn lời giới thiệu ở trang bìa 4 như thế nhưng trong lời dẫn giải về bản truyện Kiều Nôm in ở phần phụ lục các tác giả vẫn còn dè dặt chứ chưa đoan chắc đây chính là thủ bút của Tam nguyên Trần Bích San. Vì vậy họ đã cho in một trang trong bài Văn sách kỳ thi Đình của Trần Bích San để đối chiếu, đồng thời cũng in thủ bút lời ghi chú của cụ Giản Chi trên bản truyện Kiều Nôm nhằm minh xác cho bản Kiều Nôm này.

Là những người có sở thích tìm hiểu và thường xuyên nghiên cứu di sản Hán Nôm của cha ông, khi đọc được các bài giới thiệu trên báo chí về cuốn “TKTC” chúng tôi đã cố gắng tìm mua cho bằng được, song sách phát hành về đến Huế hơi muộn nên đến hôm nay chúng tôi mới có được nó trong tay. Việc đầu tiên là chúng tôi xem bản Nôm ở phần phụ lục, nếu đây là bản Kiều Nôm do chính tay cụ Tam nguyên Trần Bích San viết thì quả là một bản Nôm quí, vì cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được bản gốc cuốn truyện Kiều bằng chữ Nôm của cụ Nguyễn Du, ngoài bản Kim Vân Kiều tân truyện của Liễu Văn Đường in năm Tự Đức thứ 24 (1871), các bản còn lại đều được in cách xa sau thời của cụ Trần Bích San.

Vậy bản Kiều Nôm này có phải là thủ bút của Tam nguyên Trần Bích San hay không? Cụ Giản Chi cho rằng đây chính là thủ bút của cụ Trần Bích San (như trong lời ghi chú), còn tác giả thì chưa dám nói chắc. Riêng chúng tôi, bằng trực giác vốn có khi tiếp xúc với văn bản, chúng tôi không ngần ngại mà khẳng định rằng đây là một bản Nôm quí nhưng tuyệt nhiên không phải là thủ bút của Tam nguyên Trần Bích San, vì lẽ: Trần Bích San là con cụ Trần Doãn Đạt, hai cha con đều thi đỗ và cùng làm quan dưới thời Tự Đức (Trần Doãn Đạt đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất (1862), Trần Bích San đỗ Tam nguyên Hoàng giáp khoa Ất Sửu (1865), Trần Bích San từng được vua Tự Đức ban tặng tên là Hy Tăng). Tên húy của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì (
) mà trong bản Kiều Nôm này chữ thì hay thời () không được viết theo lối kiêng húy là (,thìn hay thần), như trong các văn bản Hán Nôm dưới thời vua Tự Đức, ví dụ bản chụp Chinh Phụ Ngâm diễn ca chữ Nôm trong phụ lục cuốn Chinh Phụ Ngâm của Vân Bình Tôn Thất Lương, NXB Tân Việt 1950 viết húy chữ thì ra thìn hết.

Sau đó chúng tôi xem tới bản văn sách thi Đình của Trần Bích San, mà TKTC chụp lại một trang, có ghi rõ là: rút trong tập Mai Nham Thi thảo (Mai Nham là tên hiệu của Trần Bích San), do anh Nguyễn Nguyên được một người bạn cùng quê là Nguyễn Văn Huyền đưa cho và mang về từ Nam Định (quê của Trần Bích San), và theo anh Nguyên thì đây là bút tích của Trần Bích San. Xem qua chúng tôi thấy có các chữ (
), thể (), tẫn ()… được viết giản thể là (), (), ()… như thế nó chỉ là một bản sao chép lại chứ không phải chính văn, vì chính văn thi Đình không bao giờ dùng lối viết “đơn”, chúng tôi đã trao đổi với Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đình Thảng, một chuyên gia về Hán Nôm, và được khẳng định điều này. Rất tiếc cả tập Mai Nham thi thảo chúng tôi chưa trông thấy, dù là bản sao chụp, nên chưa có thể phân tích cụ thể hơn, nhưng bảo tờ văn sách này là thủ bút của Trần Bích San thì mới chỉ là lời nói miệng chưa qua khảo chứng.

Ông Trần Văn Chánh có ghi rõ là bên lề bản Kiều Nôm có rải rác những lời ghi chú bằng chữ Hán, nhưng chúng tôi không thấy gì cả, ông Chánh có gởi lời cảm ơn tới người xử lý lại văn bản (chắc dùng kỹ thuật sửa ảnh scan vi tính) để có một bản Kiều Nôm sạch cung cấp cho bạn đọc, nhưng riêng với chúng tôi bị mất mấy “lời chú rải rác” đó lại thấy đáng tiếc, biết đâu những chú thích đó lại có thể cho chúng ta biết thêm những thông tin về văn bản.

Cũng nên nói thêm về lời ghi chú của cụ Giản Chi được chụp in lại trong TKTC phải ngắt câu như sau: “Bản chữ nôm này do ông nội để lại. Quí là vì bút tích của cụ Tam Nguyên Vị xuân Trần Bích San, ông ngoại anh Hoàng Châu Hoạch, cháu ngoại cụ Trần. Anh Hoạch là con cụ Hoàng Tài làng Cót”. Do cụ Giản Chi quá cẩn thận đã nói Trần Bích San là ông ngoại anh Hoạch, lại ghi thêm vào “cháu ngoại cụ Trần” và không bỏ dấu chấm hay phẩy sau chữ cụ Trần nên các tác giả TKTC lại hiểu Hoàng Châu Hoạch là “cháu ngoại cụ Trần Anh Hoạch”! và cho là khó hiểu sao lại có chuyện trùng tên giữa ông bà và hàng con cháu như vậy.

Sau đây chúng tôi đưa ra một số câu ở đoạn đầu bản Kiều Nôm “Trần Bích San” mà chúng tôi tìm thấy có sai khác với các bản đã phổ biến (bản Kiều Oánh Mậu, Quan Văn Đường, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Chiêm Vân Thị v.v…):

Câu 10: Bốn phương vắng (
) lặng ba (
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THỦY THANHLâu nay, "quả lắc" vì sự trong sáng tiếng Việt dường như đã trì vào điểm chết của dây dọi. Những mặc cảm, thành kiến hoặc dị ứng về sự "ga lăng ngôn ngữ" trước áp lực của thời đại tin học cũng chững lại như một thái độ thăm dò. Suy cho cùng thì ngôn ngữ cũng có đời sống riêng và nó bao gồm cả thể vía lẫn thể xác. Nó cũng "hữu sinh tất hữu diệt" trong luật tiến hóa và đào thải như nhiên. Ngôn ngữ nói chung là một phương pháp hệ thống hóa và tích lũy tri thức theo sự diễn tiến về mặt lịch đại và sự tiệm tiến về mặt đồng đại.

  • Các lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi: tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tác giả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau.

  • Viết là một công việc bất hạnh. Một trong những yếu tố gây khốn khổ cho nhà văn là cốt truyện. Cốt truyện là “ông ngoáo ộp” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm.

  • Trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen. Dáng hình đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thùy mị, thanh khiết, không nhiễm bẩn... chừng ấy đức tính tốt đẹp đã đưa hoa sen thành biểu trưng cao quý của đạo Phật.

  • TRẦN ĐƯƠNGGoethe (1749-1832) hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là người Đức vĩ đại nhất”.

  • AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

  • Flier Andrei Jakovlevich(Tiến sĩ triết học, nhà văn hóa học của Nga)

  • HOÀNG NGỌC HIẾN    (Đọc "Văn hóa chính trị - truyền thống và hiện đại" (1) của Nguyễn Hồng Phong)Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm(2). Lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay là một chủ đề quan trọng của công trình.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHThực trạng của phê bình nghệ thuật hiện nay đang là một câu hỏi cần phải được trả lời.

  • THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

  • HOÀNG TẤT THẮNGMột trong những đặc điểm đặc thù của tiếng Việt là: các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất... không phải luôn chỉ đứng một mình mà thường kết hợp với một từ đứng trước với chức năng phân loại, chỉ đơn vị, biểu thái... trong lời nói. Chẳng hạn, sự vật thuyền trong tiếng Việt không phải chỉ có từ "thuyền" mà còn có "cái thuyền", "chiếc thuyền", "con thuyền", "lá thuyền", "mảnh thuyền"... các từ "cái - chiếc - con - lá - mảnh..." thường gọi là từ chỉ loại (hay là loại từ).

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học thời đại nào cũng là sự du di cái nhìn thấm sâu vào đời sống. Thơ văn nói tới cái thật xa, rồi lại trở về với cái thật gần. Muốn đi xa, hành trang thơ phải gọn nhẹ, nhẹ chữ nhưng nặng lòng. Thơ Thiền là vậy. Mỗi câu thơ như một mũi tên bay vào tưởng tượng. Giữa những dòng thơ Thiền là một cõi chân như, vượt ra ngoài định giới môi trường xã hội quen thuộc, vì thế thơ Thiền thênh thang hướng đạo nhằm mục đích cứu sinh, đưa con người trở về với chính nó.

  • LÊ ĐẠT                Đường bụi trang lịch cũ                 ếp ếp đàn thời gian                                           L.Đ

  • HOÀNG NGỌC HIẾN             (góp phần định nghĩa minh triết)Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997).

  • VÕ VĨNH KHUYẾNBa mươi năm, sau khi Bác qua đời (1969 - 1999) có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chuyên luận và khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước về thơ, văn của Bác. Quy mô và mức độ có khác nhau. Tuy vậy, vẫn có chỗ chưa được khảo sát một cách đầy đủ, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Trong phạm vi, khả năng cá nhân và nội hàm vấn đề, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ về thơ Bác viết cho thiếu nhi.

  • NGÔ TỰ LẬP(Tiếp theo TCSH số 127/9-99)

  • NGÔ TỰ LẬP1.Platon nói rằng không thể có sự bình đẳng của những kẻ vốn không bình đẳng về mặt năng lực tự nhiên. Đó là xã hội người, nhưng chúng ta cũng có thể nói tương tự như vậy về xã hội từ ngữ.

  • ĐÀO DUY HIỆP    “Hội làng mở giữa mùa thu     Giời cao gió cả giăng như ban ngày”                                            (Nguyễn Bính)

  • YURI BONDAREVTên tuổi của nhà văn Nga Yuri Bônđarép rất gần gũi với bạn đọc Việt Nam qua những tác phẩm nỗi tiếng của ông đã được dịch ở ta vào thập kỷ 80 như: "Các tiểu đoàn xin chi viện", "Tuyết bỏng", "Bến bờ", "Lựa chọn", "Trò chơi"... Là một trong những nhà văn Xô Viết hàng đầu miêu tả hùng hồn và chân thực chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh chống phát xít Đức 1941- 1945, Bônđarép đã được phong Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, được tặng giải thưởng Lênin, các giải thưởng Quốc gia, giải thưởng Lép Tônxtôi và M.Sôlôkhốp, giải thưởng toàn Nga "Xtalingrát"...

  • TRẦN ĐÌNH SỬVăn học Trung Quốc trong cơ chế thị trường đã có những biến đổi khá lớn. Theo các tác giả của sách Văn học Trung Quốc thế kỷ XX xuất bản tại Quảng Châu năm 1988 có thể nắm được một đôi nét diện mạo, chứng tỏ văn học Trung Quốc không còn có thể tồn tại theo phương thức cũ. Cơ chế thị trường đã làm cho nhà văn và nhà phê bình phải suy tính lại về sách lược sinh tồn và phương hướng phát triển nghề nghiệp.